Cây bạch thược có tác dụng gì? Phân nhóm, giá tiền và cách sử dụng

Cây bạch thược là một vị thuốc quý, nổi tiếng trong Đông y. Loài thảo mộc này nổi tiếng với công dụng dưỡng huyết, giảm đau nhức xương khớp, co cứng tay chân, chữa chứng kinh nguyệt không đều. Chi tiết về công dụng, cách dùng và giá bán của loại thảo dược này sẽ được đề cập chi tiết trong bài viết sau.

Cây bạch thược thuộc nhóm nào?

Loại thảo dược này còn có nhiều tên gọi khác như: Kim thược dược, mẫu đơn trắng, cẩm túc căn,… tên khoa học của loài cây này là Paeonia lactiflora Pall, nó nằm trong họ mẫu đơn ( Paeoniaceae).

Cây bạch thược thuộc nhóm nào?
Cây bạch thược thuộc nhóm nào?

Nhiều người lầm tưởng cây bạch thược dược chính là cây hoa thược dược thường được trồng làm cảnh vào dịp tết. Nhưng loài thược dược được trồng ở Việt Nam hoàn toàn không phải là loại cây này, nó nằm trong nhóm cây thuộc họ cúc (Asteraceae) và có tên khoa học là Dahlia variabilis Desf. Vì vậy, cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn.

Loại cây này thuộc nhóm cây thân cỏ sống lâu năm, có chiều cao từ 0,5-1m, cây thường phát triển thành từng khóm với nhiều chồi đâm lên. Thược dược có hoa to, mọc đơn độc, cánh kép với màu trắng hoặc hồng. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, có vỏ nâu, cắt ra có màu trắng hoặc hơi hồng.

Tên gọi bạch thược cũng một phần xuất phát từ đặc điểm rễ cây sau khi phơi hoặc sấy khô sẽ có màu trắng. Rễ cây đạt chuẩn phải được lấy từ cây từ 3-5 tuổi trở lên, đường kính củ phải đạt từ 1-2 cm, chiều dài từ 10-15cm, khi cắt ra thấy màu hồng nhạt, có ít xơ.

Bạch thược có tác dụng gì?

Trong Đông y

Loại thảo dược này trong đông y được mô tả là dược liệu có vị đắng, hơi chua chát, tính hàn, khi vào cơ thể thì quy vào 3 kinh là can – tỳ – phế.

Về công dụng, bạch thược được nhắc đến với công dụng bình can, chỉ phúc thống, dưỡng huyết, chỉ thủy tả, trừ huyết tích, tả tỳ nhiệt, chỉ thống, điều kinh, lợi tiểu… Vì thế, vị thuốc này được dùng nhiều trong các bài chữa đau lưng, đau nhức xương khớp như đau lưng, đau vai gáy hay thoái hóa khớp. Ngoài ra, nó còn được dùng để chữa bệnh hen suyễn, kinh nguyệt không đều, đau đầu – hoa mắt – chóng mặt, tiểu tiện khó, đổ mồ hôi trộm, đau dạ dày, chữa nám da…

Trong Đông y, ngoài vị bạch thược, đỗ trọng cũng là vị thuốc nổi tiếng được dùng để chữa bệnh xương khớp, đau lưng mỏi gối. Bạn đọc quan tâm về vấn đề này có thể tìm hiểu thêm trong bài viết về đỗ trọng.

Theo y học hiện đại

Các nhà khoa học đã tìm ra nhiều thành phần dược lý quý có trong cây như:  paeoniflorin, polysaccharid, flavonoid, proanthocyanidin, tannin, acid benzoic… Trong đó, nổi bật là thành phần paeoniflorin – hoạt chất chiếm đến 90% trong tổng số dịch chiết từ bạch thược. Chất này đã được chứng minh là có công dụng chống co thắt, giúp giảm đau, an thần, ức chế hệ thống thần kinh trung ương, chống co giật, giảm áp huyết, giảm sốt, chống loét dạ dày…

Ngoài ra, loại thảo dược này còn có nhiều công dụng như:

  • Chống viêm, cải thiện tuần hoàn máu ở tim, ngăn ngừa tình trạng đông máu tiểu cầu, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ gan, điều hòa lượng đường trong máu, chông slão hóa.
  • Thành phần acid benzoic trong bạch thược có công dụng chữa ho, trừ đờm. Tuy nhiên, không được tự ý sử dụng vì nếu dùng quá liều có thể dẫn tới chứng co quắp, mê sảng thậm chí là tử vong.
  • Nước sắc  có khả năng ức chế quá trình tăng tiết quá mức của acid dịch vị nên có thể ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày.
  • có khả năng ức chế vi khuẩn tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ, phế cầu khuẩn, trực khuẩn đại trường… cùng một số loại nấm ngoài da khác.
  • Nghiên cứu còn cho thấy có thể dùng bạch thược để giúp lợi tiểu, giảm tình trạng ra mồ hôi trộm.

Cách dùng cây bạch thược

Kim thược dược có thể được điều chế thành nhiều dạng như sắc nước uống, tán bột mịn, cô cao… tùy theo mục đích điều trị mà lựa chọn cách bào chế cho phù hợp.

Về liều lượng, theo khuyến cáo an toàn, mỗi ngày chỉ nên dùng từ 6-12g bạch thược ở dạng thuốc sắc với lượng điều chỉnh phù hợp theo từng bài thuốc. Dưới đây là một số bài thuốc, cách dùng phổ biến nhất trong thực tế mà người bệnh có thể tham khảo.

Cách dùng cây bạch thược
Cách dùng cây bạch thược
  • Bài thuốc chữa nhức mỏi đầu gối không thể co duỗi nhịp nhàng: Dùng thược dược 8g, cam thảo 4g, sắc cùng 300ml nước cho tới khi còn 100ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc chữa hoa mắt, chóng mặt, đau đầu: Dùng bạch thược, phục linh, quế chi, sinh khương, đại táo, bạch truật (mỗi thứ 6g), cam thảo (4g). Tất cả đem sắc với 600ml nước cho tới khi còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc chữa chứng tê chân tay, hoa mắt, ù tai: Dùng Kim thược dược và toan táo (mỗi thứ 20g), đương quy, thục địa (mỗi thứ 16g), xuyên khung, mộc qua (mỗi thứ 8g), cam thảo (4g). Tất cả đem sắc uống ngày một thang.
  • Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường: Dùng 40g bạch thược, 8g cảm thảo phơi/sấy khô rồi tán thành bột mịn, trộn cùng mật ong rồi vo thành từng viên nhỏ như hạt lạc. Mỗi lần dùng 4-8 viên, ngày uống 3 lần với nước sôi để nguội.
  • Bài thuốc chữa bệnh ho gà: Dùng 15g Kim thược dược và 3g cam thảo sắc nước uống ngày 1 thang. Nếu ho nhiều thì bổ sung thêm bách bộ. Nếu ho có đờm thì thêm vị ngô công, đình lịch và địa long.
  • Bài thuốc chữa bệnh hen suyễn: Dùng bạch thược 30g và cam thảo 15g tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 30g bột đun với 100-150m nước trong 3-5 phút, lọc bã rồi uống khi còn ấm.
  • Bài thuốc chữa táo bón lâu năm: Dùng 24-40g Kim thược dược tươi và 10-15g cam thảo sống. Tất cả đem sắc nước uống trong ngày.
  • Bài thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy: Dùng Kim thược dược sao vàng, phòng phong (mỗi thứ 8g), bạch truật sao khử thổ (12g) và trần bì (6g). Tất cả đem sắc thành ước thuốc và uống trong ngày.
  • Bài thuốc chữa loét dạ dày: Dùng bạch thược (15-20g), cam thảo (12-15g), đem sắc nước uống ngày 1 thang.

 Một vị thuốc khác có thể chữa chứng đau nhức xương khớp, đau mỏi đầu gối là sâm đương quy. Có thể bài viết về công dụng của sâm đương quy sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho bạn!

Bạch thược giá bao nhiêu tiền?

Kim thược dược là loài cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường mọc hoang ở nhiều vùng. Mỗi khu vực với thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau thì sẽ cho ra chất lượng của thảo dược cũng rất khác nhau. Hiện nay, cây bạch thược đã được trồng ở vùng Sapa – Lào Cai của nước ta.

Tuy nhiên, vì sản lượng và chất lượng của bạch thược trồng ở đây vẫn còn tương đối thấp nên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Vì vậy, dược liệu này hiện nay vẫn được nhập chủ yếu từ Trung Quốc.

Giá của mỗi cân bạch thược thường giao động trong khoảng từ 200.000 VNĐ – 320.000 VNĐ/kg, tùy thuộc vào nơi bán và chất lượng thuốc. Nếu bạn có nhu cầu mua loại thuốc này thì cần lựa chọn nơi bán uy tín.

Trên đây là những thông tin về cây bạch thược. Hy vọng đã cung cấp cho bạn nhưng thông tin hữu ích!

0983340246