Đau lưng: Nguyên nhân, triệu chứng đau lưng vùng mông gần xương cụt

Đau lưng là một trong những triệu chứng phổ biến, xảy ra như “cơm bữa” ở nhiều người. Có thể bị đau lưng vùng mông gần xương cụt, xương chậu,… Việc phát hiện đúng nguyên nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng cách điều trị về sau. Cùng tìm hiểu rõ hơn về tình trạng đau lưng, đây là biểu hiện của bệnh gì, cách điều trị như thế nào, cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Đau lưng là triệu chứng của bệnh gì?

Cột sống lưng có sự liên kết chặt chẽ với nhiều bộ phận như phổi, rễ thần kinh, phế quản, tim, các dây thần kinh tọa,… Bởi vậy, chỉ cần một trong những cơ quan này bị tổn thương, chứng đau lưng cũng có thể xuất hiện.

Dưới đây là một số vị trí đau lưng phổ biến, có thể là nguồn gốc gây ra tình trạng cột sống lưng bị đau:

  • Đau lưng bên trái: Có thể là biểu hiện của các căn bệnh như: Đau dây thần kinh liên sườn bên trái, bệnh phổi, bệnh thận, bệnh tim, giãn dây chằng cột sống ngang lưng viêm khớp điểm sườn…
  • Đau phía bên phải: Những cơn đau mỏi vùng lưng ở phía bên phải thường là triệu chứng của những bệnh lý liên quan đến rối loạn sacroiliac, cơ thể nhiễm khuẩn, hep ống sống…
  • Đau lưng ở giữa: Thoái hóa cột sống lưng, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, loãng xương, vẹo cột sống,… hoặc bất cứ tổn thương nào liên quan đến cột sống cũng có thể gây ra các cơn đau ở cột sống lưng của bạn.

Theo kết quả khảo sát, có tới 70% trường hợp đau lưng xuất phát từ những bệnh lý liên quan đến xương khớp như gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống,… Để chẩn đoán, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa và thực hiện các xét nghiệm, thăm khám để có được kết quả chính xác nhất.

đau lưng là gì

Những nguyên nhân gây đau lưng do tác nhân cơ học

Bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý, chúng ta cũng cần nắm được các nguyên nhân cơ học phổ biến gây ra tình trạng đau lưng.

  • Do chấn thương: Những chấn thương do tập luyện, tai nạn khiến cho phần xương cột sống lưng bị ảnh hưởng. Tình trạng tổn thương, sưng viêm, gãy xương, co cơ, chèn ép rễ thần kinh.
  • Nguyên nhân đau lưng do hoạt động sai tư thế: Ngồi gù vai về phía trước, đứng gù lưng, … gây áp lực lên cột sống và gây ra những cơn đau mỏi lưng.
  • Đeo ba lô quá nặng: Tình trạng đau lưng có thể xảy ra đôi khi chỉ do đeo một chiếc ba lô quá tải với cơ thể sẽ dẫn đến vấn đề nguy hiểm về cột sống lưng.
  • Nâng vật nặng không đúng cách: Cúi gập người thay vì ngồi xuống và thẳng lưng để nhặt hoặc bê vác vật nặng. Điều này thực sự khiến cột sống lưng chịu rất nhiều tổn thương, kéo dài có thể gây ra đau lưng cấp hoặc mãn tính nếu không được điều trị.
  • Co cơ khi vận động: Khi hoạt động quá sức, cơ thể mệt mỏi gây nên hiện tượng co cơ và đau nhức vùng lưng.

Chẩn đoán tình trạng bệnh do đau lưng

Để chẩn đoán đau lưng, bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng, công việc và các hoạt động thể chất của bạn. Nếu nghi ngờ cơn đau là do biến dạng cột sống hoặc do triệu chứng từ các bệnh lý khác, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau:

  1. Chụp X quang
  2. Chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI)
  3. Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  4. Xét nghiệm máu

Cách phòng tránh đau mỏi lưng

Trên thực tế để phòng ngừa được những cơn đau ở thắt lưng là điều rất khó khăn, bởi đây là tình trạng có thể xuất hiện do các tác nhân chủ quan và khách quan rất phổ biến. Tuy nhiên, nếu muốn giảm tỷ lệ bị đau lưng, mọi người cần chú ý đến một số vấn đề sau đây thì cũng sẽ giảm được cả về tần suất đau cũng như tình trạng đau ở mỗi người.

  • Chế độ dinh dưỡng: Có nhiều người bị đau lưng đôi khi chỉ vì không dung nạp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, giúp xương chắc khỏe như vitamin, canxi, omega 3,… kèm theo đó là việc lạm dụng rượu bia, các chất kích thích hay các thực phẩm gây co cơ như thịt bò, da gà,…
  • Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt: Bạn có thể phòng ngừa được những cơn đau lưng rất hiệu quả nếu chú ý đến những vấn đề nhỏ trong sinh hoạt của mình như không nên nằm giường quá cứng, nệm quá mềm, hay tắm nước lạnh đột ngột,…

Đau vùng mông gần xương cụt

Xương cụt là xương thuộc cột sống và nằm ở phần cuối cùng. Đoạn xương này gồm 5 đốt sống hình với hình tam giác và nối xương hông. Xương cụt có tác dụng cân bằng khi bạn ngồi đồng thời cố định gân, cơ, dây chằng ở xung quanh.

Khi người bệnh bị đau ở lưng vùng gần xương cụt sẽ tập trung ở phần ngay sau hông, dưới cột sống, hông, đùi và phần cơ bắp sát với xương cụt. Cơn đau thường tăng lên khi người bệnh ngồi lâu, khó khăn khi đi lại.

đau xương cụt

Nguyên nhân gây đau lưng vùng gần xương cụt

Đau vùng thắt lưng vùng gần xương cụt xảy ra do nhiều nguyên nhân:

  • Do thói quen sinh hoạt: Bệnh thường xảy ra với những người mang vác đồ nặng, người ngồi lâu một chỗ, ngồi làm việc sai tư thế khiến xương cụt dễ tổn thương. Bệnh cũng thường xảy ra với nhân viên văn phòng, người bê vác đồ, lái xe…
  • Do chấn thương: Các chấn thương do va đập như tai nạn giao thông, bị đập vùng xương cụt có thể gây ảnh hưởng tới xương cụt khiến người bệnh dễ gặp các cơn đau xung quanh.
  • Bệnh về đường tiết niệu: Các bệnh đường tiết niệu như viêm thận cấp, viêm thận mãn, sỏi thận, khối u là những nguyên nhân khiến tình trạng đau vùng gần xương cụt thường xuyên xảy ra.
  • Viêm xương cụt hoặc viêm phần mềm: Do tình trạng viêm nhiễm vùng xương cụt, vùng mông với các biểu hiện như đau ở lưng vùng gần xương cột, nóng đỏ, sưng. Bệnh lý này còn có thể khiến người bệnh chảy mủ ra ngoài.
  • Bệnh lý về xương khớp: Các bệnh lý về đĩa đệm và cột sống có thể gây ra tình trạng bị đau lưng vùng gần xương cụt. Tình trạng này là dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thoát vị đãi đệm… Nếu để lâu, cơn đau có thể lan xuống vùng mông, chân, hạn chế khả năng vận động.
  • Bệnh phụ khoa: Những bệnh lý phụ khoa như sai lệch ở vị trí tử cung, bộ phận sinh dục viêm nhiễm cũng có thể gây đau vùng lưng gần xương cụt.
  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh: Khi mang thai, thai lớn có thể thay đổi cấu trúc cột sống lưng khiến bà bầu đau vùng thắt lưng. Hoặc sau khi sinh vùng xương hông, xương sống và xương cụt chưa kịp thích nghi cũng gây đau.

Ngoài ra nguyên nhân gây bệnh có thể do quá trình lão hóa xương khớp ở người già, người béo phì, người thiếu canxi, phụ nữ đặt vòng tránh thai. Đau thắt lưng vùng gần xương cụt thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

Cách điều trị bệnh

Nếu người bệnh bị đau lưng vùng xương cột do các bệnh lý cơ học như thói quen sinh hoạt, chấn thương thì các triệu chứng đau có thể tự biến mất sau khoảng vài ngày. Người bệnh có thể sử dụng các phương pháp như chườm nóng, ngồi lên nệm hay gối hình chữ V, ngả người về phía trước và phía sau khi ngồi, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với chế độ dinh dưỡng đủ chất.

Nếu người bệnh bị đau thắt lưng do bệnh lý về xương khớp hoặc cơ quan sinh sản, cần thăm khám bác sĩ và uống thuốc, điều trị bệnh theo chỉ định theo phương pháp tây y hoặc đông y. Ngoài ra, người bệnh cũng chú ý kết hợp xoa bóp, massage, chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý để tình trạng bệnh thuyên giảm.

Đau lưng vùng xương chậu

Tình trạng này xảy ra khiến người bệnh gặp các cơn đau từ đau ở lưng, đau vùng khớp chậu ở gần mông sau đó lan xuống mặt sau của đùi. Tình trạng đau càng xảy ra rõ rệt khi người bệnh chuyển từ tư thế nằm sang đứng, đang ngồi đứng dậy đột ngột hoặc đứng một lúc lâu, khom lưng, mang vác nặng hoặc đi lại nhiều cũng khiến cơn đau tăng lên.

Nguyên nhân gây đau lưng vùng gần xương chậu

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh như do lao động, do cơ học, bệnh lý hoặc di truyền…

  • Bệnh sỏi thận: Bệnh sỏi thận có thể khiến người bệnh bị đau vùng thắt lưng vùng xương chậu. Cụ thể, khi viên sỏi thận hình thành gây tăng áp lực nước tiểu tại vị trí các mô xung quanh vỏ thận nên gây đau và lan truyền đau đến vùng xương chậu, thắt lưng. Bệnh sỏi thận cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau khu vực xương chậu ở nhiều lứa tuổi.
  • Chứng đau ruột thừa: Những cơn đau ruột thừa hoặc ảnh hưởng viêm nhiễm ruột thừa có thể ảnh hưởng đến đau vùng xương chậu. Lúc này ngoài đau lưng vùng xương chậu người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng như sốt, buồn nôn. Đau ruột thừa là bệnh khá nguy hiểm và cần điều trị kịp thời nếu không có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng: Thoát vị đĩa đệm cột sống ở thắt lưng là bệnh lý dễ gây ra tình trạng đau khu vực xương chậu. Đau lan từ vùng thắt lưng xuống xương chậu và gót chân. Bệnh nghiêm trọng có thể khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động, sinh hoạt.
  • Thoái hóa khớp háng: Nguyên nhân thường gặp của bệnh. Khi khớp háng thoái hóa, các dịch khớp của người bệnh bị khô khiến ma sát khớp gây bào mòn khớp dẫn tới máu khó lưu thông cho vùng lưng ở gần xương chậu khiến người bệnh dễ đau lưng vùng gần xương chậu.
  • U xơ tử cung: Khi khối u xơ tử cung hình thành và phát triển trong thành tử cung có thể dẫn đến các cơn đau nhẹ ở vùng lưng gần xương chậu. Đau tăng lên khi quan hệ, ảnh hưởng đến quá trình thụ thai ở phụ nữ.
  • Các bệnh lý về đường tiết niệu: Một số bệnh lý về đường tiết niệu có thể gây ra chứng đau thắt lưng vùng gần xương chậu phổ biến gồm nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ gây áp lực vùng lưng và xương chậu khiến người bệnh cảm thấy đau khu vực xương chậu, thường xuyên muốn đi tiểu.

Ngoài các nguyên nhân trên, tình trạng đau lưng vùng gần xương chậu có thể do lao động nặng, bệnh di truyền, bẩm sinh, thoái hóa do tuổi tác cũng là những nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng bệnh.

>> Xem thêm: Đau sau lưng phía trên bên phải nguy hiểm không và cách giảm đau

Cách điều trị bệnh

Để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ kê đơn thuốc và uống thuốc theo chỉ định. Gồm có điều trị theo phương pháp tây y và đông y.

  • Điều trị theo phương pháp Tây Y: Người bệnh sẽ được kê các loại thuốc giảm đau, kháng viêm và các loại thuốc điều trị theo tình trạng bệnh. Kết hợp với các phương pháp dùng tia hồng ngoại, tia cực tím điều trị bệnh. Nếu tình trạng đau lưng vùng gần xương chậu không thuyên giảm, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để khắc phục các vấn đề về xương khớp.
  • Điều trị theo phương pháp Đông Y: Người bệnh sẽ được kê thuốc đông y, xoa bóp, bấm huyệt, massage để giúp phục hồi xương khớp hiệu quả. Ngoài ra, các phương pháp chườm nóng, bài tập vật lý trị liệu giảm tình trạng bệnh cũng là cách giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Phương pháp đông y được đánh giá cao nhờ sự an toàn, không phẫu thuật.

Trong hàng trăm bài thuốc, phương pháp điều trị đau lưng vùng gần xương cụt, xương chậu, An Cốt Nam vẫn được đánh giá là sản phẩm có chất lượng hàng đầu. Bài thuốc giúp người bệnh “đẩy lùi” đau lưng từ gốc đến ngọn, hồi phục các tổn thương và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tạm biệt các cơn đau lưng dai dẳng với bài thuốc An Cốt Nam

An Cốt Nam là bài thuốc được nghiên cứu và điều chế dựa theo một phác đồ điều trị hoàn chỉnh, toàn diện. Đó là tất cả tâm huyết của những lương y tại Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường gửi gắm vào sản phẩm, với mong muốn giúp người bệnh xua tan nỗi đau, nỗi ám ảnh bệnh xương khớp.

Năm 2017, trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” của VTV2, An Cốt Nam được Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông Y Bệnh viện 108) đánh giá cao.

bác sĩ khánh toàn

Hiệu quả của An Cốt Nam đã được MC Quyền Linh cùng hơn 8.600 người bệnh (thống kê tại Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và Nhà thuốc YHCT An Dược) kiểm chứng trực tiếp. Cùng theo dõi hành trình điều trị đau lưng của họ trong video ngắn dưới đây:

Phác đồ “kiềng ba chân” An Cốt Nam hoàn chỉnh bao gồm:

  • 10 gói thuốc uống: Được sắc sẵn dưới dạng cao đặc sánh mịn, hòa tan trong nước ấm, dễ dàng ngấm vào thành dạ dày, len lỏi vào từng khớp, cơ, xương. 100% dược liệu thuộc Viện Dược liệu (Bộ Y Tế) đạt chứng nhận CO-CQ (tiêu chuẩn nguồn gốc và chất lượng).
  • 10 miếng cao dán: Chiết xuất từ Đại hồi, Địa liền, Quế chi. Bệnh nhân dán lên vùng lưng bị đau nhức, trong khoảng 30 phút sẽ có hiệu quả giảm đau. Nam châm từ tính trong cao dán giúp kích thích thần kinh, đẩy dược chất của thuốc đến vùng đau nhức nhanh hơn.
  • 3 buổi vật lý trị liệu và 1 đĩa VCD bài tập giúp tăng cường tuần hoàn máu, giãn cơ, tạo cảm giác thư thái, dễ chịu cho người bệnh.

PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên Giảng viên ĐH Y dược HCM) cho biết: “Để các hoạt chất có trong các cây thuốc quý chữa đau lưng phát huy được tối đa tác dụng, các y, bác sĩ đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để thử nghiệm và đưa ra được TỈ LỆ VÀNG gia giảm các vị thuốc. Sau đó, lựa chọn phương pháp sắc thuốc truyền thống trong suốt 48 giờ liên tục ở nhiệt độ 100 độ C”.

Hiệu quả điều trị bệnh đau lưng của phác đồ An Cốt Nam:

an cốt nam lộ trình xương khớp

Điều trị dứt điểm đau lưng nhanh, an toàn

Click ngay để được bác sĩ tư vấn chi tiết

hotline miền bắc hotline sài gòn

Chất lượng bài thuốc được khẳng định dựa trên các yếu tố sau:

  • 100% thảo dược sạch đạt chuẩn, thu hái tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế).
  • Quy trình chiết xuất cao nghiêm ngặt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Thuốc sắc sẵn tiện sử dụng, chỉ cần pha vào nước ấm uống được ngay, không mất công đun sắc lỉnh kỉnh.
  • Bác sĩ theo dõi tận tâm trong suốt quá trình điều trị.
  • Nhà thuốc được Sở Y tế cấp phép.

Đau lưng vùng gần xương cụt, xương chậu là dấu hiệu của những chứng bệnh xương khớp nguy hiểm. Vì thế, bạn nên sử dụng phác đồ An Cốt Nam để điều trị bệnh an toàn, hiệu quả, ngăn ngừa tái phát trong thời gian dài. Đừng quên kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện dinh dưỡng để tình trạng bệnh nhanh chóng phục hồi.

Bạn còn thắc mắc gì nữa không? Bấm vào khung chat với bác sĩ được hỗ trợ nhanh nhất.

Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc để bạn đọc tiện liên hệ:

Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0903.876.437

Phòng chẩn trị YHCT An Dược

Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng – Phường 15 – Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0983.34.0246

0983340246