Thoát vị đĩa đệm là gì? Nhiều bệnh nhân không biết đâu là nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng điển hình và liệu có cách chữa tại nhà hay không? Cùng nhà thuốc Tâm Minh Đường khám phá về các cách điều trị bệnh hiệu quả.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm cột sống bị chèn ép khiến bao xơ nứt rách, nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài gây chèn ép rễ thần kinh, khiến bệnh nhân thấy đau đớn âm ỉ. Tình trạng thoát vị xuất hiện phổ biến ở vùng cổ và thắt lưng, cụ thể ở đốt sống cổ C5 C6, C6 C7 và đốt sống lưng L4 L5, L5 S1.
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Giảng viên ĐH Y dược TP.HCM), số người mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng tăng cao, trong đó có đến 35% là người trong độ tuổi từ 20 – 55, số còn lại là người cao tuổi. Đáng báo động là xã hội càng hiện đại thì tỷ lệ trẻ hóa của căn bệnh này lại càng gia tăng.
Bệnh thoát vị đĩa đệm chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu bị biến dạng, vòng bao xơ vẫn chưa bị rách. Người bệnh khó phát hiện mình đang mắc bệnh do không đau nhức chỉ thỉnh thoảng bị tê chân, tê tay.
- Giai đoạn 2: Vòng bao xơ rách một phần, nhân nhầy đã bắt đầu thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm đã bị phình to, nhưng cơn đau nhức vẫn chưa rõ ràng.
- Giai đoạn 3: Vòng xơ đã rách toàn phần, nhân nhầy bị lồi ra ngoài và đã xảy ra tình trạng chèn ép rễ thần kinh. Ở giai đoạn 3, người bệnh bị những cơn đau nhức hành hạ nên mới bắt đầu điều trị.
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn bệnh tiến triển nặng và nguy hiểm nhất. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh kéo dài gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Những cơn đau nhức dai dẳng, dữ dội ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh.
Các thể thoát vị đĩa đệm
Các thể thoát vị đĩa đệm được phân loại dựa theo sự chèn ép thần kinh tủy sống và theo vị trí. Cụ thể như sau:
Theo vị trí, tình trạng đĩa đệm thoát vị
Các thể thoát vị đĩa đệm gồm:
- Thoát vị đĩa đệm ra trước: Thể này khi nhân nhầy thoát ra ngoài không chèn ép vào dây thần kinh tủy sống nên người bệnh không cảm thấy bị đau nhức
- Thoát vị đĩa đệm ra sau: Thể này rất phổ biến, nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép, đè nén vào tủy sống, dây thần kinh dẫn đến đau nhức, tê bì, đau mỏi… rất khó chịu
- Thoát vị đĩa đệm nội xốp hay còn gọi là thoát vị đĩa đệm vào thân đốt sống
Theo vị trí đĩa đệm bị lệch, chệch
Các thể thoát vị đĩa đệm gồm:
- Thoát vị đĩa đệm cổ
- Thoát vị đĩa đệm cổ ngực
- Thoát vị đĩa đệm ngực
- Thoát vị đĩa đệm ngực lưng
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Theo sự chèn ép thần kinh tủy sống
Các thể thoát vị đĩa đệm gồm:
- Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm: Nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép lên tủy sống. Thể thoát vị đĩa đệm này mặc dù không gây ra hiện tượng tê bì tay chân nhưng lại là thể nguy hiểm nhất. Bởi nếu tủy sống bị chèn ép nhiều thì người bệnh có thể bị mất hoàn toàn chức năng vận động và khả năng bài tiết
- Thoát vị đĩa đệm thể cạnh trung tâm: Nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép vào rễ thần kinh và tủy sống
- Thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh bên trái hoặc bên phải: Hầu hết bệnh nhân mắc phải thể thoát vị này, các triệu chứng của bệnh cũng rất dễ dàng nhận biết
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm
Theo thống kê từ các chuyên gia Y tế, các yếu tố gây ra tình trạng đĩa đệm bị thoát vị có rất nhiều, tuy nhiên phổ biến nhất phải kể đến các nguyên nhân sau đây:
- Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm do lão hóa: Tuổi càng cao thì đĩa đệm càng bị bào mòn mạnh khiến nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu gây thoát vị. Thông thường quá trình lão hóa này sẽ diễn ra ở độ tuổi 40 trở đi.
- Sinh hoạt không khoa học: Ngồi, đứng quá lâu 1 chỗ, ngủ không đúng tư thế… sẽ khiến cột sống tổn thương.
- Nguyên nhân gây bệnh do mang thai: Quá trình mang thai sẽ làm tăng áp lực đến cột sống, gây tổn thương sụn khớp và tạo điều kiện để bệnh xuất hiện.
- Do nghề nghiệp: Một số nghề nghiệp đòi hỏi cột sống phải vận động quá mức sẽ làm tăng nguy cơ mắc thoát vị như lái xe, giáo viên, vận động viên, công nhân…
- Chấn thương: Tai nạn giao thông, ngã cầu thang… khiến vùng cột sống bị tổn thương, thoái hóa.
- Một số nguyên nhân gây thoát vị khác: Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, béo phì, lười vận động…
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Thông thường, người bệnh thoát vị sẽ dựa trên biểu hiện đau lưng âm ỉ hoặc đau ở cổ để xác định tình trạng bệnh lý. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nghĩa, đau nhức chỉ là 1 yếu tố nằm trong nhóm triệu chứng thoát vị đĩa đệm lâm sàng sau:
- Đau cột sống cấp, mãn tính: Vị trí cơn đau do thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở vùng cổ, lưng khởi phát đột ngột, âm ỉ rồi dữ dội. Đau nhức do thoát vị thường xuất hiện khi vận động mạnh và giảm ngay khi nghỉ ngơi.
- Hạn chế vận động: Người bệnh thoát vị thường bị hạn chế các cử động như cúi, xoay, gập cổ hoặc cúi, nghiêng người bị hạn chế. Bệnh nhân cũng bị cơ cứng vùng cổ, thắt lưng sau khi thức dậy vào buổi sáng.
- Tê bì: Khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm dây thần kinh sẽ bị khối thoát vị chèn ép sẽ gây tê cứng vùng cổ xuống cánh tay, thắt lưng xuống mông đùi và 2 chân.
- Tổn thương rễ thần kinh: Cơ thể không phân biệt được nóng/lạnh, người bệnh thoát vị gặp vấn đề về phản xạ cánh tay, bàn chân chậm dần, nhiệt độ da giảm…
- Mất kiểm soát đại tiểu tiện: Khi bị thoát vị, dây thần kinh chỉ huy truyền từ não đến ruột, bàng quang bị chèn ép và khiến người bệnh tiểu bí, tiểu són, đại tiện không tự chủ.
- Một số triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm khác: Cơ thể người bệnh mệt mỏi, sốt, ăn không ngon, mất ngủ, sụt cân…
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Thông thường, thoát vị đĩa đệm phát triển theo 4 giai đoạn:
- Phình đĩa đệm: Xảy ra khi bao xơ vẫn hoạt động bình thường nhưng đĩa đệm bắt đầu có dấu hiệu tổn thương, nhân nhầy trong đĩa đệm phình lồi biến dạng.
- Lồi đĩa đệm: Ở giai đoạn tiếp theo này, nhân nhầy trong đĩa đệm phồng lồi quá to và muốn thoát ra khỏi bao xơ.
- Khởi phát bệnh: Xảy ra khi bao xơ bị phá vỡ hoàn toàn và nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép vào dây thần kinh và tủy sống.
- Tình trạng bệnh có mảnh rời: Lúc này, nhân nhầy thoát ra từ bao xơ đã tách biệt thành khối riêng và biến dạng so với ban đầu. Bao xơ tổn thương nặng nề, rách nhiều phía.
Trên thực tế, bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh cụ thể ở từng người. Nếu bệnh mới xuất hiện và ở giai đoạn khởi phát thì hoàn toàn có thể điều trị được và không có gì đáng ngại, nhưng nếu để kéo dài nhiều năm, tình trạng bệnh tăng nặng thì tình trạng sẽ trở nên nguy hiểm hơn và hiệu quả can thiệp sẽ thấp hơn.
Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng thoát vị đĩa đệm của bệnh nhân.
Chẩn đoán lâm sàng:
- Khởi đầu đau lưng ,vài ngày hay vài tuần hoặc đột ngột đau theo rễ thần kinh. Đau tăng khi làm nặng ,ho, rặn… giảm khi nghỉ ngơi.
- Thường không dám vận động mạnh. Tuy nhiên giữ quá lâu một tư thế (đứng ngồi hay nằm) cũng gây ra đau do bị thoát vị đĩa đệm, vì vậy cần phải thay đổi tư thế khi sinh hoạt và làm việc.
- Triệu chứng bàng quang như tiểu khó, tiểu gắt hay tiểu không hết, thường gặp trong những trường hợp nặng.
- Chèn ép rễ: Cơn đau do thoát vị đĩa đệm thường lan xuống chân, tê bì, châm chích như kiến cắn, mất cảm giác nóng lạnh, mất phản xạ dựng lông, rối loạn đại tiểu tiện… Có dấu hiệu chuông bấm và Lasègue.
Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm cận lâm sàng:
- Chụp X-quang: Xác định vị trí thoát vị cùng các thương tổn khác như trượt đốt sống, mất vững cột sống, mất ưỡn cột sống, lệch vẹo cột sống…
- Chụp MRI: Xác định được hình ảnh, vị trí và tần số thoát vị. Đây là phương pháp chẩn đoán thoát vị chính xác nhất.
- Chụp cắt lớp: Giúp xác định vị trí và mức độ thoát vị, áp dụng cho bệnh nhân không thể chụp MRI.
Các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Có rất nhiều cách điều trị thoát vị đĩa đệm như dùng thuốc tân dược, thuốc dân gian, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật… Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà áp dụng phù hợp.
Điều trị bằng thuốc tân dược
Đơn thuốc bác sĩ kê cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm gồm có các loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau, kháng viêm như paracetamol, diclofenac…
- Thuốc giãn cơ được chỉ định dùng trong trường hợp cơ cạnh cột sống bị co cứng
- Thuốc chống động kinh
Điều trị bằng thuốc dân gian
Thuốc dân gian thường được người bệnh áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, ở giai đoạn đầu. Người bệnh có thể sử dụng các dược liệu tự nhiên như lá lốt, ngải cứu, rễ cây xấu hổ… để đẩy lùi những cơn đau nhức an toàn và hiệu quả.
Vật lý trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm
Một vài biện pháp vật lý trị liệu đẩy lùi những cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra được sử dụng phổ biến hiện nay, đó là:
- Châm cứu
- Các bài tập yoga
- Massage, bấm huyệt
- Nắn chỉ cột sống, kẽo giãn cột sống
Thực hiện phẫu thuật
Trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng các biện pháp điều trị khác, xảy ra hội chứng chùm đuôi ngựa, người bệnh khó đi bộ, đứng thẳng, tay chân bị tê hoặc yếu, rối loạn kiểm soát đường ruột và bàng quang… bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng An Cốt Nam
Bản thân các loại thuốc tây chữa thoát vị đĩa đệm khá tốt nhưng trên nhiều trường hợp đã sử dụng cho thấy nó chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Việc dùng các thuốc đó trong thời gian dài, một số bệnh nhân ghi nhận tình trạng xuất hiện các triệu chứng của bệnh dạ dày.
Mục “Thương hiệu” của Reuters ngày 10/8/2019 đã đăng tải bài viết về phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả bằng bài thuốc An Cốt Nam của người Việt và ưu ái gọi đây là “Bước đột phá mang tính cách mạng trong điều trị”. Trích dẫn một báo cáo y khoa công bố năm 2018, Reuters cho biết bệnh lý cột sống (bao gồm thoát vị đĩa đệm) là một trong những nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu trên thế giới. Báo động hơn, tỷ lệ người mắc bệnh vẫn sẽ không ngừng gia tăng trong tương lai.
Xu hướng điều trị thoát vị hiện nay là hướng tới điều trị bảo tồn, không xâm lấn bằng phẫu thuật. Đi tiên phong trong xu hướng này là bài thuốc và phác đồ An Cốt Nam được xây dựng bởi Nhà thuốc Tâm Minh Đường (Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018).
An Cốt Nam không chỉ là một bài thuốc mà là một phác đồ điều trị “KIỀNG 3 CHÂN” bao gồm: Thuốc uống, cao dán và các bài tập vật lý trị liệu, giúp hiệu quả điều trị tốt nhất
Trong thực tế, An Cốt Nam không còn quá xa lạ với nhiều người bệnh xương khớp. Bài thuốc này đã từng được Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn dành rất nhiều lời ngợi khen trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2.
An Cốt Nam sở hữu những ưu điểm vượt trội trong điều trị mà không phải bài thuốc nào cũng có được:
- Là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố trong điều trị: Thuốc uống, cao dán, vật lý trị liệu và bài tập bổ trợ, tựa như phác đồ “Kiềng 3 chân” toàn diện, không chỉ điều trị triệu chứng mà còn giải quyết tận gốc rễ nguyên nhân gây bệnh.
- 100% thảo dược bào chế thuốc được thu hái trực tiếp tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế), đảm bảo đạt chuẩn CO-CQ về quy chuẩn dược liệu.
- Bài thuốc uống là sự kế thừa từ hai bài thuốc cổ phương “Độc Hoạt Tang Ký Sinh” và “Quyên Tý Thang”, gia giảm thêm nhiều dược liệu quý hiếm theo một “tỷ lệ vàng” để phù hợp nhất với người Việt hiện đại.
- Cân bằng hai yếu tố hiệu quả và tiện lợi. Thuốc uống bào chế ở dạng cao lỏng dễ uống, cơ thể dễ dàng hấp thu, đi tới các cấu trúc phức tạp tại đĩa đệm để điều trị tổn thương.
- Liệu pháp cao dán, vật lý trị liệu và bài tập chuyên sâu là những liệu pháp mang tính bổ trợ giúp giảm đau, giảm chèn ép thần kinh, tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ thuốc uống tác động sâu hơn.
Thống kê năm 2019 của nhà thuốc Tâm Minh Đường và An Dược dựa trên ý kiến của 10.000 bệnh nhân đã sử dụng
- 60% bệnh nhân giảm từ 80-90% tình trạng thoát vị đĩa đệm, khỏe mạnh nhiều năm không tái phát
- 25% hết mọi triệu chứng thoát vị đĩa đệm chỉ sau 1 liệu trình
- 15% bệnh nhân phá vỡ nguyên tắc điều trị hoặc cơ địa không phù hợp nên hiệu quả đạt được thấp (con số này đang được các bác sĩ ngày đêm nghiên cứu để tìm giải pháp giảm tỷ lệ này xuống)
Hàng ngàn nhân chứng sống đã được điều trị thành công thoát vị đĩa đệm bằng An Cốt Nam. Trong đó, tiêu biểu là trường hợp của MC Quyền Linh, nghệ sĩ Mạc Can, cụ Cúc (hơn 80 tuổi), anh công nhân ở Bình Dương…
Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
Đáp ứng yêu cầu của độc giả, tòa soạn xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:
Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
- Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
- Hotline: 0983 34 0246
- Máy bàn: 02462 9779 23
Phòng chẩn trị YHCT An Dược
- Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng,P.15,Q.Bình Thạnh
- Hotline: 0903 876 437
- Máy bàn: 028 6683 1025
Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Phòng bệnh còn hơn tránh bệnh là khẩu hiệu được bác sĩ khuyến cáo mọi người thực hiện. Thay vì ngăn chặn tác động xấu do bệnh gây ra, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm từ sớm. Một số biện pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm được các chuyên gia khuyến cáo nên áp dụng là:
- Tích cực luyện tập thể thao: Việc tập luyện thể dục thể thao rất tốt với hệ cơ xương khớp và cột sống của con người. Trong đó, cột sống sẽ dẻo dai, ổn định và tổn thương đĩa đệm được hạn chế ở mức tối đa. Dù được đánh giá là một biện pháp tốt nhưng bạn nên cân nhắc để lựa chọn môn thể thao phù hợp nhất với sức khỏe và thể trạng của bản thân. Không nên cố gắng thực hiện các động tác khó, tránh dẫn đến chấn thương.
- Hạn chế mang vác vật nặng: Thường xuyên mang vác vật nặng khiến cột sống chịu nhiều áp lực, từ đó gây ra các tổn thương. Do vậy, người bệnh cần đặc biệt chú ý khi phải mang vác vật nặng.
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý: Không nên nạp quá nhiều dinh dưỡng vào cơ thể để giữ vóc dáng cân đối, không gia tăng thêm áp lực lên cột sống.
- Duy trì tư thế sinh hoạt, vận động và làm việc khoa học
- Không nên sử dụng rượu, bia, chất kích thích và đồ ngọt
- Thực hiện nghỉ ngơi hợp lý, không thức quá khuya và làm việc trong một khoảng thời gian dài
- Ăn nhiều thực phẩm có chứa các chất tốt cho sự phát triển của xương khớp như Vitamin D, Vitamin K, thực phẩm giàu canxi,…
Trong trường hợp đã mắc bệnh, người bệnh có thể thực hiện đồng thời các giải pháp phòng ngừa kể trên, vừa sử dụng các bài thuốc đặc trị để đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc bài thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất hiện nay là An Cốt Nam. Đây là phương pháp điều trị bảo tồn, an toàn tuyệt đối do sử dụng 100% thảo dược tự nhiên.
Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường