Trào Ngược Dạ Dày Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Triệu Chứng Và Điều Trị

Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh xảy ra rất phổ biến hiện nay. Vì thế sớm nắm rõ được nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để có cách điều trị kịp thời được xem là yếu tố then chốt để dứt điểm tình trạng này.

Trào ngược dạ dày là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày là tình trạng các chất dịch như pepsin, dịch mật,… trong dạ dày lẫn với thức ăn trào ngược lên thực quản gây tổn thương hầu, họng và thực quản. Bệnh gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân cũng như ảnh hưởng đến các hoạt động thường nhật hàng ngày.

Về bản chất, trào ngược dạ dày không phải căn bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đau dạ dày, hẹp thực quản, giãn thực quản, thậm chí nặng nhất là ung thư thực quản,…

Trào ngược dạ dày là gì

Nguyên nhân trào ngược dạ dày

Theo bác sĩ Lương Đức Chương (bác sĩ tại phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường) nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày khá đa dạng nhưng phổ biến và tập trung nhiều nhất gồm có các yếu tố sau:

Suy cơ thắt

Theo TS.BS Dương Trọng Hiền – Trưởng khoa Phẫu thuật cấp cứu Tiêu hóa – Bệnh viện Việt Đức: “Bình thường cơ thắt dưới thực quản chỉ giãn mở ra khi nuốt, sau đó sẽ co thắt và đóng kín ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên, vẫn có lúc trương lực cơ bị giảm và dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi có sự trào ngược của dịch dạ dày lên thực quản, dịch nhày thực quản với bicarbonat và nước bọt do có tính kiềm sẽ trung hòa axit của dịch vị làm giảm hoặc mất sự kích thích của dịch vị lên niêm mạc thực quản. Nhu động của thực quản sẽ đẩy dịch trào ngược trở xuống dạ dày. Khi bị suy cơ thắt dưới thực quản sẽ dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

Thoát vị hoành

Cơ hoành là một cơ dẹt hình vòm phân chia khoang ngực và khoang bụng. Khi bị thoát vị hoành, cơ thắt dưới thực quản không nằm cùng mức với cơ hoành nên dễ xảy ra tình trạng trào ngược.

Nguyên nhân từ dạ dày

  • Các tác nhân viêm dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị dạ dày… làm cho thức ăn bên trong dạ dày khó tiêu hóa xuống ruột từ đó làm tăng áp lực trong dạ dày.
  • Khi ho, hắt hơi hoặc gắng sức làm áp lực lên ổ bụng tăng một cách đột ngột cũng có thể là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày.

Nguyên nhân do chế độ ăn uống, sinh hoạt

  • Thói quen ăn uống: Ăn quá no, vận động mạnh sau khi ăn, đi ngủ luôn khi vừa ăn, ăn nhiều các thực phẩm khó tiêu (rượu bia, nước ngọt có gas và các chất kích thích)
  • Stress, căng thẳng: Khi chúng ta căng thẳng  dạ dày gia tăng tiết hoạt chất cortisol – một yếu tố làm tăng acid dạ dày.
  • Biến chứng của thuốc Tây: Nguyên nhân mắc trào ngược dạ dày còn do người bệnh lạm dụng quá nhiều thuốc tân dược, khiến lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị bào mòn.
  • Do nguyên lý “thùng đầy”: Hiểu một cách đơn giản “cái thùng” chính là dạ dày. “Thùng đầy” là tình trạng dạ dày bị quá tải, không thể tiêu hóa thức ăn và tống thức ăn đến ruột non. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do viêm dạ dày, ung thư hoặc hẹp hang môn vị dạ dày khiến chức năng dạ dày bị suy giảm, từ đó thức ăn sẽ bị giữ lại trong dạ dày lâu hơn.

Triệu chứng trào ngược dạ dày

Trên thực tế, hầu hết tất cả những tổn thương ở dạ dày đều bộc phát thành những dấu hiệu khá giống nhau, chính vì vậy để phân biệt trào ngược dạ dày thực quản với những căn bệnh dạ dày khác, bệnh nhân cần dựa vào các triệu chứng điển hình sau đây:

  • Ợ nóng, ợ chua: Khi dịch vụ dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ khiến người bệnh bị nóng rát vùng thượng vị, đôi khi lan tới cổ họng.
  • Khó nuốt: Thức ăn cùng dịch vị sẽ bị đẩy lên trên và đọng lại ở phía sau xương ức khi bị trào ngược dạ dày. Tình trạng này khiến ngược bệnh cảm thấy rất khó nuốt nước bọt.
  • Buồn nôn: Buồn nôn là triệu chứng rõ nét nhất mà người bệnh có thể cảm nhận được khi bị trào ngược dạ dày. Khi ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể bị nôn ngay cả khi đang ăn.
  • Đau tức ngực: Dây thần kinh nằm rất nhiều trên bề mặt niêm mạc. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh bị đau tức ngực.
  • Miệng đắng:  Trọng dịch vụ dày thường có rất nhiều mật dịch. Bởi vậy khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh sẽ phải đối mặt với cả triệu chứng đắng miệng.
  • Viêm nhiễm ở phổi: Dịch vị trong dạ dày sẽ bị đẩy lên vùng thực thực quản có thể tràn vào phổi và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
  • Hen suyễn: Hen suyễn là triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày nhất là vào ban đêm.
  • Một số triệu chứng khác: Khàn tiếng, khó thở, ăn không ngon miệng, nước bọt tiết nhiều,…
Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Đây chính là một trong những câu hỏi thắc mắc nhận được khá nhiều sự quan tâm của người bệnh hiện nay. Câu trả lời chính là bệnh trào ngược dạ dày sẽ rất nguy hiểm nếu như bạn không kịp thời phát hiện cũng như áp dụng các phương pháp chữa trị phù hợp. Việc này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng bao gồm:

  • Viêm thực quản: Là một biến chứng của căn bệnh trào ngược dạ dày xảy đến ở mức độ liên tục hoặc có thể do bị nhiễm trùng. Viêm thực quản sẽ gây ra cảm giác đau mỗi khi người bệnh nuốt nước bọt, thức ăn hoặc có cảm giác thực quản nóng rát.
  • Thực quản bị chít hẹp: Bệnh nhân viêm thực quản khi không được chữa trị đúng cách, kịp thời thì có thể dẫn đến loét thực quản hoặc thực quản bị hẹp. Triệu chứng biểu hiện chít hẹp thực quản sẽ gồm đau ngực, khó nuốt,…
  • Barrett thực quản: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhưng nó lại không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu đặc biệt nào, chỉ có triệu chứng trào ngược thông thường. Để có thể nhận biết được Barrett thực quản thì bạn cần làm xét nghiệm nội soi và sinh thiết tế bào tiền ung thư và ung thư. Thành phần có thể hình thành ung thư ở thực quản.
  • Ung thư thực quản: Biến chứng này có thể lấy đi mạng sống của người bệnh bất cứ lúc nào, nhất là với những đối tượng trên 50 tuổi. Những triệu chứng xuất hiện gồm đau ở xương ức sau, khàn tiếng, sụt cân nhanh bất thường, nuốt nghẹn,…
  • Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Khi mà lượng axit trong dạ dày bị trào ngược lên trên đường hô hấp thì người bệnh có thể bị viêm phổi, viêm họng hay viêm phế quản,… Biểu hiện bằng thở khò khè, ho mãn tính, khàn giọng,…

Xét nghiệm trào ngược dạ dày

Các xét nghiệm trào ngược dạ dày gồm:

  • Nội soi ống tiêu hóa: Biện pháp này cho kết quả chẩn đoán chính xác cao nên được ưu tiên làm xét nghiệm này. Khi thực hiện nội soi, bạn cần phải nhịn ăn trước vài giờ để làm sạch ruột và kết quả nội soi chính xác hơn.
  • Đo độ pH thực quản 24h: Xác định nồng độ axit trào ngược lên thực quản. Bạn cần nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm 4 – 6 giờ.
  • Chụp X-quang đường tiêu hóa trên: Được chỉ định trường hợp người bệnh bị giảm cân mà không rõ nguyên nhân, bị rối loạn tiêu hóa kèm theo đó là một vài dấu hiệu bất thường ở đại tràng. Có 2 cách chụp X-quang là nội soi huỳnh quang và Barium thực quản.
  • Đo áp lực thực quản: Xét nghiệm trào ngược dạ dày này được chỉ định trong trường hợp có các biểu hiện đau bụng, đau ngực, khó nuốt, ợ nóng…
  • Nhân trắc học thực quản: Xét nghiệm trào ngược dạ dày ngoại trú được bác sĩ chỉ định trong trường hợp có các triệu chứng đau rát cổ họng, khó nuốt, khó ăn uống… Mục đích là biện pháp xét nghiệm này là đo được áp lực ở bên trong thực quản và sự co bóp của cơ bắp khi nuốt.

Trào ngược dạ dày có chữa khỏi không?

Ngoài thắc mắc căn bệnh này có nguy hiểm không thì trào ngược dạ dày có chữa khỏi không cũng là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân. Cụ thể căn bệnh này sẽ không thể tự khỏi được nhưng nếu phát hiện được sớm, thăm khám và chữa trị đúng cách thì nó hoàn toàn có thể chữa được khỏi. Lời khuyên cho những ai bị trào ngược dạ dày chính là cần lưu ý triệu chứng nhận biết rồi thực hiện theo đúng hướng dẫn của chuyên gia.

Khi trào ngược dạ dày chỉ mới khởi phát ở mức độ nhẹ thì người bệnh có thể chữa khỏi bằng việc thay đổi chế độ ăn uống thường ngày cùng thói quen sinh hoạt sao cho hợp lý. Còn nếu bệnh tiến triển mức nặng hơn thì người bệnh nên chữa trị bằng thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật. Dưới đây là một vài cách chữa trị phổ biến nhất cho trào ngược giai đoạn nặng:

Cách điều trị trào ngược dạ dày

Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại kết hợp cùng với tinh hoa của nền y học cổ truyền đã đưa ra rất nhiều cách chữa trào ngược dạ dày thực quản, trong đó mỗi phương pháp đều có những ưu điểm đặc biêt, bệnh nhân cần áp dụng kịp thời và phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Thay đổi lối sống

Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày không dùng thuốc vẫn được luôn các bác sĩ khuyến khích cho bệnh nhân của mình. Một chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ làm giảm đáng kể tần suất tổn thương bệnh gây ra:

  1. Ăn từng bữa nhỏ
  2. Lựa chọn các thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit như bánh mỳ hay bột yến mạch
  3. Giảm hấp thụ các thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chua, cay.
  4. Không hút thuốc, uống rượu bia, đồ uống có gas,…
  5. Giữ cân nặng hợp lý
  6. Không vận động mạnh sau khi vừa ăn xong.
  7. Thư giãn, giảm stress

Điều trị bằng thuốc tây

Tùy vào nguyên nhân gây trào ngược dạ dày mà bác sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc chữa trị như:

  1. Thuốc tạo màng ngăn: Alginat, Misoprostol, Rebamipide…
  2. Thuốc điều hòa nhu động ruột: Sulpirid, Metoclopramid, Metopimazin…
  3. Thuốc tăng trợ lực cơ thắt dưới thực quản: Metoclopramide (thuốc tiêm), Cisapride, Antacid,…
  4. Thuốc ức chế bơm proton: Esomeprazole, Omeprazole, Rabeprazole…

Chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị trào ngược dạ dày phù hợp với bệnh nhân ở giai đoạn nặng:

  1. Phương pháp Nissen: Với phương pháp phẫu thuật Nissen, phần trên của dạ dày sẽ được quấn quanh cơ thắt thực quản dưới để tăng cường cơ thắt và ngăn sự trào ngược axit.
  2. Phương pháp phân ly thực quản: Phân ly thực quản là phương pháp thường được sử dụng để điều trị cho trẻ em suy yếu thần kinh bị trào ngược dạ dày. Các nghiên cứu cho thấy rằng, đây là phương pháp có tỷ lệ thành công cao và tỷ lệ tái phát thấp nhất.

Chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng phẫu thuật

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc Nam

Bài thuốc từ gừng ngâm giấm

Gừng ngâm giấm có khả năng giảm nhanh các triệu chứng đầy bụng, ợ chua, ợ hơi, khó tiêu,… Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh chỉ cần ăn 3 lát gừng ngâm giấm liên tục trong 1 tuần sẽ thấy bệnh giảm đi rõ rệt.

Cách làm: Gừng rửa sạch, gọt vỏ, thái lát mỏng, sau đó cho vào bình thủy tình rồi đổ ngập giấm và ngâm khoảng 1 tuần là có thể dùng được.

Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong

Trong mật ong có chứa nhiều acid amin và vitamin có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt chất kháng sinh tự nhiên có trong mật ong có tác dụng làm liền lớp niêm mạc dạ dày nhanh chóng.

Cách làm: 5 củ gừng già ép lấy nước, sau đó thêm 2 thìa mật ong cùng nước ấm, uống liên tục trong khoảng 7-10 ngày.

Bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày bằng cây tía tô

Theo như nghiên cứu khoa học, trong tía tô có chứa tanin và glucosid. Đây là 2 thành phần có tác dụng chống viêm và xoa dịu các vết loét nhanh chóng, khắc phục tình trạng tiết acid quá mức của dịch vị dạ dày.

Cách làm: Bạn sử dụng một ít lá tía tô tươi hoặc khô cùng được, sau đó đêm đi sắc lấy nước uống.

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm

Từ lâu trong dân gian đã truyền tai 6 vị thảo dược được coi là “khắc tinh” của bệnh trào ngược dạ dày, bao gồm: Bạch mao căn, Kim ngân, Chỉ thiên, Hoàng bá, Nhân trần và cối xay.

Cao Bình Vị Tâm Minh Đường - Thành phần

Tuy nhiên đây đều là những vị thuốc quý, người bệnh khó có thể tìm kiếm ở ngoài. Hơn nữa, việc gia giảm tỷ lệ thuốc sao cho hợp lý để thảo dược phát huy hết tác dụng trong việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản thì không phải ai cũng làm được. Thấy được thực trạng này, phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường đã nghiên cứu và bào chế thành công Cao Bình Vị – bài thuốc được chắt lọc từ 6 vị thảo dược kinh điển trên.

Đặc biệt, Cao Bình Vị Tâm Minh Đường của nhà thuốc được bào chế dưới dạng THANG THUỐC ĐÔNG Y truyền thống nhằm đảm bảo tối đa dược tính của các vị thuốc theo yêu cầu. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh không có điều kiện tự sắc thuốc và có mong muốn nhờ nhà thuốc sắc hộ, đóng gói thành phẩm để thuận tiện sử dụng thì nhà thuốc cũng sẽ hỗ trợ HOÀN TOÀN MIẾN PHÍ theo yêu cầu của bệnh nhân.

CTA-Bac-si-Vuong

Cũng là những nguyên liệu ấy, nhưng Cao Bình Vị lại mang lại những giá trị vô cùng đáng giá là bởi:

  • Thuốc được thu hái từ vườn dược liệu chuyên biệt của Bộ Y tế, đạt tiêu chuẩn
  • Các vị thuốc được gia giảm với nhau theo tỷ lệ vàng giúp gia tăng công năng trị trào ngược dạ dày

Cao Bình Vị Tâm Minh Đường - Ưu điểm

Nhờ vậy mà bài thuốc Cao Bình vị mang lại hiệu quả điều trị trào ngược dạ dày vô cùng khả quan:

  • Sau 7-10 ngày đầu: Giảm 65% triệu chứng đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua. Acid được trung hòa.
  • 10-20 ngày tiếp theo: Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày hoàn toàn biến mất, lớp niêm mạc dạ dày được phục hồi 80%.
  • Sau 1-2 tháng sau: Khôi phục chức năng của dạ dày và thực quản, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Địa chỉ: Số 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược

Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Điện thoại: 0903.876.437

Trên đây là một số thông tin hữu ích về bệnh lý trào ngược dạ dày. Hy vọng người bệnh đã có cái nhìn chính xác nhất về căn bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bản thân và những người xung quanh.

0983340246