Trào ngược dạ dày có lây không? Là một trong những câu hỏi đã rất nhiều người quan tâm. Bệnh không những ảnh hưởng đến chức năng, hoạt động của hệ tiêu hóa mà còn khiến cho chúng ta có nguy cơ mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm như viêm loét, đau dạ dày… Để giúp giải đáp vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin qua nội dung dưới đây.
Bệnh trào ngược dạ dày có lây không?
Đây là tình trạng phần dịch vị có trong dạ dày bị trào ngược lên các cơ quan hô hấp và thực quản ở bên trên. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này là do người bệnh có chế độ ăn uống không hợp lý, dùng quá nhiều rượu bia, chất kích thích, bị tăng cân, béo phì. Ngoài ra, bệnh lý này xảy ra còn do bạn luôn duy trì thói quen thức khuya và thường xuyên bị căng thẳng, stress kéo dài.
Những dấu hiệu cho thấy bạn bệnh:
- Xuất hiện các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua.
- Có cảm giác buồn nôn khi đói hoặc khi nhìn thấy vật gây kích thích.
- Bị đau tức vùng ngực, đặc biệt là vùng thượng vị.
- Khó nuốt thức ăn.
- Bị ho, giọng nói bị khàn.
- Miệng tiết ra nhiều nước bọt.
Vậy căn bệnh trào ngược dạ dày có lây không? Đây là câu hỏi thắc mắc của khá nhiều người. Hiện nay, vẫn chưa có bất cứ một nghiên cứu nào cho thấy căn bệnh này có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Thực chất, nguyên nhân gây bệnh không phải do sự lây truyền của bất cứ loại vi rút nào mà là do người bệnh có chế độ sinh hoạt không hợp lý. Từ đó khiến cho dạ dày bị tổn thương và gây nên tình trạng trào ngược dịch axit lên vùng cổ họng.
Mặc dù vậy, theo ý kiến của một số chuyên gia cho biết, nếu trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP gây ra thì có khả năng bệnh sẽ lây sang người lành thông qua đường ăn uống, hôn môi, sử dụng các loại đồ dùng cá nhân chung. Tuy nhiên, tình trạng bệnh thường xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau, không đơn thuần chỉ do vi khuẩn HP. Chính vì vậy, bệnh không có khả năng lây nhiễm. Có hay chăng chỉ là do bạn có lối sống không tốt khiến cho vi khuẩn HP có điều kiện hoạt động và gây nên tình trạng bệnh.
Cụ thể, bệnh trào ngược dạ dày lây qua những con đường như sau:
- Ăn uống: Nếu thức ăn không được đậy kín, các con vật như muỗi, ruồi có thể đậu vào và tạo điều kiện cho vi khuẩn HP được lây lan nhanh.
- Nước bọt: Trong nước bọt người bệnh có chứa lượng lớn vi khuẩn HP. Chính vì vậy, khi giao tiếp hay ăn uống chung, vi khuẩn HP sẽ được lây dễ dàng từ người bệnh sang người lành.
- Thông qua quá trình nội soi dạ dày: Nếu dụng cụ y tế, thiết bị nội soi dạ dày không được vệ sinh sạch sẽ thì khả năng lây nhiễm vi khuẩn HP sẽ khá cao.
- Phần chất thải sau khi đi vệ sinh: Nếu bạn không rửa tay thật sạch sau khi đi vệ sinh thì vi khuẩn HP càng có điều kiện lan rộng và lây cho người khác.
Tình trạng trào ngược dạ dày nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Đó là chưa kể bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và khiến cho chức năng, hoạt động của dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.
Xem thêm: Cách chữa trào ngược dạ dày bằng diện chẩn chính xác trên từng đường nét
Trào ngược dạ dày có di truyền không?
Vi khuẩn HP chỉ có thể hoạt động và gây nên bệnh lý ở dạ dày. Vậy, căn bệnh này có khả năng di truyền không?
Theo ý kiến của các chuyên gia cho biết, mặc dù đây không phải là một căn bệnh truyền nhiễm nhưng không có nghĩa là bệnh không có khả năng di truyền giữa những người có cùng dòng máu, huyết thống với nhau. Vậy thực chất, bệnh lý này có di truyền không?
Nền y học hiện đại tiên tiến trên thế giới vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh rằng trào ngược dạ dày có thể di truyền. Tuy nhiên, chúng ta có thể đề phòng và ngăn ngừa căn bệnh bằng những cách sau:
- Hạn chế mức tiêu thụ thấp nhất các loại thức ăn gây hại cho dạ dày như đồ ăn cay nóng, thực phẩm chiên rán quá nhiều dầu mỡ, các loại đồ chua, nhiều acid…
- Không ăn no quá mức, không để bụng quá đói, trước khi đi ngủ không được ăn quá nhiều. Đồng thời, bạn cũng không nên đi nằm ngay sau khi ăn cơm.
- Kiêng sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống chứa nhiều cafein bởi chúng sẽ khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn.
- Không nên mặc những bộ quần áo quá chật và bó sát, nhất là vùng bụng.
- Chọn mua và chế biến các loại thực phẩm sạch, không dùng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng, không dùng vật dụng chung với người khác để hạn chế sự lây nhiễm của vi khuẩn HP.
- Nếu bị béo phì, thừa cân, tốt nhất bạn nên giảm cân.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
>> Có thể bạn quan tâm: Khám trào ngược dạ dày ở đâu, bệnh viện nào tốt và bác sĩ chữa giỏi
Bài viết trên đã lý giải cho bạn về vấn đề bệnh trào ngược dạ dày có lây không, lây qua đường nào và di truyền không. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức cũng như chủ động phòng ngừa căn bệnh hiệu quả. Từ đó nâng cao được sức khỏe và có được cuộc sống hạnh phúc, bình an.
Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường