Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay của Nhật, Mỹ giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả. Cùng tamminhduong.com tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm cột sống bị chèn ép khiến bao xơ nứt rách, nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài gây chèn ép rễ thần kinh, khiến bệnh nhân thấy đau đớn âm ỉ. Tình trạng thoát vị xuất hiện phổ biến ở vùng cổ và thắt lưng, cụ thể ở đốt sống cổ C5 C6, C6 C7 và đốt sống lưng L4 L5, L5 S1.
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Giảng viên ĐH Y dược TP.HCM), số người mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng tăng cao, trong đó có đến 35% là người trong độ tuổi từ 20 – 55, số còn lại là người cao tuổi. Đáng báo động là xã hội càng hiện đại thì tỷ lệ trẻ hóa của căn bệnh này lại càng gia tăng.
Bệnh thoát vị đĩa đệm chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu bị biến dạng, vòng bao xơ vẫn chưa bị rách. Người bệnh khó phát hiện mình đang mắc bệnh do không đau nhức chỉ thỉnh thoảng bị tê chân, tê tay.
- Giai đoạn 2: Vòng bao xơ rách một phần, nhân nhầy đã bắt đầu thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm đã bị phình to, nhưng cơn đau nhức vẫn chưa rõ ràng.
- Giai đoạn 3: Vòng xơ đã rách toàn phần, nhân nhầy bị lồi ra ngoài và đã xảy ra tình trạng chèn ép rễ thần kinh. Ở giai đoạn 3, người bệnh bị những cơn đau nhức hành hạ nên mới bắt đầu điều trị.
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn bệnh tiến triển nặng và nguy hiểm nhất. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh kéo dài gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Những cơn đau nhức dai dẳng, dữ dội ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh.
Các thể thoát vị đĩa đệm
Các thể thoát vị đĩa đệm được phân loại dựa theo sự chèn ép thần kinh tủy sống và theo vị trí. Cụ thể như sau:
Theo vị trí, tình trạng đĩa đệm thoát vị
Các thể thoát vị đĩa đệm gồm:
- Thoát vị đĩa đệm ra trước: Thể này khi nhân nhầy thoát ra ngoài không chèn ép vào dây thần kinh tủy sống nên người bệnh không cảm thấy bị đau nhức
- Thoát vị đĩa đệm ra sau: Thể này rất phổ biến, nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép, đè nén vào tủy sống, dây thần kinh dẫn đến đau nhức, tê bì, đau mỏi… rất khó chịu
- Thoát vị đĩa đệm nội xốp hay còn gọi là thoát vị đĩa đệm vào thân đốt sống
Theo vị trí đĩa đệm bị lệch, chệch
Các thể thoát vị đĩa đệm gồm:
- Thoát vị đĩa đệm cổ
- Thoát vị đĩa đệm cổ ngực
- Thoát vị đĩa đệm ngực
- Thoát vị đĩa đệm ngực lưng
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Theo sự chèn ép thần kinh tủy sống
Các thể thoát vị đĩa đệm gồm:
- Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm: Nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép lên tủy sống. Thể thoát vị đĩa đệm này mặc dù không gây ra hiện tượng tê bì tay chân nhưng lại là thể nguy hiểm nhất. Bởi nếu tủy sống bị chèn ép nhiều thì người bệnh có thể bị mất hoàn toàn chức năng vận động và khả năng bài tiết
- Thoát vị đĩa đệm thể cạnh trung tâm: Nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép vào rễ thần kinh và tủy sống
- Thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh bên trái hoặc bên phải: Hầu hết bệnh nhân mắc phải thể thoát vị này, các triệu chứng của bệnh cũng rất dễ dàng nhận biết
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm
Theo thống kê từ các chuyên gia Y tế, các yếu tố gây ra tình trạng đĩa đệm bị thoát vị có rất nhiều, tuy nhiên phổ biến nhất phải kể đến các nguyên nhân sau đây:
- Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm do lão hóa: Tuổi càng cao thì đĩa đệm càng bị bào mòn mạnh khiến nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu gây thoát vị. Thông thường quá trình lão hóa này sẽ diễn ra ở độ tuổi 40 trở đi.
- Sinh hoạt không khoa học: Ngồi, đứng quá lâu 1 chỗ, ngủ không đúng tư thế… sẽ khiến cột sống tổn thương.
- Nguyên nhân gây bệnh do mang thai: Quá trình mang thai sẽ làm tăng áp lực đến cột sống, gây tổn thương sụn khớp và tạo điều kiện để bệnh xuất hiện.
- Do nghề nghiệp: Một số nghề nghiệp đòi hỏi cột sống phải vận động quá mức sẽ làm tăng nguy cơ mắc thoát vị như lái xe, giáo viên, vận động viên, công nhân…
- Chấn thương: Tai nạn giao thông, ngã cầu thang… khiến vùng cột sống bị tổn thương, thoái hóa.
- Một số nguyên nhân gây thoát vị khác: Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, béo phì, lười vận động…
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Thông thường, người bệnh thoát vị sẽ dựa trên biểu hiện đau lưng âm ỉ hoặc đau ở cổ để xác định tình trạng bệnh lý. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nghĩa, đau nhức chỉ là 1 yếu tố nằm trong nhóm triệu chứng thoát vị đĩa đệm lâm sàng sau:
- Đau cột sống cấp, mãn tính: Vị trí cơn đau do thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở vùng cổ, lưng khởi phát đột ngột, âm ỉ rồi dữ dội. Đau nhức do thoát vị thường xuất hiện khi vận động mạnh và giảm ngay khi nghỉ ngơi.
- Hạn chế vận động: Người bệnh thoát vị thường bị hạn chế các cử động như cúi, xoay, gập cổ hoặc cúi, nghiêng người bị hạn chế. Bệnh nhân cũng bị cơ cứng vùng cổ, thắt lưng sau khi thức dậy vào buổi sáng.
- Tê bì: Khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm dây thần kinh sẽ bị khối thoát vị chèn ép sẽ gây tê cứng vùng cổ xuống cánh tay, thắt lưng xuống mông đùi và 2 chân.
- Tổn thương rễ thần kinh: Cơ thể không phân biệt được nóng/lạnh, người bệnh thoát vị gặp vấn đề về phản xạ cánh tay, bàn chân chậm dần, nhiệt độ da giảm…
- Mất kiểm soát đại tiểu tiện: Khi bị thoát vị, dây thần kinh chỉ huy truyền từ não đến ruột, bàng quang bị chèn ép và khiến người bệnh tiểu bí, tiểu són, đại tiện không tự chủ.
- Một số triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm khác: Cơ thể người bệnh mệt mỏi, sốt, ăn không ngon, mất ngủ, sụt cân…
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Thông thường, thoát vị đĩa đệm phát triển theo 4 giai đoạn:
- Phình đĩa đệm: Xảy ra khi bao xơ vẫn hoạt động bình thường nhưng đĩa đệm bắt đầu có dấu hiệu tổn thương, nhân nhầy trong đĩa đệm phình lồi biến dạng.
- Lồi đĩa đệm: Ở giai đoạn tiếp theo này, nhân nhầy trong đĩa đệm phồng lồi quá to và muốn thoát ra khỏi bao xơ.
- Khởi phát bệnh: Xảy ra khi bao xơ bị phá vỡ hoàn toàn và nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép vào dây thần kinh và tủy sống.
- Tình trạng bệnh có mảnh rời: Lúc này, nhân nhầy thoát ra từ bao xơ đã tách biệt thành khối riêng và biến dạng so với ban đầu. Bao xơ tổn thương nặng nề, rách nhiều phía.
Trên thực tế, bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh cụ thể ở từng người. Nếu bệnh mới xuất hiện và ở giai đoạn khởi phát thì hoàn toàn có thể điều trị được và không có gì đáng ngại, nhưng nếu để kéo dài nhiều năm, tình trạng bệnh tăng nặng thì tình trạng sẽ trở nên nguy hiểm hơn và hiệu quả can thiệp sẽ thấp hơn.
Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng thoát vị đĩa đệm của bệnh nhân.
Chẩn đoán lâm sàng:
- Khởi đầu đau lưng ,vài ngày hay vài tuần hoặc đột ngột đau theo rễ thần kinh. Đau tăng khi làm nặng ,ho, rặn… giảm khi nghỉ ngơi.
- Thường không dám vận động mạnh. Tuy nhiên giữ quá lâu một tư thế (đứng ngồi hay nằm) cũng gây ra đau do bị thoát vị đĩa đệm, vì vậy cần phải thay đổi tư thế khi sinh hoạt và làm việc.
- Triệu chứng bàng quang như tiểu khó, tiểu gắt hay tiểu không hết, thường gặp trong những trường hợp nặng.
- Chèn ép rễ: Cơn đau do thoát vị đĩa đệm thường lan xuống chân, tê bì, châm chích như kiến cắn, mất cảm giác nóng lạnh, mất phản xạ dựng lông, rối loạn đại tiểu tiện… Có dấu hiệu chuông bấm và Lasègue.
Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm cận lâm sàng:
- Chụp X-quang: Xác định vị trí thoát vị cùng các thương tổn khác như trượt đốt sống, mất vững cột sống, mất ưỡn cột sống, lệch vẹo cột sống…
- Chụp MRI: Xác định được hình ảnh, vị trí và tần số thoát vị. Đây là phương pháp chẩn đoán thoát vị chính xác nhất.
- Chụp cắt lớp: Giúp xác định vị trí và mức độ thoát vị, áp dụng cho bệnh nhân không thể chụp MRI.
Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì khỏi?
Nhiều bệnh nhân đã nếm trải khoảng thời gian dài “chung sống với căn bệnh thoát vị”, họ luôn mong muốn sớm có một loại thuốc đặc trị thoát vị tốt nhất trên thị trường giúp họ “chia tay” với căn bệnh này. Với ưu thế của khoa học hiện đại cùng với kinh nghiệm nghìn năm của cổ phương: Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm của Nhật Bản, Mỹ là những dòng thuốc tân dược nước ngoài đang rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.
Ngoài ra, ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 – 2020 đã nổi lên với bài thuốc được kênh thông tấn hàng đầu thế giới Reuters đưa tin, cũng như được nhiều báo trí và đài truyền hình trong nước nhắc đến là An Cốt Nam. Tuy nhiên, thực hư về hiệu quả của bài thuốc An Cốt Nam chúng ta sẽ nói nhiều hơn ở cuối bài, còn bây giờ hãy cùng bài viết tìm hiểu về một số loại thuốc đặc trị bệnh thoát vị nổi tiếng nhất đến từ thị trường Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm của Nhật Bản
Glucosamine DHC
Glucosamine DHC là một loại thuốc Tây y giúp bồi bổ xương khớp hỗ trợ điều trị thoát vị của Nhật Bản rất tốt. Thành phần của sản phẩm này gồm có: Chất chiết xuất từ vỏ sò, vỏ tôm, cua biển; Glucosamine và Chondroitin.
Theo nhà sản xuất, Glucosamine DHC có tác dụng tốt trong việc duy trì sự hoạt động trơn tru của xương khớp, giúp giảm đau và chứng thoái hóa khớp ở người trung niên. Ngoài ra sản phẩm còn giúp ức chế Enzyme Lactase – một chất gây thoái hóa sụn, hỗ trợ sản sinh dịch nhầy và lớp đệm sụn.
Giá của sản phẩm này là 550.000 VNĐ/ hộp 180 viên.
Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm của Nhật – Flex Power EX
Flex Power EX là một loại thuốc bồi bổ xương khớp và hỗ trợ điều trị tình trạng đĩa đệm bị thoát vị rất tốt. Sản phẩm này bao gồm: Chondroitin sulfat (được lấy từ vi cá mập) cùng các Vitamin B1, B6, B12…
Ngoài ra, Flex Power EX còn bổ sung các chất cần thiết cho quá trình chữa trị bệnh viêm thấp khớp và viêm mô cơ, giảm thiểu các triệu chứng do eczema gây ra và bổ sung canxi để ngừa loãng xương.
Giá bán của sản phẩm này khoảng 750.000 – 900.000 / hộp 270 viên.
Thuốc thoát vị đĩa đệm của Nhật Glucosamine của Orihiro
Đây là loại thuốc tân dược giúp phục hồi cấu tạo xương khớp được đánh giá cao. Thành phần của Glucosamine của Orihiro bao gồm nhiều vi khoáng cần thiết cho xương khớp như: Protein, Sodium, Carbohydrate, Canxi, Kẽm, Magnesium, Acid folic và Glucosamine.
Công dụng của sản phẩm tập trung vào việc tái tạo và ngăn ngừa lão hóa sụn, tăng khả năng hấp thu canxi cho sụn khớp, bổ sung chất nhờn nhằm giảm ma sát cho đĩa đệm thoát vị để giúp giảm đau.
Giá của sản phẩm này trong khoảng 510.000 VNĐ/ hộp 900 viên.
Thuốc Q&P của Japan
Q&P là một loại thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh lý viêm khớp, thoái hóa cột sống, gai đốt sống,… nói chung.
Sản phẩm giúp giảm đau và chống viêm do các bệnh lý xương khớp gây ra, tham gia vào quá trình sửa chữa các tổn thương tại hệ thần kinh ngoại biên và tăng cường tuần hoàn máu tại tổ chức xương khớp.
Thành phần của Q&P gồm có: Bowie thảo dược chiết xuất khô, Benfotiamine, Sodium chondroitin sulfate ester, Tocopherol succinate canxi và Cyanocobalamin.
Sản phẩm có giá khoảng 600.000 VNĐ/ hộp 250 viên.
Squalene Orihiro Nhật Bản
Đây là loại thuốc tân dược của Nhật Bản có tác dụng cải thiện các triệu chứng do bệnh lý xương khớp gây ra và giúp phòng ngừa chứng loãng xương, đau nhức ở người cao tuổi.
Thành phần của thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm Squalene Orihiro Nhật Bản gồm có: Sụn vi cá mập, dầu gan cá mập, Glucosamine, Glycerin và Gelatin, Protein, canxi, collagen…
Một số công dụng của sản phẩm được nhà sản xuất đề cập là: Cải thiện các cơn đau do thoát vị gây ra, tham gia vào quá trình tái tạo sụn khớp và ngăn ngừa tình trạng phá hủy sụn, tăng cường hấp thu canxi vàng xương, bổ sung nhớt cho các đầu khớp…
Hiện, sản phẩm đang có giá bán khoảng 550.000VNĐ/ hộp 360 viên tùy đại lý và nhà thuốc.
Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm của Mỹ
Davinci Discovery
Đây là một loại thuốc Tây của Hoa Kì có tác dụng trong việc nuôi dưỡng xương khớp, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân có địa đệm bị thoát vị ra khỏi vị trí cấu tạo ban đầu hoặc hiện tượng thoái hóa cột sống.
Thành phần chính của Davinci Discovery bao gồm: Tinh chất chiết suất từ sụn khí quản bò rừng, các vitamin và nhiều khoáng chất quan trọng như: Vitamin D, C, B6, kẽm, kali, mangan, magnesi….
Theo nhà sản xuất thuốc trị thoát vị đĩa đệm đến từ Mỹ, Davinci Discovery có tác dụng bổ sung khoáng chất và vitamin để tăng cường sức khỏe xương khớp, hỗ trợ giảm thiểu các cơn đau nhức xương khớp do bệnh lý, vận động hoặc do chấn thương gây nên.
Ngoài ra, loại thuốc này còn có tác dụng tăng cường chất nhờn ở dây chằng, tăng độ dẻo dai và giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở người cao tuổi.
Sản phẩm này có giá bán từ 800-900 ngàn VNĐ/hộp 18 viên.
Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm của Mỹ Bi-Jcare
Đây là một loại thuốc tân dược của Mỹ có công dụng nuôi dưỡng hệ thống sụn khớp, hỗ trợ tăng sản xuất chất nhờn cho khớp, cải thiện viêm bao hoạt dịch và viêm xương khớp và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý về khớp khác.
Sản phẩm được bào chế từ nhiều hoạt chất chiết suất từ thiên nhiên như: Glucosamin, bột rễ gừng, boswellia extract, chondroitin sulfat, collagen type II tự nhiên, hyaluronic acid…
Giá tham khảo của sản phẩm này là khoảng 600.000 VNĐ/hộp 60 viên.
Thuốc trị thoát vị đĩa đệm Glucosamine Chondroitin MSM
Glucosamine Chondroitin MSM có tác dụng tốt trong việc tái tạo dịch khớp, hỗ trợ phòng chống bệnh thoát vị hoặc thoái hóa khớp. Ngoài ra, Glucosamine Chondroitin MSM còn có tác dụng trong việc ngăn chặn sự khuếch tán glucose vào mô sụn để phòng ngừa các tổn thương.
Thành phần của sản phẩm gồm có: Glucosamine HCL, Calories, MSM, Carbohydrate, Natri, Protein, Collagen (Hydrolyzed Gelatin), Gelatin, bột gạo, Silica, Magnesium Stearate , Citrus Bioflavonoid Extract (Citrus limon)…
Giá bán của sản phẩm trong khoảng 450.000 VNĐ/ hộp 60 viên.
Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm – Jex Max
Jex Max là một loại thuốc có tác dụng hỗ trợ trong điều trị đĩa đệm tổn thương hoặc thoát vị. Ngoài ra, sản phẩm này còn có tác dụng ức chế quá trình thoái hóa của xương khớp ở người cao tuổi, hỗ trợ sản sinh canxi và chống loãng xương.
Thành phần nổi bật nhất trong Jex Max là peptan – một chất có tác dụng giảm đau hiệu quả và UC-II – giúp tăng cường hệ miễn dịch và kháng viêm. Ngoài 2 chất trên, sản phẩm còn chứa: White willow bark 15%, Curcumin (turmeric extract), Alcolec® F-100 (phosphaidylcholine24%), Bromelain 2400 GDU: 60 GDU và Chondroitin sulfate 90%.
Hiện tại, sản phẩm này đang được bán với giá 300.000 VNĐ/ hộp 30 viên.
Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay
Như đã nói ở phần đầu, Một trong những bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm và các bệnh xương khớp được nhiều người nổi tiếng như MC Quyền Linh, nghệ sĩ Mạc Can,.. lựa chọn đó chính là An Cốt Nam. Đây là thành quả tuyệt vời sau một chặng đường dài nghiên cứu, tìm tòi của đội ngũ bác sĩ Y học cổ truyền Tâm Minh Đường. Kế thừa tinh hoa của 2 bài thuốc cổ phương Độc hoạt tang ký sinh và Quyên tý thang kết hợp với việc gia giảm một số loại thảo dược quý hiếm: sâm ngọc linh, bý kỳ nam, trư lung thảo,.. mang đến tác dụng điều trị bệnh xương khớp hiệu quả trong An Cốt Nam.
- Thuốc uống: Khu phong tán hàn, tiêu viêm, đào thải độc tố trong xương khớp, triệt tiêu nguyên nhân gây thoái hóa xương khớp, làm lành tổn thương từ sâu bên trong. Cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng xương khớp, tăng cường sức dẻo dai cho hệ cơ xương – đĩa đệm – dây chằng.
- Cao dán: thành phần bao gồm các dược liệu mang tính ấm nóng, có tác dụng giảm đau hiệu quả. Người bệnh chỉ cần dán miếng cao lên vùng đau nhức khoảng 30p sẽ cảm thấy dễ chịu.
- Vật lý trị liệu + Bài tập chuyên biệt: Các tác động vật lý giúp khai thông kinh lạc, tăng tuần hoàn máu, mở đường cho máu và dưỡng chất trong thuốc uống đi sâu vào hệ thống xương khớp, rút ngắn thời gian điều trị.
MC.Quyền Linh chia sẻ về hiệu quả của thuốc An Cốt Nam
Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
Tùy vào cơ địa của từng người, thuốc sẽ có tác dụng sau 1 – 3 liệu trình sử dụng. Nhìn chung hiệu quả sử dụng của An Cốt Nam sẽ trải qua những giai đoạn chính sau:
- 3-5 ngày: trong thời gian này, người bệnh có thể sẽ cảm thấy đau hơn, bởi lúc này là thời điểm thuốc thích nghi với cơ thể. Với những thể trạng hợp thuốc nhanh thì sẽ thấy cơn đau và một số triệu chứng điển hình thuyên giảm đến 30%.
- 7-15 ngày: các cơn đau nhức, tê bì giảm tới 85%, người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng
- 20-50 ngày: Các triệu chứng của bệnh gần như chấm dứt. Người bệnh có thể đi lại bình thường.
Đáp ứng yêu cầu của độc giả, tòa soạn xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:
Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
- Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
- Hotline: 0983 34 0246
- Máy bàn: 02462 9779 23
Phòng chẩn trị YHCT An Dược
- Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng,P.15,Q.Bình Thạnh
- Hotline: 0983 34 0246
- Máy bàn: 028 6683 1025
Vừa rồi, chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn các loại thuốc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay vừa đảm bảo an toàn mà hiệu quả. Nếu thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng biết bạn nhé. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!
Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường