Cây dây đau xương có tác dụng gì? Hình ảnh, cách sử dụng và nơi mua bán

Dây đau xương là vị thuốc nam quá đỗi quen thuộc. Với khả năng chống viêm, giảm đau, bớt sưng đỏ,… Loại thảo dược này xuất hiện rất nhiều trong những bài thuốc trị bệnh xương khớp. Vậy thực hư công dụng, hình ảnh và cách sử dụng của loại cây này thế nào, cũng như nơi mua bán ở đâu? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!

Dây đau xương là cây gì?

Dây đau xương hay còn có tên gọi khác là Khoan cân đằng, đây là một loại thảo dược có hoa thuộc họ Biển bức cát. Không đơn thuần vị thuốc này được người ta gọi với cái tên như vậy. Cái tên này được bắt nguồn từ chính công dụng của nó, đó chính là chữa bệnh đau xương khớp.

Dây đau xương là cây gì?
Dây đau xương là cây gì?

Được biết đến là loại cây thân leo, khi cành dài ra sẽ có xu hướng rủ xuống đất. Khi cây mới phát triển, trên cành xuất hiện lông, sau đó nhẵn. Lá có hình tim, chiều rộng từ 8-10cm, dài 10-12cm, mặt dưới có màu trắng nhạt, mặt trên lá màu xanh có 5 đường gân rõ ràng.

Hoa của dây đau xương có màu trắng, nở thành từng chùm nhưng cũng có khi đơn độc. Quả của nó có hình bán cầu, bị hóp lại, khi chín có màu đỏ, hình bán cầu, chảy ra dịch nhầy. Bộ phận của câyđược sử dụng làm thuốc là phần thân và lá.

Vị thảo dược này sinh sống nhiều ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, đặc biệt rất ưa thời tiết tại Việt Nam, nhất là các tỉnh miền núi Phía Bắc.

Dây đau xương là thảo dược quý hiếm, xuất hiện rất nhiều trong những bài thuốc cổ xưa và được lưu truyền rộng rãi cho tới tận ngày hôm nay.

Dây đau xương có tác dụng gì?

Thành phần hóa học có trong vị thuốc này: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần hóa học có chứa nhiều trong cành là alkaloid, hoạt chất này có tác dụng giảm đau, tê buốt, chống viêm cực nhạy.

Ngoài ra, hoạt chất  Tinosinensid A, B và Dinorditerpen Glucosid cũng được tìm thấy trong dây đau xương. Hai thành phần này có công dụng chống viêm rất hiệu quả. Do vậy, người xưa thường sử dụng loại thảo dược này vào những bài thuốc trị đau xương khớp, sưng đỏ khớp.

Đặc biệt, vị thuốc dây đau xương còn có tác dụng ức chế quá trình co thắt cơ trơn, nhờ có sự xuất hiện của hai hoạt chất có lợi là Glycosid và Dior Diterpen. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng ức chế hệ thần kinh trung ương, đóng vai trò như một “liều thuốc” an thần, giảm đau và lợi tiểu cực tốt.

Nhờ đặc tính trên, Dây đau xương có công dụng điều trị một số bệnh lý về xương khớp như:

Cải thiện nhanh chóng cơn đau nhức xương khớp kéo dài, hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy,…

Ngăn ngừa biến chứng và giảm thiểu các cơn đau do bệnh tràn dịch khớp, gout, loãng xương,…

Hỗ trợ đẩy lùi cơn đau đớn, tê mỏi chân tay khi ngồi lâu ở một tư thế. Đồng thời, dây đau xương còn có khả năng hạn chế sự tổn thương tới hệ xương khớp do mang vác nặng, lao động quá sức,…

Cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm sưng khớp, phong tê thấp, viêm khớp dạng thấp,…

Ngoài Dây đau xương, Hạt đười ươi cũng là bài thuốc chữa bệnh đau xương khớp được người bệnh tin tưởng sử dụng. Hãy cùng tìm công dụng của Hạt đười ươi trong bài viết này nhé!

Đây là một thảo dược lành tính, vì thế trong quá trình sử dụng sẽ không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào tới cơ thể. Những trường hợp nên sử dụng Dây đau xương để cải thiện sức khỏe xương khớp:

  • Người mắc bệnh lý tràn dịch khớp gối, bệnh gout.
  • Người có biểu hiện đau vai gáy, đau nhức xương khớp kéo dài.
  • Người bị viêm khớp, phong thấp lâu năm.
  • Người gặp tổn thương xương khớp sau chấn thương
  • ,…

Cách sử dụng cây dây đau xương

Dược liệu có quý hiếm, có tốt đến đâu mà người dùng áp dụng không đúng cách thì coi như mẻ thuốc đấy phải bỏ. Nếu bạn chưa biết cách sử dụng loại thảo dược này sao cho hợp lý thì hãy tham khảo thông tin dưới đây nhé!

Cách sử dụng cây dây đau xương
Cách sử dụng cây dây đau xương
  • Trà dây đau xương

Uống trà mỗi ngày là phương pháp đơn giản nhất giúp bạn đẩy lùi được cơn đau xương khớp hiệu quả mà an toàn.

Để có được những tách trà dây đau xương thơm mùi thảo dược, bạn hãy chế biến theo cách sau:

Lấy một lượng tươi vừa đủ, cắt nhỏ rồi đem phơi khô. Nên chế biến một lượng lớn để dùng dần. Mỗi ngày pha một lượng vừa đủ với nước sôi rồi thưởng thức.

  • Dây đau xương ngâm rượu

Ngâm rượu là cách làm phổ biến, đặc biệt “món” này rất hấp dẫn các quý ông.

Cách chế biến như sau: Dây đau xương tươi đem rửa sạch, thái nhỏ rồi sao vàng trên chảo nóng. Tiếp đó, cho thuốc vào bình thủy tinh ngâm cùng với rượu trắng theo tỷ lệ 1:5. Ủ rượu khoảng 1 tháng là có thể mang ra sử dụng được.

Ngoài rượu Dây đau xương, rượu chuối hột rừng cũng là “liều thuốc” chữa đau nhức xương khớp được các quý ông đặc biệt yêu thích. Nếu bạn chưa biết, hãy tìm hiểu ngay công dụng của vị thuốc này!

Liều lượng: 1 chén/bữa

  • Cao dây đau xương

Ngoài sử dụng rượu và trà, cao cũng là cách chế biến được người bệnh lựa chọn. Bởi tính tiện lợi và hiệu quả mà nó mang lại. Người bệnh có thể tìm mua dễ dàng cao Dây đau xương trên thị trường. Sử dụng cao không chỉ thuận tiện mà còn giúp bạn bảo quản nó dễ dàng trong thời gian dài mà không bị hư hỏng.

Mua dây đau xương ở đâu?

Đây là vị thuốc phổ biến, bạn đọc có thể tìm mua dễ dàng tại các hiệu thuốc đông y trên toàn quốc. Bên cạnh đó, để tiết kiệm thời gian mua hàng, bạn có thể tìm mua loại thảo dược này trên mạng. Tuy nhiên, hình thức mua hàng này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Bởi bạn sẽ không được ngửi, nhìn, chạm nên khó mà biết được là hàng thật hay dây đau xương giả. Để tránh tình trạng mua phải hàng kém chất lượng, bạn đọc cần tìm hiểu kỹ địa chỉ bán trước khi mua hoặc tham khảo ý kiến của bạn bè và người thân nhé!

Các bài thuốc từ Dây đau xương đều có hiệu quả và độ an toàn cao. Song song với quá trình điều trị bệnh bằng loại thảo dược này, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để mang tới tác động toàn diện.

0983340246