Thoái Hóa Khớp Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Điều Trị

Thoái hóa khớp là tình trạng lão hóa xương khớp mãn tính rất phổ biến, bệnh tập trung ở những người trong độ tuổi trung niên và người già. Cùng bài viết hôm nay tìm hiểu về các triệu chứng, nguyên nhân và thuốc điều trị căn bệnh này.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là tình trạng đĩa đệm, sụn khớp bị hư hỏng theo thời gian kèm theo tình trạng viêm và giảm sút lượng dịch nhầy bôi trơn. Sau một thời gian dài, việc thiếu chất bôi trơn làm cho sụn khớp dần trở nên xù xì và bị bào mòn tới mức nứt, rách.

Ngoài ra, khi bị thoái hóa khớp phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, mật độ khoáng giảm, đầu xương bị trơ ra và hình thành gai xương ở rìa. Khi vận động, xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.

thoái hóa khớp

Các khớp bị thoái hóa nhiều nhất xảy ra ở vị trí cổ tay, cổ chân, đầu gối,… gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu bệnh thường không có triệu chứng gì đặc biệt cộng thêm sự chủ quan của người bệnh nên rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề như nhiễm trùng khớp, teo cơ, bại liệt suốt đời.

Triệu chứng thoái hóa khớp

Trên thực tế, không phải người bệnh nào cũng có các triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều gặp phải các triệu chứng như sau:

Đau nhức quanh khớp

Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh. Những cơn đau thường âm ỉ và có thể tiến triển thành đau cấp tính khi người bệnh hoạt động mạnh. Giai đoạn ban đầu, người bệnh thoái hóa khớp chỉ thấy đau khi khớp hoạt động và chỉ cần nghỉ ngơi là cơn đau sẽ biến mất. Tuy vậy, sau 1 thời gian dài mà không có cách xử lý phù hợp thì cơn đau sẽ xuất hiện liên tục.

Cứng khớp

Triệu chứng này thường xảy ra vào buổi sáng khi vừa mới ngủ dậy và kèm theo các cơn đau nhức. Người bị thoái hóa khớp sẽ không thể cử động hay di chuyển được khi đau. Khi đó, chỉ cần nghỉ ngơi tầm 10-30 phút thì tình trạng này sẽ giảm dần.

Nghe thấy tiếng kêu lạo xạo khi cử động mạnh

Vì phần sụn và đệm giữa hai đầu xương bị hư hỏng kèm theo lượng dịch nhầy giảm bớt nên khi người bệnh thoái hóa khớp di chuyển thì phần đầu xương và sụn bị bào mòn sẽ chạm vào nhau gây ra tiếng lạo xạo. Tình trạng này sẽ dễ nhận biết nhất và thường kèm theo những cơn đau dữ dội khi người bệnh hoạt động mạnh.

Hạn chế vận động các khớp

Khi các khớp bị thoái hóa bệnh nhân sẽ khó có thể thực hiện được các động tác đơn giản như cúi người, quay cổ hay xoay các khớp bả vai, cổ tay, đầu gối,…

Teo cơ, khớp sưng đau hoặc biến dạng

Bệnh nhân có thể sưng tấy, đau, biến dạng, cơ xung quanh bị yếu và mỏng dần, teo đi. Đầu gối bị di lệch khỏi trục, các ngón tay bị u cục và gồ ghề, ngón chân thì cong vẹo,…

Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp

  • Yếu tố tuổi tác: Khi đến tuổi trưởng thành, các tế bào sụn không có khả năng sinh sản và tái tạo. Dần dần, khi thoái hóa khớp hình thành các tế bào sụn dần dần giảm chức năng tổng hợp chất tạo nên sợi collagen và mucopolysaccharide, làm cho chất lượng sụn kém dần, tính đàn hồi suy giảm.
  • Bẩm sinh: Các dị dạng bẩm sinh cũng là một trong các nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp. Chúng làm thay đổi diện tì nén bình thường của khớp hay cột sống khiến một số khớp không chịu được áp lực, để lâu gây ra thoái hóa.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị bệnh thì những người con cháu sau này cũng sẽ dễ dàng mắc bệnh hơn người bình thường nếu không có chế độ sinh hoạt lành mạnh.
  • Nguyên nhân thoái hóa khớp do các dị tật: Có các tổn thương do các bệnh lý xương khớp khác, các chấn thương do tai nạn, nghề nghiệp, làm thay đổi mối tương quan, hình thái của khớp và cột sống…
  • Nguyên nhân do béo phì: Thừa cân hoặc béo phì làm cho trọng lượng cơ thể tăng cao. Điều này sẽ làm tăng áp lực lên xương khớp, lâu dần làm xương khớp bị đè nén, biến dạng.
  • Nội tiết: Thiếu hormon ở nữ chính là một trong những yếu tố gây nên tình trạng thoái hóa khớp. Không chỉ có vậy, các hiện tượng như rối loạn hormon trong thời kỳ mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương do nội tiết… cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Chẩn đoán thoái hóa khớp

Khi bạn cảm thấy cơ thể có bất cứ biểu hiện bất thường nào ở khớp, tốt nhất hãy đến những trung tâm y tế có uy tín và các bệnh viện lớn để được chẩn đoán một cách sớm nhất. Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán dựa trên những triệu chứng đau cũng như các dấu hiệu kèm theo.

Chẩn đoán thoái hóa khớp

Một số xét nghiệm sẽ được các bác sĩ yêu cầu thực hiện như:

  1. Chụp X–quang ở vị trí các khớp có dấu hiệu bị thoái hóa, đau nhức
  2. Xét nghiệm máu

Dựa vào kết quả xét nghiệm và các triệu chứng thóa hóa khớp lâm sàng, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán sơ bộ và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Phân loại các dạng thoái hóa khớp

Tình trạng các khớp bị thoái hóa được chia làm hai loại điển hình lần lượt là:

  1. Thoái hóa tiên phát: thường xuất hiện ở khớp háng, khớp bàn chân ngón cái, khớp đầu gối,…
  2. Thoái hóa thứ phát: là hậu quả do tổn thương bởi nhiều lý do tại khớp hoặc ngoài khớp. Bệnh lý này có thể xuất hiện tại bất kỳ khớp nào.

Cách phòng tránh thoái hóa khớp

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý
  1. Axit béo Omega-3: Đây là những chất béo tốt cho cơ thể người bệnh thoái hóa khớp được tìm thấy trong dầu cá, hạt lanh, đậu nành, quả óc chó và cá hồi. Chúng có thể giúp giảm viêm khớp;
  2. Vitamin C: Một nghiên cứu đã chỉ ra nếu bạn hấp thụ vitamin C hàng ngày (120-200mg/ngày) thì có thể giảm nguy cơ thoái hóa khớp gấp ba lần so với người bình thường. Vitamin C có trong ớt xanh, trái cây họ cam quýt, cà chua, bông cải xanh và các loại rau xanh;
  3. Vitamin D: Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng những người có nồng độ vitamin D trong máu thấp có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp hơn. Cơ thể của bạn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tạo ra nguồn vitamin D. Ngoài ra vitamin D còn có thể được tìm thấy trong cá hồi, cá ngừ, cá mòi, sữa và trứng.
  • Sinh hoạt và tập luyện khoa học

Ngoài chế độ dinh dưỡng thì việc có một lối sống khoa học, hợp lý kết hợp với tập luyện thể dục thể thao hàng ngày cũng là những giải pháp phòng tránh bệnh rất hữu hiệu. Cụ thể, bạn đọc có thể tham khảo một số bài tập sau:

  1. Ngăn ngừa thoái hóa khớp với tư thế bò cừu: Bắt đầu đặt 2 bài tay và đầu gối xuống mặt sàn hoặc thảm tập  sao cho phần lưng thẳng và căng cứng cơ bụng. Tiếp tục hít không khí vào căng cứng cơ bụng, cong lưng và nâng đầu lên cao. Sau đó thở từ từ ra, cong lưng lên trần, kéo cằm hướng về phía ngực đồng thời hóp bụng lại. Lặp lại tư thế này liên tục 5 lần rồi kết hợp hít thở sâu.
  2. Tư thế rắn hổ mang giúp phòng tránh thoái hóa khớp: Nằm úp trên sàn hoặc thảm, hai chân kéo lại và duỗi thẳng 2 bàn tay trước người. Hít vào giữ nguyên hông và đùi trên sàn, cong nhẹ lưng dưới. Để phần khuỷu tay hơi có độ gập và hai cánh tay song song trước ngực. Từ từ ngửa đầu về phía sau lưng, mắt nhìn về phía trước. Duỗi rộng 2 vai đi qua khỏi hai tai. Giữ tư thế này trong khoảng 5 nhịp thở và sau đó thở ra đồng thời hạ nhẹ nhàng bụng xuống thảm.
  3. Bài tập phòng ngừa thoái hóa khớp “Squat rộng”: Thực hiện chuẩn bị đứng nguyên trên mặt sàn, hai chân dang rộng hơn vai một chút và giữ cơ thể thoải mái. Đầu tiên ngồi xuống tư thế squat thấp, hai bàn chân đặt song song với nhau. Đối với phần tay, hai bàn tay úp hướng vào trong và ấn mạnh lòng bàn tay vào nhau ở trước ngực.Từ từ thở ra và giữ nguyên tư thế đó trong 5 nhịp thở.

Thuốc điều trị thoái hóa khớp hiệu quả

  • Điều trị bằng thuốc Tây

Hiện nay, các bác sĩ thường áp dụng 3 phương pháp điều trị thoái hóa khớp chính đó là điều trị không dùng thuốc, điều trị dùng thuốc và cuối cùng là phẫu thuật.

Với cách điều trị không dùng thuốc thì người bệnh sẽ phải giảm cân nếu bị quá cân hoặc tập luyện những bài tập vật lý trị liệu để chống thoái hóa khớp, giảm đau, sửa chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp để tránh cho các khớp sẽ không bị quá tải.

Nếu bác sĩ chỉ định phải điều trị dùng thuốc thì người bệnh sẽ sử dụng các loại thuốc như thuốc chống viêm giảm đau (đường uống, bôi tại chỗ, tiêm vào trong khớp gối), các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm (Glucosamine sulfate và chondroitin sulfate, Diacerein, piascledine,…).

Điều trị thoái hóa khớp bằng phẫu thuật gồm có: Điều trị dưới nội soi khớp (Cắt lọc, bào, rửa khớp), khoan kích thích tạo xương (microfracture), cấy ghép tế bào sụn, mổ thay khớp. Cách điều trị này sẽ được các bác sĩ chỉ định khi việc điều trị bằng thuốc không đạt được hiệu quả.

  • Thuốc điều trị thoái hóa khớp theo tự nhiên

Nếu tình trạng bệnh của bạn không quá nặng và bạn lo ngại về những tác dụng phụ của việc điều trị bằng thuốc Tây y thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng các phương pháp Đông y vừa an toàn lại lành tình. Nếu sự dụng trong thời gian dài sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả bất ngờ.

  1. Áp dụng các bài thuốc nam: Các bài thuốc Đông y đều có các thành phần xuất phát từ tự nhiên nên rất an toàn lại cộng thêm việc thực hiện cúng rất dễ dàng nên được khá nhiều người tin dùng như đắp ngải cứu sao cùng muối hột, nước lá lốt phơi khô, đắp thuốc từ xương rồng
  2. Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt: Ngoài việc sử dụng các bài thuốc Nam điều trị thoái hóa khớp thì các phương pháp vật lý trị liệu như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, chườm nóng/lạnh, tắm bùn, suối khoáng cũng hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh.

Thuốc điều trị thoái hóa khớp toàn diện An cốt nam

Theo các chuyên gia cho biết, Lão hóa xương khớp là một bệnh lý có tính quy luật. Bởi vậy, các phương pháp đơn lẻ trên chỉ tác động một chiếu giúp cải thiện triệu chứng chứ không thể ngăn chặn tình trạng tái phát và giúp xương khớp bình phục trở lại được.

an cốt nam lộ trình điều trị kiềng ba chân

Đây cũng là một thách thức lớn cho nền y học Việt Nam để tìm ra một phương pháp điều trị toàn diện và hiệu quả. Với tình thần tận tụy vì người bệnh, phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường đã dày công nghiên cứu và cho ra đời bài thuốc An Cốt Nam – Giải pháp điều trị thoái hóa khớp toàn diện và dứt điểm.

Nhờ hiệu quả thực tiễn, An Cốt Nam trở thành bài thuốc đông y hiếm hói được Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) vinh danh trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2. Bác sĩ Toàn nhận định “An Cốt Nam giải quyết được hoàn toàn nguyên tắc điều trị của chứng thoái hóa khớp: Phong – Hàn – Thấp – Nhiệt nhờ tác động của 3 liệu pháp thuốc uống, cao dán và bài tập vật lý trị liệu”.

an cốt nam thành phần

Theo đó, phác đồ “Kiềng 3 chân” mà bác sĩ Toàn nhắc tới ở đây đó chính là:

  • Thuốc uống: Được bào chế từ thảo dược lành tính có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, tán hàn, tiêu viêm, phục hồi tổn thương sụn khớp.
  • Cao dán: Nhờ đặc tính ấm nóng từ quế chi, đại hồi,… Cao dán An Cốt Nam giúp cố định vết thương, giảm đau tức thì chỉ sau 10-20 phút sử dụng.
  • Bài tập vật lý trị liệu: Người bệnh sẽ được cung cấp VCD hướng dẫn bài tập chuyên biệt cùng 5 bước vật lý trị liệu miễn phí tại phòng khám. Trong đó, nổi bật có liệu pháp đốt thuốc ống tre giúp giãn cơ, giải phóng chén ép, đả thông kinh mạch, tăng tuần hoàn máu, giúp đẩy lùi cơn đau nhanh chóng.

an cốt nam ưu điểm độc quyền

Cho tới nay, An Cốt Nam đã trở thành bài thuốc được ưa chuộng sử dụng để điểu trị thoái hóa khớp gối. Đã có tới hơn 5000 bệnh nhân khỏi bệnh chỉ sau 2-3 liệu trình sử dụng.

Nhờ thành tựu này, phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường đã vinh dự trở thành thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng vào năm 2018.

Bạn cần bác sĩ tư vấn trực tiếp về trường hợp của mình?

Bấm vào đây để liên hệ ngay!

hotline miền bắc hotline sài gòn

Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc, bấm ngay khung chat bên cạnh để được bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất!

Tài liệu nghiên cứu và thống kê về thoái hóa khớp

Theo thống kê của nhiều tổ chức Y tế lớn trên thế giới, ở Mỹ: 80% người trên 55 tuổi các khớp xương có hiện tượng bị thoái hóa. Ở Pháp: tình trạng này chiếm 28% số bệnh về xương khớp.

Còn ở Việt Nam: Bệnh thoái hóa khớp chiếm tới 10,41% các bệnh về xương khớp. Hiện nay khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 và 85% người trên tuổi 80 có nguy cơ bị lão hóa.

0983340246