Bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống gây ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và sinh hoạt của người bệnh. Vậy triệu chứng này cảnh báo bệnh gì và có cách điều trị ra sao, hãy tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là bệnh gì?
Đầu gối là bộ phận phải hoạt động rất nhiều trong cơ thể nên nguy cơ chúng bị tổn thương cũng vô cùng lớn. Do đó, khi bạn bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống thì rất có thể đấy là biểu hiện của những bệnh lý như:
- Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là hiện tượng bề mặt sụn khớp gối bị bào mòn, làm đầu xương ma sát với nhau gây đau. Đây là bệnh lý phổ biến nhất trong những loại viêm khớp thường gặp.
Khi mắc thoái hóa khớp gối, biểu hiện đầu tiên là bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống, đau khi leo cầu thang, khô cứng khớp, lệch khớp, biến dạng khớp…. Nguyên nhân của hiện tượng này là do quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể, chấn thương, béo phì, thiếu chất… gây tổn thương sụn khớp.
- Bệnh gout
Bệnh gout cũng là nguyên nhân gây nên triệu chứng bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống không thể bỏ qua. Gout do rối loạn chuyển hóa nhân purin, khiến chúng tồn đọng trong cơ thể quá nhiều gây đau.
Các cơn đau do gout thường xuất hiện không báo trước và xảy ra từ nửa đêm đến sáng sớm. Đặc biệt, nếu người bệnh dung nạp quá nhiều đạm vào cơ thể cũng khiến cơn đau xuất hiện nhiều hơn.
- Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp tác động nhiều lên khớp gối và làm xuất hiện triệu chứng bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống kèm theo nóng, đỏ khớp.
Bệnh lý này tác động đến không chỉ đầu gối mà còn cả 2 chân, kéo dài trong nhiều giờ. Nếu bạn cảm thấy đau khớp gối liên tục trên 6 tuần thì rất có thể bạn đã mắc viêm khớp dạng thấp.
- Bệnh Lupus
Bệnh Lupus xảy ra do cơ thể có những sai lệch về hệ thống miễn dịch. Bệnh lý này gây nên những cơn đau khớp gối khi vận động kèm theo tê, mỏi, hạn chế vận động.
Không chỉ gây nên những hệ lụy cho xương khớp, bệnh còn tác động đến phổi, máu, hệ thần kinh, da… vô cùng nguy hiểm.
Triệu chứng đau đầu khi đứng lên ngồi xuống
Bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu dưới đây bạn cần cảnh giác:
- Đau nhức, tê bì khi đứng lên ngồi xuống, đi cầu thang, chơi thể thao và thậm chí là đi lại bình thường.
- Cứ đổi tư thế là cảm thấy đau, phải nghỉ 1 lúc mới có thể đi lại bình thường.
- Sưng đau khớp gối kèm theo nóng, đỏ khớp.
- Khớp gối kêu lạo xạo khi vận động.
- Hạn chế vận động, mất cảm giác vận động.
Bạn cần đi khám bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được chẩn đoán kịp thời, bệnh sẽ gây ra biến chứng khó vận động, teo cơ và thậm chí là liệt cả đời.
Chẩn đoán đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống
Để xác định chính xác tình trạng đau đầu gối, các bác sĩ sẽ thực hiện những thao tác và xét nghiệm như:
- Hỏi thăm về các triệu chứng người bệnh gặp phải.
- Chụp x quang: Hình ảnh phim chụp x quang sẽ cho bác sĩ thấy những gai xương, tổn thương tại vị trí khớp gối. Tình trạng đau đầu gối ở giai đoạn nào cũng thể hiện rõ trên phim chụp.
- Siêu âm khớp: Qua quá trình siêu âm khớp gối khi bạn bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống, bác sĩ cũng nhận diện được khớp gối đang gặp vấn đề gì. Một số tình trạng có thể nhận biết thông qua siêu âm như tràn dịch khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp….
- Chụp MRI: Đây là phương pháp chụp hình cộng hưởng từ cho những hình ảnh bên trong sụn khớp và dây thần kinh, dây chằng.
- Nội soi: Bác sĩ sẽ quan sát trực tiếp tổn thương bên trong dây thần kinh nhờ máy quay đặc dụng. Với cách làm này, chuyên gia sẽ đánh giá mức độ tổn thương và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Điều trị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống
Để điều trị dứt điểm chứng bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống, người bệnh cần đi khám bác sĩ và kết hợp điều trị tại nhà với những mẹo hữu ích dưới đây:
- Bài tập co duỗi gối: Tập luyện hàng ngày là cách giúp khớp gối của bạn trở nên linh hoạt, tránh căng cứng. Bạn nên tập luyện vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy bằng cách co chân rồi duỗi ra nhẹ nhàng, đều đặn. Thực hiện luân phiên 2 chân trong khoảng 10 phút mỗi ngày, triệu chứng đau sẽ được cải thiện đáng kể.
- Đi bộ: Đi bộ cũng là cách giúp cơ bắp săn chắc, tránh tổn thương và tăng cường đề kháng. Ngoài ra, bạn cũng tránh được nguy cơ teo cơ, liệt do bệnh khớp gối mang lại nếu đi bộ hàng ngày. Tuy nhiên, bạn không nên tập luyện quá sức trong thời gian quá dài.
- Hạn chế hoặc tránh tuyệt đối việc ngồi xổm. Động tác này khiến khớp đùi bị tổn thương, tê mỏi và bị chèn ép nặng nề.
- Tránh tình trạng cân nặng tăng quá nhiều trong thời gian ngắn, nên duy trì vóc dáng cân đối, vừa phải.
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất. Bạn nên bổ sung nhiều vitamin từ hoa quả, rau xanh.
- Thường xuyên tắm nắng buổi sáng để bổ sung vitamin D giúp xương khớp chắc khỏe.
- Không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích có hại, ngăn cản dinh dưỡng đi nuôi sụn khớp.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện tổn thương tại xương khớp và điều trị sớm.
- Chườm nóng hoặc chườm đá: Nếu bạn bị bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống thì có thể dùng khăn sạch bọc đá rồi chườm lên gối, sẽ giúp tuần hoàn máu lưu thông và thư giãn khớp.
Như vậy, bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu người bệnh tìm hiểu và chủ động phát hiện từ sớm. Hy vọng những kiến thức trong bài viết sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân, tránh những rủi ro có thể gặp phải. Chúc bạn đọc luôn khỏe mạnh!
Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.