Viêm khớp cổ tay gây ra nhiều sự khó chịu, đau đớn và làm hạn chế khả năng hoạt động của các bộ phận. Hiểu rõ các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả hơn, ngăn ngừa các rủi ro biến chứng.
Viêm khớp cổ tay là gì?
Viêm khớp cổ tay là tình trạng mô sụn, màng bao hoạt dịch, dây chằng, đầu xương và dây thần kinh cấu thành khớp cổ tay bị tổn thương. Tình trạng này kích thích phản ứng viêm của mô mềm bao xung quanh các bộ phận đó hây ra tình trạng đau nhức mỏi, khó chịu, cổ tay bị tê cứng, sưng nóng đỏ…
Viêm khớp cổ tay khác với các loại viêm khớp khác bởi khớp có kích thước nhỏ, cũng không đóng vai trò nâng đỡ cơ thể. Do đó, bệnh có thể kiểm soát được hiệu quả các cơn đau nhức, cải thiện và ngăn ngừa những cơn đau khớp cổ tay tái phát nếu như được điều trị sớm và đúng cách.
Nguyên nhân viêm đau khớp cổ tay
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng khớp cổ tay bị viêm hoặc thoái hóa. Trong đó yếu tố nội sinh và tác động của ngoại lực được xem là những nguyên nhân chính.
- Các nguyên nhân nội sinh gồm
- Di truyền: Nếu trong gia đình từng có những người mắc các bệnh về khớp, tổn thương khớp thì bạn sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường.
- Do các bệnh lý ở cổ tay: Các bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm bao gân cổ tay, hội chứng ống cổ tay,… cùng khiến khớp cổ tay dễ dàng bị viêm hơn.
- Quá trình lão hóa: Ở độ tuổi càng cao thì các khớp dần bị thoái hóa, không còn được trơn tru làm cho bộ phận này bị bào mòn nhanh chóng.
- Giới tính: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ sẽ có nguy cơ bị viêm khớp cổ tay nhiều hơn nam giới, đặc biệt là ở những phụ nữ mang thai và sau khi sinh.
- Các nguyên nhân do yếu tố ngoại sinh
-
- Do đặc thù công việc: Những người lao động, nhân viên văn phòng thường xuyên phải đánh máy, nâng vác vật nặng.
- Do chấn thương: Các chấn thương do ngã hoặc do tác động mạnh của ngoại lực làm ảnh hưởng đến các khớp cổ tay.
Dấu hiệu viêm khớp cổ tay
Bệnh sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt. Hầu hết những người mắc phải chứng bệnh này sẽ có các biểu hiện sau:
- Đau ở vùng cổ tay, các cơn đau sẽ tăng thêm nếu các bộ phận này hoạt động.
- Sưng đau các đốt ngón tay và vùng xung quanh cổ tay.
- Vùng khớp cổ tay sẽ cử động kém linh hoạt hơn.
- Khớp cổ tay bị viêm làm độ bám của các ngón tay yếu đi
- Khi thức dậy, các khớp sẽ bị đau cứng, khó cử động.
Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh ở mức độ nặng thì người bệnh có thể bị tê buốt, mất cảm giác, cầm nắm dụng cụ không chặt.
Viêm khớp cổ tay nguy hiểm không?
Viêm khớp cổ tay là vị trí thường gặp nhất so với các khớp khác trên cơ thể. Ngoài ra, bệnh còn xảy ra ở các đầu ngón tay, khớp giữa cổ tay và ngón cái,…
Theo các chuyên gia, đây không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và quá trình sinh hoạt cũng như khả năng vận động của bệnh nhân.
Bệnh trở nên nguy hiểm hơn nếu để kéo dài, có thể gây những biến chứng nguy hiểm như trật khớp, mất chức năng vận động tạm thời, teo cơ, thậm chí có thể bị tàn phế.
Cách hạn chế bị viêm đau khớp cổ tay
Để hạn chế các khớp bị viêm nhiễm, đặc biệt là khớp cổ tay, bạn nên thực hiện một số biện pháp sau:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và dưỡng chất: Bổ sung thực phẩm nhiều canxi và các loại rau quả để cung cấp đủ các vitamin nhóm B, C, E, khoáng chất kali, magie. Đây là những chất chống oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh thoái hóa.
- Vận động thường xuyên: Lựa chọn các bài tập phù hợp để giúp máu lưu thông tốt hơn, góp phần tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Bạn có thể thực hiện các bài tập để để phòng tránh như uốn bàn tay, nắm tay chữ O, căng cổ tay,…
- Tận dụng nguồn vitamin D trong nắng sớm: Hãy xây dựng thói quen đi dạo trong khoảng thời gian từ 6h đến 8h sáng mùa hè và 7-9h sáng mùa đông để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hấp thu vitamin D tốt nhất giúp xương và sụn chắc khỏe hơn.
Cách chữa viêm đau khớp cổ tay tại nhà
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, có rất nhiều cách chữa bệnh xương khớp hiệu quả. Bạn đọc có thể tham khảo những cách điều trị bệnh hiệu quả dưới đây.
Thuốc điều trị viêm khớp cổ tay theo Tây y
- Thuốc giảm đau: Ibuprofen, Naproxen…
- Các loại thuốc kháng viêm: Oxicams , Diclofenac, Indomethacin, …
- Trong một số trường hợp nặng, có thể bác sĩ sẽ chỉ định thuốc tiêm Corticoid.
Sử dụng thuốc Tây sẽ có tác dụng nhanh chóng nhưng sẽ gây ra những tác dụng phụ, vì vậy bạn cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Các bài thuốc chữa viêm khớp cổ tay tự nhiên
Những bài thuốc Nam rất hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là những phương thuốc được sử dụng phổ biến.
- Bài thuốc từ cây cỏ xước: Lấy cây cỏ xước đem rửa sạch, cắt thành khúc để dùng hoặc phơi khô. Mỗi ngày lấy một ít đem sắc lấy nước uống để cải thiện tình trạng viêm sưng khớp cổ tay.
- Bài thuốc từ lá lốt: Lá lốt đem rửa sạch, phơi cho héo đi một chút rồi đem sắc với nước khoảng 30 phút. Sau đó lấy nước để nguội rồi uống sau bữa ăn tối. Kiên trì thực hiện phương pháp này khoảng 20 ngày bạn sẽ thấy tình trạng bệnh giảm rõ rệt.
Các bài tập hỗ trợ giảm viêm đau khớp cổ tay
Cùng với việc dùng thuốc, người bệnh viêm khớp cổ tay có thể kết hợp các bài tập để quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn. Bạn có thể tham khảo một số bài tập chữa viêm sưng khớp cổ tay sau:
- Bài tập nắm tay chữ O: Duỗi thẳng bàn tay rồi nắm lại vào sao cho các ngón tay tạo thành hình chữ O. Giữ trong một vài giây rồi duỗi thẳng ra. Thực hiện đồng thời 2 tay một lúc, lặp lại từ 5 – 10 lần mỗi ngày để giảm đau.
- Nâng ngón tay: Bài tập này thường được thực hiện phổ biến cho người bị viêm khớp cùng chậu với các động tác như: Duỗi thẳng các ngón tay, đặt lòng bàn tay úp xuống mặt bàn. Nhẹ nhàng nâng ngón tay cái lên và giữ trong vài giây rồi từ từ hạ xuống. Thực hiện động tác này lần lượt với các ngón tay còn lại. Thực hiện lặp lại khoảng 5 lần mỗi ngày.
- Căng cổ tay: Đặt lòng bàn tay phải úp xuống, bàn tay trái ấn nhẹ nhàng xuống bàn tay phải cho đến khi bạn cảm thấy căng ở cổ tay và cánh tay, giữ tư thế trong vài giây. Thực hiện động tác này 10 lần, sau đó thực hiện tương tự với tay trái.
Việc kết hợp nhiều phương pháp điều trị sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau khó chịu của bệnh gây ra.
Cách trị viêm khớp cổ tay hiệu quả nhờ An cốt nam
Cũng như nhiều bệnh xương khớp khác, viêm khớp cổ tay là một bệnh lý khó chữa nếu chỉ dựa vào những phương pháp đơn lẻ trên. Với mong muốn giúp người bệnh tiếp cận nhiều hơn với những phương pháp mang lại hiệu quả toàn diện, trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2 Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) đã dành rất nhiều lời khen cho bài thuốc An Cốt Nam của Tâm Minh Đường. Ông cho đây là xu hướng điều trị viêm khớp cổ tay mới mà người bệnh nên theo đuổi.
An Cốt Nam là bài thuốc tổng hợp sức mạnh của 3 liệu pháp: Thuốc uống – Cao dán – Bài tập vật lý trị liệu. Trong đó:
Thuốc uống:
- Là yếu tố quan trọng nhất trong phác đồ điều trị viêm khớp cổ tay.
- Đảm nhận vai trò tuần hoàn máu, tăng cường bơm máu tới tổ chức sụn khớp bị tổn thương, kích thích cơ thể sản sinh ra hoạt chất giảm đau tự nhiên endorphin. Ngoài ra, hoạt chất trong bài thuốc uống còn giúp tiêu viêm, phục hồi tổn thương và bồi bổ dinh dưỡng để tái tạo sụn khớp.
Cao dán: Tác dụng giảm đau nhanh chóng nhờ thành phần từ các dược liệu ấm nóng như quế chi, đại hồi,…
Bài tập và vật lý trị liệu:
- Bao gồm 13 bài tập chuyên sâu và 5 bước vật lý trị liệu.
- Có tác dụng thông kinh hoạt lạc, giải phóng chèn ép, tăng cường sự dẻo dai xương khớp.
Với tác động chuyên sâu, An Cốt Nam đã giúp cho hàng ngàn người bệnh đau khớp khổ tay điều trị thành công, hiệu quả nhiều năm không tái phát.
Bạn cần bác sĩ tư vấn trực tiếp về trường hợp của mình?
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc, bấm ngay khung chat bên cạnh để được bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất!
Bài viết trên đây đã cung cấp chi tiết các nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh viêm khớp cổ tay hiệu quả. Mong rằng bạn và người thân sẽ lựa chọn được phương pháp phòng tránh và chữa bệnh tốt nhất.
Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.