Viêm khớp là gì? Triệu chứng, Nguyên nhân và cách chữa bằng rau ngổ

Viêm khớp là tình trạng các khớp xương bị viêm nhiễm, có thể do thoái hóa tự nhiên hoặc chịu các tác động, ngoại lực kéo dài dẫn đến các tổn thương viêm xương khớp ở người bệnh. Do đó, cần phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời. Tìm hiểu viêm khớp là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa viêm khớp bằng rau ngổ an toàn và hiệu quả.

Viêm khớp là gì?

Theo Hội thấp khớp học Việt Nam, viêm đau khớp là các rối loạn đặc trưng ảnh hưởng đến xương khớp. Hầu hết các đối tượng cả nam và nữ, người già hay người trẻ đều có nguy cơ mắc phải.

Viêm khớp được nhận định là hiện tượng viêm xuất hiện tại hầu hết các mô sụn khớp cổ tay, chân, khớp hông, cột sống,… Theo con số thống kê có tất cả 100 loại viêm xương khớp khác nhau, điển hình thường gặp nhất là bệnh viêm đa khớp dạng thấp (RA) và viêm xương khớp (OA).

Mặc dù ở thể cấp bệnh không gây nên hậu quả nghiêm trọng. Nhưng khi bệnh chuyển sang thể nặng hơn thì những biến chứng là không thể tránh khỏi. Viêm đa khớp mạn tính có thể dẫn đến nguy cơ tàn phế, biến dạng khớp, mất chức năng vận động, teo cơ,… Nguy hiểm hơn cả có trường hợp đã tử vong vì không được điều trị kịp thời.

Viêm khớp là gì

Cơ chế gây viêm khớp

Sụn khớp là lớp mô bao bọc lấy đầu xương, đây là phần cấu tạo rất quan trọng của khớp. Sụn khớp đóng vai trò là lớp đệm bảo vệ đầu xương, giảm chấn động, sự cọ xát của hai đầu xương khớp, nhờ vậy mà khớp vận động dễ dàng hơn. Khi xương khớp bị viêm sẽ xảy ra:

  • Phản ứng viêm ở khớp gây ra những cơn đau nhức khó chịu, thậm chí đau dữ dội, người bệnh không chịu nổi
  • Những phản ứng viêm khép dài gây tổn thương thứ phát như viêm nang hoạt dịch phản ứng dẫn đến rối loạn thoái hóa khớp, lâu ngày sẽ làm khớp mất chức năng, người bệnh không còn khả năng vận động

Viêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ các tác nhân gây viêm. Tác nhân chính gây viêm ở trong viêm xương khớp là những sản phẩm sản sinh ra từ tình trạng rối loạn thoái hóa khớp. Để loại trừ được những tác nhân gây viêm, cơ thể con người sẽ sản sinh ra các chất sinh học leucotrien, histamin hay prostaglandin… Lúc này ở vị trí bị viêm sẽ xuất hiện triệu chứng đau, sưng, nóng, đỏ và lôi cuốn những tế bào bạch cầu đến để loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây viêm.

Trong phản ứng gây viêm, các chất sinh học gây viêm được quan tâm, nhất là prostaglandin. Bởi nếu ức chế được sự sản sinh chất  prostaglandin gây viêm thì cơ thể sẽ khống chế được viêm, cũng như làm giảm đau nhức do viêm.

Các loại viêm khớp

Viêm khớp có rất nhiều loại, dưới đây là một số loại phổ biến:

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Thoái hóa khớp
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn
  • Viêm khớp phản ứng
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Gout
  • Viêm khớp vảy nến
  • Đau cơ xơ hóa
  • Viêm đa khớp

Nguyên nhân viêm khớp

Thông thường có rất nhiều nguyên nhân gây viêm đa khớp khác nhau nhưng hầu hết đều dựa trên các yếu tố nguy cơ sau đây.

  • Bị viêm khớp do lão hóa: Tuổi tác ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thoái hóa các khớp. Lúc này, tình trạng viêm, đau nhức khớp càng dễ xuất hiện hơn.
  • Chấn thương khớp: Những tai nạn, chấn thương gây nên tình trạng viêm khớp kéo dài, nhiễm trùng khớp có thể dẫn đến các biến chứng khôn lường.
  • Dị tật di truyền trong sụn khớp: Những tổn thương mô khớp, sụn khớp từ khi mới sinh ra bởi yếu tố di truyền cũng là các nguyên nhân gây viêm khớp cần chú y.
  • Do tính chất công việc hoặc chơi thể thao: Tập luyện thể thao sai cách, ngồi làm việc quá lâu, mang vác vật nặng,… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Nguyên nhân do căng thẳng, stress: Căng thẳng, suy nghĩ, lo âu nhiều cũng là tác nhân thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh. Đây còn là yếu tố gây ra nhiều bệnh tổn thương dạ dày khác.
  • Nguyên nhân do thừa cân: Béo phì khiến cho hệ thống khớp xương phải gánh chịu một tải trọng lớn, dẫn đến sự dè nén với các khớp và gây ra viêm.

Triệu chứng viêm khớp

Viêm đa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí khớp nào. Phổ biến nhất là các khớp ở bàn tay, khớp gối, khớp hông, cột sống lưng, cột sống cổ. Những dấu hiệu bệnh viêm khớp thường gặp của bệnh sẽ gồm có:

  • Đau khớp: Cơn đau nhức do xương khớp bị viêm thường dai dẳng nhiều ngày, đau tăng khi vận động. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, cơn đau có thể đột ngột xuất hiện ngay cả khi không di chuyển.
  • Cứng khớp: Hệ thống cơ xương khớp bị xơ cứng khiến cho bệnh nhân bị viêm khớp gặp phải tình trạng cứng khớp vào mỗi buổi sáng sớm.
  • Sưng viêm các khớp: Tình trạng viêm đa khớp gây viêm xung quanh sụn khớp gây nên hiện tượng sưng tấy, nóng tại các vị trí khớp đau.
  • Đỏ vùng da quanh khớp: Tình trạng sưng, viêm khớp thường kích ứng từ bên trong sụn khớp ra đến ngoài bề mặt da gây ửng đỏ tại các vùng da quanh khớp.
  • Các triệu chứng khác: Người bệnh viêm đa khớp hạn chế vận động, biến dạng khớp, tiếng kêu lạo xạo ở khớp, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, yếu cơ, sút cân,…

Viêm khớp có nguy hiểm không? Biến chứng bệnh

Mỗi loại viêm khớp sẽ có biến chứng, mức độ nguy hiểm khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Viêm khớp dạng thấp gây biến dạng khớp, phá hủy các khớp, gây ra hội chứng Sjogren, viêm màng phổi, viêm xơ cứng, viêm màng ngoài tim, viêm mạch máu, bệnh COPD…
  • Thoái hóa khớp gây rối loạn giấc ngủ, biến dạng khớp, vôi hóa sụn khớp, bại liệt…
  • Lupus gây tổn thương bất cứ vị trí nào trong cơ thể như tim, thận, phổi, da, não… Nếu mang thai trong khi bị lupus thì có thể bị xảy thai, sinh non, huyết áp cao
  • Viêm cột sống dính khớp gây thu hẹp đốt sống, đốt sống bị hợp nhất, cột sống bị cứng, mất khả năng linh hoạt, gây ra nhiều vấn đề về tim, phổi, mắt… có nguy cơ bị tàn phế
  • …..

Bị viêm khớp nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Khi bị viêm khớp người bệnh cần ăn và kiêng ăn các loại thực phẩm sau:

Thực phẩm bệnh nhân nên ăn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi khớp bị viêm sẽ cần rất nhiều dưỡng chất để tái tạo sụn và duy trì hoạt động thông thường, các bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân nên ăn một số thực phẩm sau đây:

  1. Thực phẩm giàu chất xơ: Người bệnh viêm khớp nên ăn nhiều củ cải, cà rốt, atiso, cần tây, súp lơ, dưa chuột… đều là những loại rau củ rất tốt cho bệnh nhân, chúng cung cấp lượng lớn chất xơ tự nhiên cho cơ thể, dễ tiêu và giảm tình trạng viêm ở các khớp.
  2. Các loại trái cây: Táo, cam, dừa, bưởi, na… rất tốt cho người bệnh viêm đa khớp, đây là nguồn cung cấp vitamin cùng chất dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là vitamin A và C giúp tiêu hóa tốt, hạn chế nguy cơ thoái hóa, sưng viêm ở các khớp.
  3. Các loại hạt và ngũ cốc nguyên cám: Người bệnh viêm khớp nên ăn nhiều yến mạch, óc chó, hạt điều, hạnh nhân… chứa nhiều chất béo tốt giúp đào thải bớt lượng cholesterol có trong cơ thể.
  4. Bệnh nhân nên tăng cường sử dụng thực phẩm chứa lecithin: Bao gồm kiều mạch, mầm lúa mì, đỗ đen, đỗ đỏ… giúp phân hủy chất béo và cholesterol trong máu, giảm thiểu nguy cơ gây bệnh và tổn thương liên quan đến khớp khác.

Thực phẩm người bệnh viêm khớp nên kiêng sử dụng

Bên cạnh các thực phẩm nên ăn thì việc biết được cần kiêng ăn gì, tránh xa các loại thực phẩm nào cũng là kiến thức thiết yếu dành cho các bệnh nhân viêm khớp để hạn chế tình trạng sưng viêm và bệnh tái phát. Theo đó, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm sau:

  1. Thực phẩm giàu cholesterol: Người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật,…
  2. Thực phẩm dễ gây kích ứng: Sữa lên men, gluten, sò, tôm, cua, đậu phộng,…
  3. Thực phẩm có chất béo cao: Người bệnh nên kiêng ăn mỡ động vật, phô mai, bơ,…
  4. Đường, tinh bột tinh chế: Bánh, kẹo ngọt, nước ngọt có ga, khoai tây chiên,…

Các cách điều trị viêm khớp phổ biến

  • Thuốc Tây: Các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc ức chế miễn dịch, kem bôi ngoài da, thuốc chống viêm không Steroid, thực phẩm bổ sung… Ví dụ điển hình như một số tên thuốc: Paracetamol, ibuprofen, celecoxib, cortisone, glucosamine,…
  • Thuốc Nam: Những bài thuốc nam giúp giảm đau, chữa viêm khớp hiệu quả và an toàn không tác dụng phụ. Bệnh nhân cũng có thể tham khảo một số bài thuốc từ cây nhà lá vườn như: Rượu rau cúc, nước hành tỏi, thuốc sắc cây trinh nữ, mật ong bột quế,…
  • Bài tập hỗ trợ: Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân cũng cần kết hợp các phương pháp tập luyện trong điều trị. Cụ thể một số bài tập điển hình như: Động tác khớp tay chân, động tác kéo giãn cơ, tư thế con mèo,… giúp giãn gân cốt, hỗ trợ giảm đau rất tốt.

thuốc nam chữa viêm khớp

Tác dụng của rau ngổ trị bệnh gì?

Rau ngổ có tên khoa học là Limnophila aromatica, một loài thuộc họ Mã đề, còn được gọi với các tên khác như rau om, rau ngổ ôm, mò om hay ngổ điếc. Là một cây thân thảo, cao từ 10 đến 20 cm, mọc bò lan, thân rỗng nhiều đốt, lá có lông và có mùi thơm đặc trưng.

Rau ngổ tươi là gia vị đặc trưng trong một số món phở hoặc canh ở Việt Nam; còn để làm thuốc, người ta thường sử dụng rau ngổ với lượng lớn hơn, dùng tươi trực tiếp hoặc phơi khô.

Dược lý hiện đại ghi nhận trong thành phần của rau ngổ có chứa rất nhiều hoạt chất như glucid, protid, các loại vitamin B, C, carotene giúp khu khu trừ phong thấp điều trị viêm khớp rất tốt. Bên cạnh đó, rau ngổ còn chứa một hàm lượng tương đối flavonoid và coumarin, giúp nó có khả năng chống viêm, kháng khuẩn tốt.

rau ngổ chữa bệnh xương khớp

Theo Y học cổ truyền, rau ngổ có vị cay, tính mát, công năng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, chống viêm giảm đau do đó có tác dụng điều trị trong một số bệnh lý ban sẩy, sỏi mật, viêm xương khớp, rối loạn kinh nguyệt, khí hư ở phụ nữ.

Cách dùng rau ngổ chữa bệnh xương khớp

Rau ngổ là một vị thuốc có khả năng chống viêm, tiêu sưng rất tốt, do đó, ngay từ xa xưa nó đã được ứng dụng nhiều trong Đông y để điều trị các bệnh xương khớp rất nhiều.

Cách dùng rau ngổ để chữa viêm khớp cũng tương đối đơn giản và dễ thực hiện. Dưới đây là những cách dùng phổ biến nhất:

Uống nước rau ngổ

Đây là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất thường được biết đến đó là đun lấy nước uống. Mỗi lần, người bệnh chỉ cần hái lấy một nắm nhỏ lá rau ngổ tươi, rửa sạch rồi đun với khoảng 1 lít nước cho sôi từ 15 đến 20 phút là được.

Nước rau ngổ để nguội bớt sau đó uống trực tiếp. Uống thuốc khi còn ấm sẽ giúp thuốc thẩm thấu vào trong cơ thể nhanh hơn qua đó mang lại tác dụng nhanh chóng và hiệu quả cao hơn.

Đắp rau ngổ lên vùng khớp sưng đau

Nếu cảm thấy khó uống vì mùi hăng của rau ngổ tươi, người bệnh có thể sử dụng phương pháp thứ hai đó là giã nhuyễn nắm ngổ tươi, lấy bã rau kèm nước đắp trực tiếp lên vùng khớp bị sưng và đau nhức trong khoảng từ 30 phút đến 1 giờ, sau đó rửa lại bằng nước ấm.

Với các cách chữa viêm khớp bằng lá rau ngổ này, người bệnh chỉ cần duy trì thực hiện mỗi ngày một lần trong vòng từ 2 đến 3 tuần liên tục là có thể cảm nhận được hiệu quả, tình trạng đau nhức xương khớp sẽ được cải thiện đáng kể.

Chữa viêm khớp bằng rau ngổ có hiệu quả không?

Là một loại cây cực kì phổ biến và dễ trồng, rau ngổ có thể phát triển quanh năm. Vì vậy, bất cứ lúc nào, người bệnh cũng có thể tìm được rau ngổ tươi mà không cần phơi khô để dự trữ như một số loại thảo dược khác.

Nếu như sử dụng các thuốc tân dược có thể gây ra nhiều tác dụng phụ thì các bài thuốc từ thảo dược trở thành một trong những giải pháp thay thế hữu hiệu. Phương pháp chữa viêm khớp bằng rau ngổ đã được chứng minh là mang lại hiệu quả tương đối tốt đồng thời cũng tiết kiệm thời gian và vô cùng kinh tế.

Ngoài việc sử dụng rau ngổ như một loại thảo dược trong bài thuốc, người bệnh có thể tăng cường bổ sung loại rau này trong khẩu phần ăn, không chỉ làm gia tăng thêm mùi vị thơm ngon cho món ăn mà còn góp phần điều trị giảm nhẹ bệnh từ sâu bên trong.

Lưu ý khi chữa viêm khớp bằng rau ngổ

Bệnh nhân cần tìm đúng rau ngổ tự nhiên, tránh nhầm lẫn với các loại rau khác có hình dáng tương tự.

Lưu ý trong chế biến bài thuốc chữa viêm khớp bằng cây rau ngổ: Rau ngổ thường được trồng ở các vùng đất ẩm ướt như ao hồ, đầm lầy, đặc biệt lá lại có lớp lông do đó rất dễ dính bùn đất và các loại vi khuẩn, giun sán kí sinh. Do đó để đảm bảo an toàn vệ sinh, rau ngổ cần được ngâm rửa sạch qua nhiều lần nước trước khi nấu thành nước thuốc uống.

Vì rau ngổ có tính mát, có khả năng thanh nhiệt, làm mát từ bên trong, làm giãn các cơ, phủ tạng do đó với phụ nữ có thai bị viêm khớp không nên điều trị bằng nước rau ngổ để tránh nguy cơ sảy thai.

Bên cạnh đó, do là một vị thuốc dân gian, tác dụng không thể cảm nhận được ngay trong ngày một ngày hai mà phải qua một thời gian dài điều trị. Vì vậy, người bệnh nếu đã lựa chọn sử dụng bài thuốc này nên lưu ý cần thực hiện đều đặn mỗi ngày và kiên trì thì mới mang lại hiệu quả mong muốn.

Chữa viêm khớp bằng lá rau ngổ được coi là một trong những giải pháp khá thú vị không chỉ bởi hiệu quả mà còn vì tính kinh tế và sự đơn giản trong cách thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh cũng hết sức lưu ý sử dụng rau ngổ đúng cách, đúng đối tượng để mang lại hiệu quả sử dụng tối ưu nhất, tránh các nguy cơ có thể xảy ra.

Đánh bật bệnh xương khớp nhờ An Cốt Nam

Chữa viêm khớp bằng lá rau ngổ là bài thuốc dân gian an toàn, lành tính nhưng lại không có hiệu quả cao bởi lượng dược chất là không lớn. Theo đó, người bệnh muốn giải quyết triệt để căn nguyên gây viêm khớp cần đến những phương pháp toàn diện, khoa học như bài thuốc An Cốt Nam của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường, An Dược. Bài thuốc giúp được xây dựng dựa trên 2 bài thuốc cổ phương là “Độc Hoạt Tang Ký Sinh” và “Quyên Tý Thang”, giải quyết mọi vấn đề xương khớp, trong đó có chứng viêm khớp chỉ sau 1 – 2 liệu trình.

an cốt nam lộ trình điều trị kiềng ba chân

Các chuyên gia và bác sĩ YHCT của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường đã bào chế ra bài thuốc An Cốt Nam từ những thảo dược thiên nhiên quý hiếm như: Sâm Ngọc Linh, Bí Kỳ Nam, Trư Lung Thảo,… Tất cả được gia giảm theo tỉ lệ vàng, An Cốt Nam đã giúp cho hàng ngàn người bệnh thoát khỏi các cơn đau nhức do viêm khớp gây nên.

Bản thân bài thuốc An Cốt Nam đã được chính Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) giới thiệu trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2 với tư cách là bài thuốc tiên phong trong điều trị nhiều bệnh xương khớp rất an toàn và cho hiệu quả bền vững, vượt trội hơn hẳn bài thuốc chữa viêm khớp bằng rau ngổ.

Khác với cách chữa viêm khớp bằng lá rau ngổ hiệu quả châm, một lộ trình điều trị của bài thuốc An Cốt Nam sẽ bao gồm 10 ngày dùng thuốc uống và cao dán kết hợp với vật lý trị liệu và tập luyện. Theo đó:

  • Từ 7 – 10 ngày đầu: Bệnh sẽ giảm 30 – 50% hoặc đau tăng lên do hiện tượng công thuốc.
  • Từ 10 – 20 ngày tiếp theo: Nhũng đơn đau nhức giảm hẳn một cách rõ rệt.
  • Từ 20 – 30 ngày: Các khớp xương và sụn khớp dần dần phục hồi tổn thương. Những cơn đau không còn tìm đến và sức khỏe đươc tăng cường.

an cốt nam kiểm chứng bệnh nhân

Hiệu của bài thuốc An Cốt Nam trị bệnh xương khớp nói chung, chứng viêm khớp nói riêng được hàng ngàn bệnh nhân kiểm chứng. Trong đó, có cả những người nổi tiếng như MC Quyền Linh, NS Mạc Can.

Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?

Bấm vào đây để liên hệ ngay!

hotline miền bắc hotline sài gòn

Theo yêu cầu của bạn đọc ở số trước, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:

địa chỉ

0983340246