Nhân sâm là đứng đầu trong 4 vị thuốc thập toàn đại bổ “Sâm – Nhung – Quế – Phụ”. Hàng nghìn năm nay, loại thảo dược này được dùng để chống trị viêm phế quản, tăng cường miễn dịch, giải độc, kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng được, hãy đọc vài viết dưới đây để nắm hơn về công dụng cũng như cách sử dụng sao cho đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Nhân sâm là gì?
Loại thảo dược này có tên khoa học Panax Giseng là một loại cây có rễ thuộc họ cuồng đươc coi là một thần dược trong sách cổ “Thần nông bản thảo” 3000 năm tuổi của Trung Quốc. Nhân sâm là một loài cây lâu năm mọc hoang tại các vùng núi Ấn Độ, Việt Nam, Bắc Mỹ, Viên đông Liên Bang Nga(khu vực ngoài Mãn Châu), Trung Quốc, Triều Tiền và Hàn Quốc. Dân gian Việt Nam thường gọi tắt là Sâm.
Tên gọi nhân sâm theo sử sách ghi chép lại là dựa trên hình dáng có đầu, mình và hai chân tựa hồ giống như hình dáng con người của loại thảo dược quý hiểm này. Chữ sâm ở đây có nghĩa là, tham gia, chen vào, còn nhân có nghĩa là người, với ý chỉ tài năng và tầm vóc của con người có thể sánh ngang với trời đất tạo nên ba giới là Thiên – Địa – Nhân.
Đây là loại cây lâu năm phát triển chậm nên rất khó trồng, và rễ của nó chỉ được thu hoạch sau 5 hoặc 6 năm. Là loại được Nga và Trung Quốc cho vào danh sách bảo vệ.
Nhân sâm biết chạy không?
Truyền thuyết từ xa xưa vẫn lưu lại trong nhân dân rằng loại cây này trong rừng rất có linh tính, chính vì thế nếu như nó cảm nhận thấy có nông dân phát hiện thì liền lập tức bỏ chạy ngay. Vì thế nếu không muốn củ nhân sâm chạy mất thì phải dùng một sợi chỉ màu đỏ buộc quanh nó.
Truyền thuyết này bắt nguồn từ câu chuyện của những người nông dân đi rừng kể lại, họ quan sát thấy cây hôm nay mọc ở một chỗ, nhưng sau một thời gian quay lại thì không còn thấy nó ở vị trí ấy nữa mà loại mọc dịch sang chỗ khác tựa như đang chạy trốn con người.
Lý giải cho hiện tượng nhân sâm biết chạy chính là việc sâm hút nhiều dinh dưỡng quý giá của đất, nên sau một thời gian sinh trưởng, đất trở nên khô cằn, kiệt quệ khoáng chất. Trong khi nó lại là loại cây trong lâu năm, nên rất cần dinh dưỡng để phát triển, điều đó khiến rễ cây phải vươn sang vùng đất khác kéo theo cả thân cây cũng phải di chuyển theo.
Thành phần và phân loại nhân sâm
Không chỉ được Y học cổ truyền công nhận mà ngay cả Y học hiện đại cũng đánh giá đây là một loại cây có chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe thông qua việc phân tích các thành phần.
Trong đó Saponin được coi là hoạt chất chính tạo nên công dụng thần dược của nhân sâm, càng nhiều thành phần này càng tốt.
- Hợp chất Saponin dammaran và saponin triterpen
- 7 hợp chất polyacetylen
- 17 acid amin cần thiết cho cơ thể
- Nhân sâm có chứa 17 acid béo: acid palnitic, linoleic, stearic, oleic
- 20 nguyên tổ di lượng: Fe, Mn, Co, Se, K
- Daucosterol
- Ginsenoside
- Glucid
- Peptide
Phân loại nhân sâm thường dựa theo hai tiêu chí.
Tiêu chí môi trường sống
- Sâm trồng tại nông trại: sâm màu trắng nhạt, thân dày, 2 – 3 rễ chính, nhiều thịt, thu hoạch sau 4 – 6 năm trồng mới đạt chất lượng tốt nhất
- Nhân Sâm trồng trong môi trường hoang dã:cây sâm được trùng ở vùng núi tự nhiên, dưới bóng mát của các cây sơn mài, bạch dương nằm rất sâu trong rừng.
- Sâm tự nhiên mọc hoang trong các vùng núi xa xôi, hiểm trở, loại sâm này có hàm lượng dưỡng chất cao nhất, tác dụng vượt trội, có mùi thơm nồng nàn và cực kỳ đắng.
Tiêu chí phương thức chế biến
- Nhân sâm tươi: khai thác ở dạng nguyên thủy, chứa khoảng 10 chất saponin, sâm chưa qua chế biến, thu hoạch sau 4 – 6 năm. Thường dùng để pha nước uống, nguyên liệu nấu ăn.
- Bạch sâm:Thu hoạch sau 4 – 6 năm cạo vỏ rồi khơi kho dưới mặt trời để mất đi 86% độ ẩm, để nhằm bảo quản trong thời gian dài dùng làm trà và thuốc.
- Hồng sâm: Nhân sâm được chế biến bằng phương pháp sấy ở nhiệt độ cao 3 – 5 lần, thời gian bảo quản đến 10 năm, sâm thu đươc có vị hồng nhạt, trong, vị ngọt, hơi đắng. Thông qua quá trình hấp sấy hồng sâm còn sản sinh ra thêm nhiều dưỡng chất, có đến 35 hợp chất saponin, nâng cao giá trị dinh dưỡng lên nhiều lên.
Nhân sâm có tác dụng gì?
-
Tác dụng của nhân sâm với da
Loại thảo dược này được ví là tiên dược duy trì tuổi xuân của phái đẹp. Trong thành phần của sâm từ 10 – 35 hoạt chất Saponin, đây là dưỡng chất chính và đặc biệt quan trọng trong quá trình tái tạo tế bào máu và bổ sung oxy trị chân khí kém, giúp máu lưu thông tạo nên làn da hồng hào, căng bóng đầy sức sống đồng thúc đẩy sản sinh collagen tái tạo tế bào da, lấy đầy các nếp nhăn, phục hồi lại làn da tổn thưởng do tác động từ môi trường bên ngoài.
-
Rễ nhân sâm có tác dụng gì
Rễ là thành phần cực kỳ quan trong của cây . Rễ được làm 4 phần đầu rễ, thân chính, rễ chính và rễ phụ. Phần đầu rễ để thể hiện số năm tuổi của sâm.
Phần thân chính của rễ là thành phần quan trọng nhất của cây nhân sâm với nhiều chất dinh dưỡng quý hiếm được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh viêm phế quản, bổ khí, đoản hơi, mạch yếu, suy giảm trí nhớ, loạn nhịp tim, ổn định đường huyết, huyết áp đồng thời chống lại quá trình oxy hóa của cơ thể, giải độc gan, chống đột quỵ và phục hồi thể chất cho người mới ốm dậy, trẻ con chậm lớn.
-
Nhân sâm ngâm rượu có tác dụng gì
Từ bao đời nay, người xưa đã tìm ra được một cách để có thể bảo quản và phát huy được hết công dụng đó chính là ngâm rượu. Rượu sâm giúp cho lưu thông mạch máu, giảm căng thẳng mệt mỏi, đồng thời giúp bổ khí huyết, phòng trừ tim mạch, tăng cường sinh lực, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
Rễ phụ của sâm thì thường được sử dụng để làm trà. Trong chữa trị viêm phế quản, ngoài nhân sâm thì nấm linh chi cũng là dược liệu quý hiếm có thể chữa trị được bệnh này!
Cách sử dụng nhân sâm
-
Nhân sâm ngâm mật ong
Sâm tươi rửa sạch cho vào hũ rồi đổ mật ong với tỷ lệ 4:6 tức 400g sâm thì cho 600ml mật ong, có thể tăng thêm mật ong nếu như bạn thích ăn ngọt. Sau khi ngâm 7 ngày thì mới có thể dùng được, khi dùng thì pha với nước ấm và dùng trước bữa ăn 15 phút.
-
Nhân sâm ngâm rượu
Sâm tươi làm sạch cho vào bình thủy tinh cẩn thận tránh làm đứt rễ. Sau kết hợp cùng rượu có nồng độ cồn là 45 độ với tỷ lệ 1:10 tức 100g sâm thì đổ 1 lít rượu. Lúc đổ nhớ đổ ngập sâm, rễ cấm dưới đáy bình và sau 3 tháng mới có thể sử dụng được
-
Nhân sâm ăn sống được không?
Loại thảo dược này có thể ăn sống bằng cắt từng lát nhỏ, mỏng rồi ăn bình thường. Cách này tuy hết sức đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được vì nhân sâm tươi có dược tính mạnh nên sẽ không phù hợp với người đang bị tiêu chảy và cao huyết áp.
-
Ủ trắng nhân sâm tảo biển có tốt không?
Ủ trắng sâm tảo biển là quá trình ủ trắng bằng thoa hỗn hợp sâm và tảo biển và giữ nguyên trong một thời gian nhất định để các tinh chất đi sâu vào da đem đến hiệu quả nhanh chóng chỉ với duy nhất một lần sử dụng. Sự kết hợp của sâm với các hợp chất chống oxy giúp tại tạo tế bào da, lấp đầy vết nhăn, tạo sự căng bóng cho da cùng với tảo biển giúp thải độc tố và cấp ẩm tức thì là một phương pháp hiệu quả và vô cùng lành tính.
Những người không nên dùng nhân sâm
Được biết đến là dược liệu quý hiệu và có giá trị cao trong việc bồi bổ cơ thế cũng như chống viêm phế quản, tim mạch, đường huyết, bổ khí, suy nhược thần kinh. Tuy bổ dưỡng nhưng loại thảo dược là đại kỵ đối với những người huyết áp cao, người đang sốt cao, lạnh bụng do tiêu chảy, phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh.
Cây hoàng kỳ có tác dụng bổ khí rất tốt giống với nhân sâm, nếu bạn chưa biết có thể đọc ngay bài viết này!
Người bị cao huyết áp nếu sử dụng sâm sẽ dẫn đến huyết áp tăng cao đột biến trước khi hạ xuống, vì huyết áp vượt qua ngưỡng an toàn thì rất dễ dẫn đến tai biến gây nguy hiểm.Phụ nữ có thai, chuẩn bị lâm bồn, huyết áp thường tăng cao chính vì thế không được sử dụng.
Bệnh nhân bị xơ gan đang kèm chảy máu đường ruột cũng được khuyến cáo không nên sử dụng nhân sâm.
Với những người đang sử dụng thuốc tây để điều trị các bệnh như đột quỵ, rối loạn tâm thần, trầm cảm, tâm thần phân liệt thì tuyệt đối không được sử dụng sâm. Các hoạt chất trong sâm rất kỵ với thành phần đông máu trong thuốc đột quỵ sẽ lảm bệnh tình bệnh nhân trở nên nghiêm trọng hơn. Với các thuốc tâm thần, thì dược tính của nhân sâm mạnh sẽ đẩy mạnh tác dụng phụ của thuốc gây hại đến thần kinh.
Những người bệnh đang mắc bệnh khác có thể sử dụng sâm nhưng phải sau 2 tiếng, thời gian đủ để thuốc tây chuyển hóa vào cơ thể mới có thể sử dụng được.
Nhân sâm có giá bao nhiêu tiền?
Loại thảo dược này trên thị trường không có giá cố định thường có giá chung dao động từ vài triệu đến vài chục triệu một kg phụ rất nhiều vào tuổi thọ của sâm, cũng như phân loại sâm.
Với nhân sâm ít tuổi, củ non, nhỏ chất lượng không được cao thì có giá dao đông từ 1,500,000 – 2,000,000/kg với khoảng 10 – 40 củ thường được mua để làm phụ gia cho các món ăn.
Sâm nhiều tuổi hơn một chút, củ dài, to thì có giá dao động từ 3,000,000 – 5,000,000/1 kg khoảng 4 đến 6 củ có thể dùng để ngâm rượu, sấy khô để bảo quản được lâu hơn.
Nhân sâm Hàn Quốc có giá thành cao hơn thường dao động từ 7,000,000 – 10,000,000/kg.
Đặc biệt sâm có tuổi thọ cao, quý hiếm thì giá có thể lên tới hàng trăm triệu đồng.
Ngoài ra, loại thảo dược này còn có các chế phẩm như cao, kẹo, nước uống cũng có giá từ 900,000 đến hàng chục triệu đồng là đắt nhất.
Mua nhân sâm ở đâu?
Là sản phẩm quý chính vì thế rất nhiều người tiêu dùng đã lựa chọn để chăm sóc sức khỏe cũng như để làm quà biếu tặng người thân, bạn bè.
Tuy nhiên vấn đề họ gặp phải chính là việc nhân sâm trên thị trường có rất nhiều loại và nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Với sự chênh lệch về giá cả, rất dễ khiến nhiều người tiêu dùng không tỉnh táo nên rất dễ mua phải sâm dởm, kém chất lượng.
Với sự lẫn lộn giữa nhân sâm thật và giả, người tiêu dùng sẽ rất khó khăn trong việc phân biệt, gây nên nỗi hoang mang đồng thời người tiêu dùng không có đủ kiến thức, nghiệp vụ hay hiểu biết chuyên môn để nhận định đánh giá được sản phẩm.
Để tránh rơi vào tình trạng mua phải hàng giả hàng kém chất lượng, người tiêu dùng nên đến những cửa hàng uy tín và chọn những sản phẩm nhân sâm có thương hiệu lâu năm, xem xét giấy tờ chứng nhận sản phẩm rõ ràng, được nhiều người tiêu dùng tin tưởng rồi mới quyết định việc có nên mua hay không.
Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường