Cam thảo là một vị thuốc rất đỗi quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó có nhiều tác dụng tốt trong việc chữa trị các bệnh lý khác nhau. Vậy, loại thảo dược này có tác dụng trị bệnh gì, cách dùng và giá bán bao nhiêu ? gãy cùng tìm hiểu về loại thảo dược này thông qua bài viết này nhé!
Cam thảo là cây gì?
Đây là một trong những vị thảo dược rất quý. Chúng được dùng để trị các bệnh như viêm họng mạn, viêm phổi, viêm phế quản, xuất huyết tiểu cầu…
Loại cây này còn có một số tên gọi khác như quốc lão. Còn theo từ Hán Việt, chúng còn mang những tên gọi như Lộ thảo, Điềm thảo, Phấn thảo, Bổng thảo, Linh thông…
Loại thảo dược này thuộc họ cánh bướm Fabaceae.
Mô tả dược liệu : Cam thảo có đầu nhọn, lá có mép dài từ 2,5 đến 5 cm. Hoa nở màu tím nhạt vào mùa hạ và mùa thu. Quả có hình lưỡi liềm, màu nâu đen và có khá nhiều lông. Ngoài ra, trong quả có đến 8 hạt nhỏ dẹt màu xám nâu hoặc màu xanh đen.
Rễ cây là bộ phận được dùng nhiều nhất. Rễ có hình trụ dài và thẳng. Rễ cây có nhiều nếp nhăn và nhiều lỗ vỏ lồi lên.Cây có vị ngọt và mùi hương rất đặc biệt. Cam thảo là loại cây sống chủ yếu ở Trung Quốc. Phổ biến nhất là ở các vùng như Tây Bắc, Hoa Bắc, Cam Túc, Hắc Long Giang, Tân Cương…
Phân loại cây cam thảo
Cam thảo bắc
Vỏ của loại này có màu nâu nhạt, vị ngọt và đắng. Hoa có dạng hình bướm. Quả tùy loại có thể nhẵn, thẳng hoặc cong và có lông cứng.
Mô tả dược liệu : Cam thảo bắc là một loại cây nhỏ có hệ thống thân ngầm và rễ rất phát triển. Thân của cây ngầm dưới đất. Từ thân ngầm này thường mọc lên các thân cây khác. Chiều cao của thân cây mọc đứng từ 0,5 đến 1,5 m. Tuy nhiên, thân cây rất yếu.
Cây được trồng chủ yếu ở Trung Quốc, phát triển tốt ở vùng núi, địa hình núi cao. Cụ thể như tỉnh Cam Túc, Thiển Tây, Liêu Ninh, Hắc Long Giang. Thông thường, dược liệu cam thảo ở Việt Nam thường nhập từ Trung Quốc về.
Từ xa xưa, loại thảo dược này được xem là một bài thuốc quý chữa được nhiều bệnh như chữa các bệnh về đường hô hấp, viêm phế quản, trào ngược dạ dày, chướng bụng đầy hơi, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời phòng ngừa xơ vữa động mạch.
Cam thảo nam
Loại cây này có thân nhẵn, rễ to hình trụ. Cây mọc thẳng đứng. Lá cây có hình răng cưa và không lông. Hoa màu tắng và mọc riêng lẻ.
Cam thảo nam cũng được biết nổi bật với tác dụng chữa trị các bệnh như chữa ho, viêm phế quản, chữa mụn nhọt, dị ứng, mày đay… Đồng thời giúp cơ thể giải độc, lợi tiểu rất tốt.
Phân bố : Loại cây này thường được trồng phổ biến ở những vùng như Ấn Độ, Thái Lan, miền nam Trung Quốc và cả Châu Mỹ. Cây thích hợp với khí hậu ẩm ướt thuộc vùng nhiệt đới.
Cam thảo có tác dụng gì?
Từ loại thảo dược này, có rất nhiều bài thuốc được áp dụng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau.
Tác dụng của cam thảo đối với trẻ em
Vị của vị thuốc khá ngọt, dễ chịu và dễ uống nên rất phù hợp với trẻ em. Nước được xem làm loại nước súc miệng rất tốt. Chúng có tác dụng trong việc làm dịu và làm khô họng. Có tác dụng giúp chữa ho, chữa viêm họng ở trẻ em rất tốt.
Đối với những em bé mới sinh, giúp làm sạch đờm nhớt rất hiệu quả. Thêm vào đó, vị thuốc này còn giúp nhuận phế, thanh nhiệt và giúp điều hòa các vị thuốc hiệu quả.
Uống cam thảo hàng ngày có tốt không?
Có rất nhiều người sử dụng hàng ngày mà không biết rằng nếu sử dụng nhiều sẽ rất gây hại cho cơ thể. Trong thành phần của loại thảo dược này có chứa đến 23 % glycyrizin vốn có vị ngọt gấp 50 lần so với đường saccaroza.
Uống quá nhiều cam thảo đặc sẽ gây giảm kali trong máu. Đồng thời làm tăng huyết áp. Thậm chí sẽ gây chứng rối loạn nhịp tim và rối loạn cơ.
Hơn thế nữa, nếu nam giới sử dụng quá nhiều cam thảo hàng ngày sẽ dẫn đến nhiều tác hại. Cụ thể như viêm loét, trào ngược dạ dày, gây tăng huyết áp và giảm miễn dịch.
Ngoài loại thảo dược này, Sâm ngọc linh cũng được biết đến là một trong những loại thảo dược quý hiếm, có rất nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về loại thảo dược này!!!
Tác dụng của cam thảo trị ho
Có tác dụng giúp long đờm, đẩy nhanh dịch nhầy ra khỏi cổ họng và chữa viêm họng, viêm phế quản rất hiệu quả. Trong đó, hoạt chất acid glycyrhizic có trong cây sẽ ức chế hiệu quả sự phát triển của những loại vi khuẩn gây ho ở người. Từ đó sẽ chống sự co thắt cơ trơn, giảm ho, chống dị ứng và chống viêm.
Cam thảo được dùng dưới dạng thuốc hãm, nước sắc, dạng bột và thường kết hợp với các vị thuốc khác. Rất hiệu quả cho người bị viêm họng, viêm phế quản, ho khan, khản tiếng.
Cách dùng cây cam thảo
Cam thảo nấu nước uống có tác dụng gì?
Loại thảo dược này có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Ưu điểm nổi bật nhất chính là trị ho, viêm phổi, viêm phế quản.
Người dùng nước của loại cây này sẽ giúp giảm cholesterol, bổi bổ cơ thể, bảo vệ và giải độc gan rất tốt. Nó giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Từ đó tăng sức đề kháng bảo vệ cơ thể. Ngoài ra cam thảo còn chủ trị các chứng bệnh như suy nhược cơ thể, kém ăn, ho sốt, đau bụng.. Đồng thời giúp làm mát, hạ hỏa cho cơ thể, hỗ trợ chữa loét đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, nấm linh chi cũng là một vị thuốc trị viêm phổi, viêm phế quản rất hiệu quả. Cùng tìm hiểu về nấm linh chi qua bài viết “ Nấm linh chi có tác dụng gì, giá bao nhiêu?”
Cam thảo ngâm rượu
- Đem vị thuốc này đi phơi nắng, giã nát hoặc cũng có thể thái lát mỏng đem đi sang vàng. Ủ rượu trong các khung giờ từ 9-11h đến 11 – 13h.
- Cạo sạch vỏ. Sau đó ngâm rượu trong 1 giờ, ủ 12 giờ. Tiếp theo sắc mỏng khoảng chừng 2 ly và đem đi phơi khô.
Cam thảo chưng đường phèn
Cách dùng:
- Sơ chế rửa sạch, thái lát mỏng.
- Cho đường phèn vào chảo và sao vừa phải để không bị đen.
- Lấy từng lát trộn đều với đường phèn đã sao.
- Bảo quản vào bình đựng kín.
Ô mai cam thảo
Cách làm:
Bước 1 : Sơ chế :
- Me lột vỏ, cắt từng mắt
- Giã nhuyễn gừng
- Giã nát cam thảo
Bước 2: Chế biến
- Đun đường sao cho đường không bị khét
- Cho gừng và đường sên chung tầm 10 phút
- Cho muối và me đảo đều đến khi me thành khối.
- Cho bột nếp vào trộn đều.
- Phơi me và viên tròn nhỏ lại.
- Lăn cam thảo cho dính đều.
- Sử dụng giấy để gói lại và bảo quản trong bình kín.
Cam thảo giá bao nhiêu tiền ?
So với nấm linh chi thì loại thảo dược này có giá rẻ hơn nhiều. Mức giá bán của vị thuốc này còn tùy thuộc vào loại mà người dùng muốn mua và địa chỉ bán. Tuy nhiên, giá mua thường dao động từ 70.000 đến 300.000 đồng/kg.
Cam thảo mua ở đâu?
Loại cây này có thể rất dễ dàng mua được tại các nhà thuốc Đông dược, phòng khám YHCT, cơ sở bán các loại thuốc bắc, các khu chợ. Thậm chí có thể đặt hàng online qua các sàn thương mại điện tử như shopee, lazada…
Tuy nhiên, khi mua hàng tại các cơ sở ấy, người dùng nên tìm hiểu kĩ xem đơn vị bán cam thảo có uy tín không, có nhiều người đến mua không. Bởi lẽ hiện nay có nhan nhản cơ sở bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Nếu người dùng sử dụng sẽ dẫn đến những nguy hại cho sức khỏe cơ thể.
Khi mua hàng qua sàn thương mại điện tử, người dùng nên kiểm tra kĩ mặt hàng trước khi nhận. Tránh trường hợp mua phải những mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém, ẩm mốc…
Trên đây là những kiến thức về cây cam thảo. Hy vọng bạn sẽ có thể vận dụng những ưu điểm nổi bật của nó để phục vụ vào việc chăm sóc sức khỏe bản thân.
Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường