Hoàng kỳ là gì, có tác dụng gì? Giá tiền, cách dùng và nơi bán

Hoàng kỳ được gọi là một vị thuốc quý trong Đông  với công dụng bổ khí, trị viêm phế quản, gia tăng sinh lực. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn lý do tại sao loại thảo dược này lại được coi là dược liệu thập toàn đại bổ.

Hoàng kỳ là gì?

Tên khoa học của loại cây này là astragalus propinquus, tên dược là Radix Astragali. Đây là một cây thuộc Đậu/ Cánh bướm.

Hoàng kỳ là gì?
Hoàng kỳ là gì?

Là loại cây thân thảo sống lâu năm và phát triển mạnh ở vùng đất pha cát, mọc nhiều nhất tại tỉnh Tứ Xuyên, Hoa Bắc, Diên An, Bảo Cửu…(Trung Quốc), loại thảo dược này được di thực vào nước ta và được trồng tại Đà Lạt và Sapa tuy nhiên số lượng không nhiều.

Cây thường mọc thẳng cao khoảng 60 – 70cm, thân cây phân thành nhiều nhánh có lá mọc so le, dạng kép lông chim, lá có hình trứng, lông trắng ở trên trục. Rễ cây hoàng kỳ được thu hái để làm thuốc chữa bệnh, được xem là một dược liệu vô cùng giá trị.

Rễ cây thường được thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu, sau khi cây đã phát triển được 3 năm tuổi, nhưng đem lại chất lượng cao nhất chính là cây có tuổi thọ từ 6 – 7 năm.

Hoàng kỳ chứa thành phần hóa học đa dạng, bao gồm Cholin, Acid amin, Sacarose, Glucose, Soyasaponin, Linolenic acid, beta-Sitosterol, Protid, Vitamin P, Acid folic, Kumatakenin,…

Hoàng kỳ có tác dụng gì?

Loại thảo dược này có vị ngọt và tính ẩm không chỉ được sử dụng trong y học cổ truyền mà còn được y học hiện đại công nhận những giá trị mà nó đem lại đối với sức khỏe của con người.

Trong Đông y, hoàng kỳ được sử dụng để làm thuốc bổ khí, chữa trị viêm phế quản, trừ mụn độc, giúp bồi bổ cơ thể suy nhược, tốt cho tiêu hóa  và bệnh ra mồ hôi, chân tay mỏi, băng huyết, rong kinh, kháng viêm.

Với những người có máu xấu, hay bị mụn nhọt thì loại thảo dược này giúp cân bằng khí huyết, hút sạch mủ, đặc biệt điều trị được lở loét mãn tính, huyết áp cao, viêm thận mãn tính, tiêu chảy cấp và tiểu đường.

Các bài thuốc Đông y lâu đời và kinh điển có hoàng kỳ phải kể đến thập toàn đại bổ, kiện trung thang,  lục nhất thang. Có thể sử dụng ở dạng sắc uống, làm trà, tán bột hoặc trà.

Cam thảo cũng là loại thảo dược tự nhiên thông dụng giúp bổ khí, nếu bạn chưa biết thì hãy đọc bài viết hữu ích này.

Y học hiện đại nghiên cứu vị thuốc này có công dụng trong việc tăng co bóp cho tim. Đối với những người suy tim thì dùng hoàng kỳ có tác dụng rõ rệt. Đồng thời, còn có tác dụng làm giãn tĩnh mạch làm máu lưu thông nhiều hơn, giúp hạ huyết áp, giãn nở mạch thận.

Sau khi nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng, tây y cũng cho rằng hoàng là chất kháng sinh tuyệt vời giúp chống lại vi khuẩn lị, tác dụng trong việc điều trị tiêu chảy lâu ngày và lợi tiểu.

Hoàng kỳ giá bao nhiêu tiền?

Vì mang trong mình nhiều giá trị cho sức khỏe nên vị thuốc này được lùng mua rất nhiều trên thị trường.

Tuy nhiên người mua phải lưu ý đến phần rễ sau khi chế biến khô có hình trụ đường kính từ 1,5 cm – 3.5 cm, ruột màu vàng, dai và ít xơ, bên ngoài thì có màu nâu xám tro và vân chạy dọc.

Hoàng kỳ thường được bào chế dưới hai dạng thức là dạng sống và  tẩm mật sao. Dạng sống hay còn gọi là sinh kỳ chỉ là rễ cây được ủ mềm, phơi khô, sấy nhẹ.Còn tẩm mật sao hay còn gọi là chích kỳ là ủ cùng mật ong sau đó sao vàng để nguội dùng dần.

Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có Đà Lạt và Sapa là có thể trồng được hoàng kỳ tuy nhiên số lượng không nhiều, rễ cây thái lát khô thành phẩm đóng gói được bán giá từ 180,000 –  300,000/1kg thành phẩm.

Cách sử dụng hoàng kỳ

Vị thuốc này thường được sử dụng ở sắc, tán bột, làm hoàn, trà, thuốc bôi ngoài da. Nếu sử dụng qua đường uống thì chỉ sử dụng 12 – 20g/ ngày, trong trường hợp cần thiết thì có thể sử dụng lên 80g. một ngày.

Cách sử dụng hoàng kỳ
Cách sử dụng hoàng kỳ

Người lớn sử dụng loại thảo dược này là rất an toàn, trẻ em cũng có thể sử dụng nhưng không được quá 15g. Cách tốt nhất khi sử dụng hoàng kỳ là uống vào buổi sáng. Những người mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính, sốt, viêm không được dùng.

Vì tác dụng tăng cường hệ miễn dịch nên tránh sử dụng chung với các loại thuốc kích thích miễn dịch khác có chứa cyclosporine và cortisone.

Một số bài thuốc:

  • Trà trị cảm cúm và viêm phế quản: Dùng hoàng kỳ thái lát mỏng, mỗi lần 5 – 10g hãm với nước sôi trong 30 phút.
  • Bài thuốc trị đau nhức xương khớp do khí huyết hư và cơ thể suy nhược. Chuẩn bị: Quế chi 6g, đại táo 3 quả, sinh khương và bạch thược mỗi thứ 12g, hoàng kỳ 16g. Thực hiện: Sắc uống hằng ngày.
  • Bài thuốc chữa sang thương lâu ngày không làm mủ, ung nhọt, nhọt lở loét: Kim ngân 20g, hoàng kỳ 20g, cam thảo 6g và đương quy 16g. Sắc uống ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc trị vàng da do nghiện rượu, chân sưng đau, vùng dưới tim đau: Mộc qua 40g và hoàng kỳ 80g. Thực hiện: Tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 8g với rượu. Ngày dùng 3 lần.

Sâm ngọc linh một trong tứ sâm trên thế giới cũng có công dụng trị viêm phế quản. Đọc ngay bài viết sau để biết thêm

Mua hoàng kỳ ở đâu?

Hiện nay không quá khó để có thể mua được dược liệu này. Người bệnh có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc trên mạng internet.

Phần lớn người tiêu dùng không có kinh nghiệm cũng như hiểu biết để nhận biết vị thuộc này rất dễ mua phải hàng kém chất lượng, hàng có pha tạp chất nguy hiểm hơn là có thể mua phải hoàng kỳ với các loại thảo dược có độc chất cao gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Chính vì thế, trước khi mua hoàng kỳ bạn nên tìm hiểu trước về đặc tính, cũng như cách nhận biết. Đặc biệt hơn là tìm đến các cơ sở, nhà thuốc có uy tín, lâu năm trên thị trường. Vị thuốc này chỉ có tác dụng đối với cơ thể nếu như được bào chế, chọn lọc đúng tiêu chuẩn.

Không vì tâm lý ham rẻ, đặt mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy tờ kiểm định hoặc không được chế biển đúng theo quy trình tiêu chuẩn.

Bài viết của chúng tôi đã tổng hợp những công dụng dược lý, tính chất của hoàng kỳ. Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng nên tham khảo và nhận tư vấn của bác sĩ để tránh những rủi ro không đáng có.

0983340246