Kim ngân hoa là một loại thảo dược quý đem đến nhiều công dụng chữa bệnh đáng giá. Vậy, bạn đã hiểu rõ về loại cây này chưa, chúng có tác dụng cụ thể nào, sử dụng ra sao, giá cả và địa chỉ uy tín ở đâu? Mời các bạn cùng giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết sau!
Kim ngân hoa là gì?
Kim ngân hoa có tên khoa học là Flos Lonicerae. Ngoài cái tên thông dụng nhất thì loại thảo mộc này còn được gọi bằng vô vàn tên khác như tỉnh ngân hoa, song hoa, ngân hoa, mật ngân hoa, nhẫn đông hoa,…Loại cây này thuộc giống dây thân leo. Thân non của chúng có màu nâu ngả đỏ. Cây hay mọc thành những bụi nhỏ. Lá cây mọc đối, có hình dạng trứng và đặc biệt là luôn xanh tốt. Hoa của cây có màu trắng, về sau chuyển sang màu vàng. Quả của song hoa hình cầu và có màu đen.
Cây được trồng chủ yếu các tỉnh thuộc vùng núi của nước ta như Thái Nguyên, Ninh Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ninh,… Bạn cũng có thể tự trồng loại cây này chỉ bằng một chút đất mùn, ẩm và ở nơi nhiều ánh sáng từ thiên nhiên. Cây sẽ leo khá nhanh và cho ra nhiều quả. Đến tầm tháng 6,7,8, song hoa sai quả màu đen mọng rất đẹp mắt.
Thông thường nhiều người biết đến kim ngân hoa là một loại cây cảnh. Theo phong thủy, loại cây này sẽ đem đến nhiều tài lộc và vận may cho gia chủ. Thế nhưng, trong đông y, đây lại là loại “thảo mộc vàng” đem đến tác dụng chữa bệnh và làm đẹp hữu dụng.
Kim ngân hoa có tác dụng gì?
Ngân hoa có khả năng chống viêm
Kim ngân hoa là loại dược liệu có khả năng ức chế chất histamin và prostaglandin E2 (Đây là 2 hoạt chất thường xuất hiệu nếu cơ thể đang gặp tình trạng viêm nhiễm). Nhờ vậy, chúng được ứng dụng để điều trị các chứng bệnh như viêm họng, viêm da do mụn nhọt, lở ngứa, trị ruột thừa viêm cấp,…
Kim ngân hoa giúp kháng khuẩn và các loại virus có hại
Theo nhiều nghiên cứu chuyên ngành, dược liệu này có khả năng kháng khuẩn rộng và mạnh hơn rất nhiều các loại thảo dược khác. Đặc biệt, ngân hoa kháng khuẩn được với chủng E.coli (vi khuẩn đường ruột) và S.aureus (vi khuẩn được hô hấp). Ngoài ra, chúng còn có tác dụng kháng khuẩn từ các loại nấm khác,…Ngoài khả năng chống khuẩn, kim ngân hoa còn phát huy tác dụng trong việc ức chế các loại virus chữa bệnh khác. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vị thuốc này là loại dược liệu quý giá làm nền tảng chống mầm bệnh. Điều này có được là do chúng chứa chiết xuất như axit chlorogenic, acid caffeoylquinic, flavonoid,… Đây là những hoạt chất ức chế kháng virus trong giác mạc, phổi, hệ hô hấp,…
Kim ngân hoa có khả năng chống oxy hóa
Dược liệu này có thể ức chế và là gián đoạn phản ứng của chuỗi gốc tự do trong dầu. Do đó chúng đem đến khả năng chống oxy hóa với các loại dầu như dầu đậu phộng, dầu hạt cải,…
Ngân hoa tăng khả năng miễn dịch và nâng cao sức khỏe
Kim ngân hoa có khả năng tập hợp được các đại thực bào và lympho. Nhờ vậy, chúng thúc đẩy hoạt động miễn dịch tế bào. Cơ thể con người lúc này như được tạo “một lớp áo giáp” để chống chọi với bệnh tật.
Ngoài ra, vị thuốc Đông y này còn có nhiều tác dụng khác như hạ sốt, bảo vệ gan, hệ tiêu hóa, giảm triglyceride trong máu,…
Cách sử dụng kim ngân hoa
Tác dụng chữa bệnh của ngân hoa vô cùng phong phú. Do đó, với mỗi loại bệnh khác nhau, cách sử dụng cũng có những điều chỉnh sao cho phù hợp. Dưới đây sẽ là một vài cách sử dụng kim ngân hoa theo từng chứng bệnh cụ thể.
Kim ngân hoa điều trị thông tiểu, đi ngoài
Với chứng đi tiểu rắt, nên sử dụng 6g ngân hoa, 3g cam thảo. Thêm 200ml nước sắc cho đến khi còn một nửa và chia uống 2-3 lần trong ngày.
Với chứng đi ngoài, nên sử dụng khoảng 2-5g hoa kim ngân hoặc 10-12g cành lá. Người bệnh có thể sắc lấy nước uống hoặc bào chế thành cao thuốc. Để điều trị dứt điểm chứng đi ngoài, người bệnh nên uống mỗi ngày cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Ngoài ra, người bệnh mắc các chứng về tiêu hóa có thể bổ sung thêm táo mèo. Táo mèo có tác dụng hỗ trợ rối loạn tiêu hóa và kích thích ăn ngon miệng hơn. Thông tin chi tiết mời bạn đọc theo dõi tại bài viết: Táo mèo nhé!
Kim ngân hoa điều trị dị ứng, mẩn ngứa, viêm nhiễm da
Với chứng dị ứng, mẩn ngứa, người bệnh dùng ngân hoa, liên kiều, huyền sâm, sinh địa, hoàng đằng, mạch môn, quyết minh tử sao, thổ phục linh và đem đi sắc thành nước đặc uống. Mỗi ngày nên dùng 1 thang và chia thành 3 lần.
Với chứng viêm nhiễm hoặc mụn nhọt trên da, người bệnh dùng kim ngân hoa, đương quy, trần bì, phòng phong, bạch chỉ, thiên hoa phấn, một dược, nhũ hương, giác thích, xuyên sơn miếng và đem sắc thành nước uống. Mỗi ngày nên dùng 1 thang và chia thành 2 lần. Lưu ý cần uống cách bữa ăn 30 phút giúp đem lại hiệu quả chữa bệnh.
Kim ngân hoa điều trị cảm sốt, sốt xuất huyết
Với các chứng cảm sốt thông thường, người bệnh có thể dùng ngân hoa, liên kiều, đạm đậu xị, trúc diệp, kinh giới tuê, ngưu bàng tử, cát cánh, bạc hà và đem đi sấy khô. Sau đó tán thành bột mịn rồi nặn thành viên. Mỗi ngày người bệnh chia uống từ 1-2 lần, mỗi lần 12g.
Với chứng sốt xuất huyết, người bệnh có thể dùng ngân hoa kết hợp các vị thuốc như rễ cỏ tranh, cỏ nhọ nồi, hoa hòe, hoàng cầm, chi tử, liên kiều và sắc uống hàng ngày. Nếu người bệnh bị sốt cao thì có thêm tri mẫu vào thang thuốc.
Kim ngân hoa điều trị viêm gan virus, viêm gan mãn tính
Người mắc bệnh viêm gan virus, viêm gan mãn tính có thể áp dụng bài thuốc ngũ linh thang. Bài thuốc này gồm nhân trần, hoàng cầm, kim ngân, mộc thông, đại phúc bì, hoạt thạch, đậu khấu, phục linh, trư linh và cam thảo. Người bệnh mang đi sắc và sử dụng hàng ngày.
Nhắc đến tác dụng bảo vệ và điều trị các bệnh về gan, ngoài kim ngân hoa thì người bệnh có thể tham khảo thêm loại thảo dược là giảo cổ lam. Quý bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết thông qua bài viết: Giảo cổ lam nhé!
Kim ngân hoa giá bao nhiêu tiền?
Mức giá cả của loại cây này sẽ phụ thuộc vào dạng thức của sản phẩm.
- Ngân hoa ở dạng khô, chưa điều chế: Dạng khô dùng để sắc thuốc thì có màu nâu, xanh. Dạng ngân hoa khô thành cao lại có màu nâu nhạt. Giá của loại này trung bình vào khoảng 180.000 – 200.000 VNĐ.
- Kim ngân hoa dạng trà túi lọc: Dạng này được nhiều người sử dụng nhờ tính tiện lợi. Trung bình một bịch 50g sẽ có giá 120.000 VNĐ còn loại 150g thì giá là 270.000 – 300.000.
- Ngân hoa dạng cao cô đặc: Dạng này có thể dùng làm thuốc uống trực tiếp hoặc để pha trà. Giá thành của dạng cao cô đặc là khoảng 350.000 VNĐ.
- Ngoài ra, cây ngân hoa để trồng hoặc trưng bày sẽ được ra bán ở mức giá từ 200.000 – 400.000 VNĐ.
Mua cây kim ngân hoa ở đâu?
Loại cây này có thể được mua dễ dàng ở các tỉnh thuộc vùng núi như Lào Cai, Ninh Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An,… Hoặc người dùng có thể mua các dạng của ngân hoa đã bào chế tại các địa chỉ thuốc đông y trên toàn quốc.
Ngoài ra, các sản phẩm kim ngân hoa cũng hay được rao bán trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… Người dùng có thể lên các trang website này và đặt mua tùy theo nhu cầu.
Như vậy, trong bài viết này, chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về kim ngân hoa. Hy vọng rằng, bạn đọc đã khám phá được phần nào những công dụng chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe của loại thảo dược này. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.