Cây cỏ ngọt là một trong những loại dược liệu rất quý của y học cổ truyền, mang đến nhiều tác dụng hiệu quả và bất ngờ đến sức khỏe người sử dụng. Để hiểu rõ hơn về loại cây này cùng những công dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh, hãy cùng chúng tôi khám phá ở bài viết ngay sau đây.
Tìm hiểu cây cỏ ngọt là gì?
Cây cỏ ngọt được biết đến là loại cỏ thuốc quý, mang đến nhiều công dụng trong điều trị nhiều loại bệnh về huyết áp, tim mạch, tiểu đường, béo phì,.. rất an toàn với nhiều đối tượng sử dụng, đặc biệt không mang đến tác dụng phụ. Theo các chuyên gia, cây có thể sống lâu năm, sau khoảng 6 tháng trồng sẽ có khả năng hóa gỗ, cao đến 100cm.
Phần lá và cành của cây được bao phủ bởi lớp lông trắng mịn, mũi mác, có hình răng cưa ở phần mép lá. Hoa của cây có mùi thơm nhẹ đặc trưng, mùa hoa vào khoảng tháng 10 đến tháng 2, có vị ngọt dịu. Cây cỏ ngọt sau khi thu hoạch thường xuất hiện mùi hơi ngái, gây khó chịu và dễ gây nên dị ứng.
Theo các ghi chép để lại, cây có nguồn gốc từ vùng cao nguyên vịnh Amami thuộc khu vực biên giới của Brazil và Paraguay. Cây đã di thực vào Việt Nam từ năm 1990 và được trồng phổ biến tại các khu vực như Hòa Bình, Hà Giang, Hưng Yên. Nghệ An và được các trung tâm dược liệu nuôi trồng nghiên cứu và bảo tồn.
Thông thường sau khi thu hoạch, cây cỏ ngọt thường được phun nước để làm ẩm, sau đó cho vào tủ kín và ủ từ 2-3 ngày, đem phơi khô vừa để hết mùi gai, vừa để đảm bảo độ ngọt tự nhiên của cây. Tùy theo phương pháp điều trị mà cây sau khi thu hoạch có thể được cắt nhỏ.
Cây cỏ ngọt có tác dụng gì?
Cây sau khi đến thời điểm thu hoạch sẽ được thu hái, sau đó cắt thành từng đoạn có chiều dài từ 20-25cm và sấy khô với nhiệt độ khoảng 30 độ C. Lưu ý không nên sử dụng những phần lá già hoặc đã bị dập, hư hại,.. vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thuốc.
Cây sau khi thu hoạch sẽ được phun ẩm dược liệu và ủ bằng túi trong 3 ngày. Điều kiện bảo quản lý tưởng là ở vị trí khô ráo, không ẩm ướt hay bị ảnh nắng trực tiếp chiếu vào.
Cây có ngọt có chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như protein, glycoside, steviol, carbohydrate, chất béo tự nhiên,… rất lành tính và an toàn với sức khỏe của người sử dụng. Theo Đông Y, loại thảo dược này có tính ngọt, giúp hạ huyết áp, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường, chứng chảy máu chân răng,.. đặc biệt là ở đối tượng người già.
Đặc biệt, trong Y học hiện đại, cây cỏ ngọt cũng được sử dụng phổ biến trong điều chế các sản phẩm thuốc trong hỗ trợ điều trị bệnh. Với thành phần[m1] [m2] chính là stevioside và rebauside có thể ngọt gấp gần 300 lần so với đường mía, không bị tác động nhiệt phân, lên me hay bị vi khuẩn, nấm men tấn công,.. cây giúp ổn định độ PH để mang đến những tác dụng hiệu quả cho người bệnh.
Một số ứng dụng của cây cỏ ngọt:
- Điều chế làm phụ gia thực phẩm cho đối tượng người ăn kiêng, tiểu đường, giảm cân,..
- Các loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch,..
- Tăng cường sức đề kháng
- Tạo cảm giác ngon miệng, hỗ trợ hệ tiêu hóa,..
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ ngọt
Từ xa xưa, loại cây này đã được y học cổ truyền sử dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị bệnh, mang lại hiệu quả cao, không gây ra những tác dụng phụ và phù hợp với mọi đối tượng sử dụng. Dưới đây là một số bài thuốc đến từ cây cỏ ngọt trong điều trị các bệnh về tiểu đường, tim mạch, hô hấp,..
Bài thuốc 1: Sử dụng cho người bị bệnh tiểu đường
Đối tượng bị bệnh tiểu đường thường có chế độ dinh dưỡng rất nghiêm ngặt, trong đó hạn chế tối đa những sản phẩm có chứa nhiều chất ngọt. Tuy nhiên chất ngọt trong loại cây thảo dược này sẽ không ảnh hưởng đến nồng độ glucose trong máu của người bệnh, đồng thời cải thiện hiệu quả tình trạng tiểu đường.
Để sử dụng bài thuốc này, các bạn cần chuẩn bị từ 2-2.5g cỏ ngọt đã phơi khô, sau đó rửa sạch và sắc cùng nước. Sau khoảng 20 phút, sử dụng trực tiếp nước đó để uống, ngày 2 lần vào sáng và tối. Lưu ý sử dụng liên tục trong 1-2 tuần để phát huy tối đa hiệu quả trong điều trị bệnh.
Theo ý kiến của nhiều bác sĩ và chuyên gia, sử dụng bài thuốc từ loại thảo dược này sẽ ngăn tình trạng tái phát của bệnh, đồng thời hạn chế tối đa lượng đường gia tăng trong máu. Trong quá trình sử dụng cây cỏ ngọt, cần lưu ý không nên kết hợp với các loại thuốc tây khi chưa có chỉ dẫn của các bác sĩ.
Bài thuốc 2: Sử dụng cho người bị thừa cân, béo phì
Cây cỏ ngọt còn mang đến một tác dụng vô cùng ấn tượng đối với những đối tượng thừa cân, béo phì khi hạn chế, giảm nhu cầu thèm tinh bột hoặc đường của cơ thể. Với vị ngọt và chất tạo ngọt tự nhiên đến từ cây, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái, không có cảm giác thèm ăn để giúp kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả.
Bạn nên sắc cỏ đã được phơi khô để uống thay nước hàng ngày, lưu ý nên sử dụng trong 1 tháng để đạt hiệu quả tối đa. Trong quá trình sử dụng cần kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bài thuốc 3: Sử dụng cho người bị tăng huyết áp
Bài thuốc dành cho người bị tăng huyết áp sẽ gồm các thành phần chính như sau: 6g cây cỏ ngọt đã phơi khô, 4g hoa cúc, 10g hoa hòe đã được sấy khô, 12g quyết minh tử,.. Các loại dược liệu sau khi được làm sạch sẽ sắc cùng 200ml nước trong 20 phút.
Các bạn sử dụng trực tiếp để uống hàng ngày, bài thuốc này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, hạn chế tình trạng tăng huyết áp, đảm bảo huyết áp luôn trong trạng thái ổn định. Đặc biệt sẽ ngăn ngừa các tình trạng rối loạn tim mạch, suy tuần hoàn hô hấp.
Lưu ý nên kiên trì sử dụng để đạt kết quả tốt nhất.
Bài thuốc 4: Sử dụng cho người bị mắc các bệnh lý về tim mạch
Theo các nghiên cứu khoa học, hợp chất có trong cây cỏ ngọt sẽ giúp hàm lượng glucose được ổn định, giữ cho cơ thể trạng thái bình thường nhất, tăng cường tuần hoàn máu cho cơ thể. Đặc biệt, sử dụng loại thảo dược này còn giúp ngăn ngừa tình trạng mỡ máu, phòng tránh những bệnh lý về tim mạch, hạn chế những biến chứng mà bệnh lý tim mạch mang lại cho người bệnh.
Để sử dụng trong điều trị các bệnh lý về tim mạch, các bạn cần sử dụng cây cỏ ngọt khô để pha trà uống hàng ngày. Tuy nhiên, thời gian dùng tối thiểu nên từ 1-2 tháng để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Loại thảo dược này khá lành tính và an toàn đối với mọi đối tượng người sử dụng, vì thế bạn có thể sử dụng cho cả phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người già hay trẻ nhỏ. Tuy nhiên, để đảm bảo phát huy tối đa công dụng điều trị bệnh của cây cỏ ngọt, cần tham khảo ý kiến đến từ bác sĩ hoặc chuyên gia để có liều lượng sử dụng hợp lý, hiệu quả.
Một số lưu ý khi sử dụng cây để chữa bệnh:
Trong quá trình sử dụng, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo quá trình sử dụng đạt hiệu quả cao, an toàn với cơ địa của chính bản thân:
- Không được kết hợp sử dụng cây cỏ ngọt cùng các loại thuốc tây khi chưa được các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế cho phép vì có thể gây nên tình trạng ngộ độc, biến chứng và các tác dụng phụ không mong muốn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
- Đối với đối tượng trẻ nhỏ hoặc phụ nữ có thai, đang trong giai đoạn cho con bú thì cần tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ hoặc các chuyên gia trước khi tiến hành sử dụng để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng đến cơ thể.
- Không nên lạm dụng, sử dụng cây cỏ ngọt trong thời gian dài, nên có liệu trình sử dụng từ 1-2 tháng rồi nghỉ để kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của cơ thể.
- Tuyệt đối không được sắc trong các dụng cụ bằng kim loại, chỉ nên sử dụng đồ bằng sứ để đun, sắc thuốc.
- Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ và luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Mua cỏ ngọt khô ở đâu uy tín?
Hiện nay, các bạn có thể mua sản phẩm cỏ ngọt khô ở các nhà thuốc y học cổ truyền trên toàn quốc hoặc tại các sàn thương mại điện tử như shopee, lazada, tiki,.. Các bạn cần lưu ý lựa chọn những địa chỉ uy tín và đã được cấp phép lưu hành để đảm bảo an toàn và chất lượng tối đa.
Mức giá của cỏ ngọt khô dao động từ 100.000VNĐ-150.000VNĐ/ kg.
Các bạn nên mua các sản phẩm loại thảo dược này đã được sấy khô sẽ có thời gian sử dụng lâu, dễ bảo quản và tiện sử dụng. Sản phẩm sấy khô đạt chất lượng cần được bọc kín, lá cỏ khô, không xuất hiện tình trạng ẩm, mốc,.. điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả điều trị của cây cỏ ngọt khô đối với người bệnh.
Hy vọng rằng với những thông tin trên, các bạn sẽ có thêm thật nhiều thông tin bổ ích về cây cỏ ngọt cùng những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả và an toàn. Xin chúc cac bạn dồi dào sức khỏe và hẹn gặp lại ở những bài viết trong chuyên mục sức khỏe cùng chúng tôi.
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.