Củ mài là gì? Tác dụng và cách sử dụng trong chữa bệnh hiệu quả

Củ mài hay còn gọi là củ Hoài sơn là một loại cây thường mọc phổ biến tại vùng địa hình nhiều đồi núi ở nước ta. Loại củ này không chỉ được sử dụng làm nguyên liệu chế biến thức ăn mà chúng còn là một vị thảo dược tốt cho việc điều trị bệnh, bồi bổ cơ thể và các cơ quan nội tạng. Vậy để hiểu hơn về thành phần cũng như những công dụng tuyệt vời của củ mài, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm tham khảo thêm thông tin từ bài viết dưới đây nhé.

Củ mài là gì, thành phần dinh dưỡng trong củ mài

Củ mài hay có tên gọi khác là củ hoài sơn là một giống cây leo có rễ và củ cắm sâu vào lòng đất, mọc nhiều ở các vùng đồi núi với tên gọi khác ở vùng Nam Bộ là củ khoai mài. Vào những năm trước đây, loại cây này còn được xem là “vị cứu tinh” của biết bao nhiêu gia đình nghèo đói do không có cơm ăn mà phải sử dụng loại củ này để thay thế. Không những vậy, loài thực vật trên còn được ứng dụng rất nhiều vào trong các bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả.

Củ mài là gì
Củ mài là gì

Củ mài được tìm thấy chủ yếu tị một số tỉnh ở nước ta như Hà Giang, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ninh, Phú Thọ,… cùng một số quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar,…

Trong những năm gần đây, bởi dược tính và tác dụng tuyệt vời mà củ hoài sơn được biết đến một cách rộng rãi và phổ biến hơn. Chính vì vậy mà dẫn đến tình trạng khai thác thiếu bền vững xảy ra khiến cho lượng nguyên liệu này ngày càng trở nên khan hiếm ở trong tự nhiên. Để giải quyết bài toán trên, rất nhiều nhà đầu tư đã cho xây dựng các mô hình nhà vườn và đưa củ mài vào trồng, nhân giống và sản xuất sống lượng lớn để cung cấp cho thị trường.

Các nhận định của chuyên gia, trong củ mài có chứa rất nhiều các dưỡng chất khác nhau bao gồm tinh bột chiếm 63,25%, protid chiếm 6,75%, chất dịch nhầy chiếm từ 2-2,8%, lipid chiếm 0,45%. Cùng với còn có sự góp mặt của các yếu tố vi lượng, acid amin, cholin, dioscin, saponin, allantoin rất tốt cho sức khoẻ và hệ miễn dịch của cơ thể.

Tác dụng của củ mài

Tác dụng của củ mài trong y học cổ truyền

Theo ghi chép từ các sách Đông y, củ mài thường có vị hơi ngọt đặc trưng cùng tính bình, có tác dụng quy kinh tỳ, phế, thận, vị cho cơ thể, từ đó giúp điều trị một số biểu hiện như:

  • Trị ho.
  • Trị bệnh tiêu chảy, kiết lị.
  • Hỗ trợ cải thiện chứng suy nhược cơ thể.
  • Bồi bổ và tăng cường tuần hoàn của máu.
  • Giúp người bệnh trở nên ăn uống ngon miệng hơn.
  • Điều trị chứng khí hư ở nữ giới và biểu hiện di tinh ở nam giới.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, đái rắt cùng tình trạng khô miệng.
  • Đồng thời, củ mài còn giúp bạn tăng sinh tân dịch, giữ gìn sinh khí.

Y học hiện đại nói gì về củ mài?

Từ các nghiên cứu của y học hiện đại đã chứng minh rằng các dưỡng chất có trong củ mài đem lại những công dụng cụ thể như:

  • Cholin từ trong củ hoài sơn mang lại hiệu quả cải thiện các bệnh như xơ gan, viêm gan thể mạn tính. Không chỉ vậy, chúng còn giúp giảm đau nhắc, giải tỏa căng thẳng lo âu, cải thiện trí nhớ và điều trị chứng co giật cho người bệnh.
  • Dioscin giúp hỗ trợ và phòng ngừa bệnh lý loãng xương ở người cao tuổi. Đặc biệt, chúng còn hoạt động giống như một hợp chất chống lại sự xâm nhập của virus, ngăn ngừa ung thư hay tình trạng dị ứng.
  • Saponin từ củ mài được nhận định là một tinh chất quý có khả năng ức chế quá trình đột biến của tế bào, giúp giảm bệnh ung thư tại ruột kết, đại tràng,…
  • Allantoin nằm trong những dưỡng chất tốt giúp hạn chế tình trạng sừng hoá của tế bào, từ đó tăng cường độ ẩm và sự mịn màng cho làn da. Đồng thời chúng còn là chất rất tốt cho việc làm lành các vết thương và chống lại sự kích ứng của da.
  • Bên cạnh đó, còn phải kể tới một lượng lớn protein, tinh bột cùng các yếu tố vi lượng có từ củ mài cũng giúp cung cấp các dưỡng chất tốt cho sức khỏe của người bệnh.

Các bài thuốc từ củ mài hiệu quả

Bạn đọc có thể tham khảo một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả từ củ mài cụ thể như sau:

Bài thuốc chữa bệnh tiêu chảy, kiết lị

Bài thuốc số 1

  • Bạn cần chuẩn bị khoảng 80 gram củ hoài sơn khô cùng các vị thuốc khác gồm trôm lay, đẳng sâm, bạch truật. Thêm vào đó là 30 gram trần bì, 60 gram biển đậu cùng 30 gram mỗi loại hạt sen, sa nhân, hạt ý dĩ và cát cánh.
  • Sau khi đã cân đủ, cho tất cả nguyên liệu đem đi làm sạch rồi dùng máy hoặc dụng cụ tán chúng thành dạng bột mịn sau đó trộn đều tất cả vào nhau.
  • Bảo quản bột trong lọ thuỷ tinh, đặt tại nơi có vị trí khô ráo thoáng mát, tránh độ ẩm cao dễ sinh ẩm mốc. Để sử dụng, bạn chỉ cần lấy bột ra rồi đem pha chúng bằng nước nóng hoặc nước ấm là có thể dùng được.
  • Đối với người lớn, mỗi ngày nên dùng từ 8-12 gram bột chia thành 3 lần. Còn ở trẻ em, lượng bột sử dụng chỉ nên không quá từ 4-6 gram/ngày.

Bài thuốc số 2

  • Nguyên liệu của bài thuốc này gồm có 60 gram củ mài khô, 120 gram nhục thung dung, 180 gram ngũ vị tử, ngưu tất, trạch tả, thục địa, thần phục, xích thạch chỉ mỗi loại thêm vào 30 gram.
  • Tất cả nguyên liệu sau khi được sơ chế và làm sạch sẽ được đem đi tiến hành tán, xay nhỏ thành dạng bột mịn. Tiếp đó, đổ một lượng nước lọc vừa đủ để bột dính được vào nhau rồi dùng tay nhào trộn, nặn thành từng viên thuốc có kích thước nhỏ bằng hạt đỗ xanh.
  • Để khô các viên thuốc là có thể đem đi bảo quản trong lọ thuỷ tinh. Với trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy, kiết lị, hãy uống từ 20-25 viên một ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

Bài thuốc chữa bệnh đái tháo đường

Bài thuốc số 1

  • Với bệnh lý đái tháo đường, người bệnh cần chuẩn bị khoảng 180 gram củ mài khô kết hợp cùng 300 gram hạt dây tơ hồng, 350 gram ngũ vị tử cùng 40 gram bạch phục linh và 90 gram hạt sen khô.
  • Tất cả các nguyên liệu khô được đem đi tán nhỏ thành dạng bột. Tiếp đó, đổ một lượng vừa đủ rượu và hồ nhào đều và nặn thành từng viên nhỏ có kích thước bằng hạt đậu đen.
  • Đợi khô rồi đem cất, mỗi lần đem ra sử dụng, bạn chỉ cần uống từ 20-30 viên với nước lọc hoặc nước cơm là được.

Bài thuốc số 2

  • Ở bài thuốc này, bạn cần có 24 gram củ mài cùng 9 gram hoa phấn và 9 gram mạch môn đông.
  • Nguyên liệu sau khi được làm sạch được đem bỏ cùng vào một chiếc ấm, đỏ nước đun sôi rồi đem ra để nguội uống thay nước hàng ngày.

Bài thuốc trị chứng đau nhức lưng

Ngoài khả năng trị những bệnh lý trên thì củ mài còn được biết đến với tác dụng trị chứng bệnh đau nhức lưng cho người cao tuổi hoặc người bị thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống. Bài thuốc được thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm 10 gram củ mài, 12 gram mỗi loại ngưu tất, ba kích, đỗ trọng, 10 gram sơn thù du, 8 gram mỗi loại ngũ gia bì, cẩu tích, độc hoạt, quế tâm và 6 gram phòng phong.
  • Tất cả được đem đi làm sạch và tán mịn thành dạng bột rồi đổ mật ong vào trộn đều, nặn thành viên nhỏ bằng hạt đậu.
  • Mỗi ngày, trước lúc ăn, bạn chỉ cần lấy ra khoảng 10 viên thuốc rồi uống kiên trì trong một thời gian là có thể cảm nhận sự cải thiện của bệnh.

Bên cạnh các bài thuốc dân gian ứng dụng củ mài trong điều trị bệnh, bạn cũng có thể dùng chúng để chế biến thành các món ăn ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe như cháo, canh nấu chân giò, chè hạt sen, chè long nhãn,…

Một số lưu ý khi sử dụng củ mài trong chữa bệnh

Như đã biết, trong củ hoài sơn có chứa chất lưu huỳnh. Tuy được xem là một loại chất độc gây hại thế nhưng nếu dùng ở một mức độ nhỏ nhất định thì sẽ không có ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nhìn chung, với sự phát triển của kỹ thuật và khoa học công nghệ ngày nay thì vấn đề sơ chế và làm giảm lượng lưu huỳnh ở củ mài cũng đã được khắc phục đáng kể. Vậy khi sử dụng, người bệnh nên chú ý những vấn đề cụ thể như sau:

Một số lưu ý khi sử dụng củ mài trong chữa bệnh
Một số lưu ý khi sử dụng củ mài trong chữa bệnh
  • Không dùng củ mài cho người có tiền sử bị táo bón hoặc đang có triệu chứng hạ thân nhiệt bằng bất kỳ cách thức nào.
  • Tham khảo tư vấn từ chuyên gia trước khi quyết định kết hợp dùng củ mài với các loại thảo dược, thuốc khác nhằm điều trị bệnh.
  • Chỉ nên dùng một lượng củ hoài sơn nhất định trong một ngày, tránh dùng quá nhiều có thể gây phản tác dụng, ảnh hưởng tới quá trình chữa bệnh.
  • Do chưa có một quy định hay quy chuẩn nào về việc đảm bảo các công đoạn sơ chế, vì vậy người bệnh nên lựa chọn mua sản phẩm tại các cơ sở sản xuất uy tín, tránh gặp phải các sản phẩm còn chứa nhiều lưu huỳnh gây độc cho cơ thể. Hoài sơn phải được đem đi sấy định kỳ, liên tục trong vòng ít nhất là 3 tháng. Bên cạnh đó, ngày nay trên thị trường còn xuất hiện rất nhiều tình trạng làm giả củ mài từ củ cọc rào, khoai mì,… khiến người tiêu dùng trở nên hoang mang và khó khăn trong lựa chọn.
  • Đối với trường hợp mua của mài tươi về nhà tự chế biến, bạn nên thực hiện công đoạn phơi khô chúng ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời nhằm làm cho lưu huỳnh bay hơi bớt đi, tránh việc bị ngộ độc cho cơ thể. Bạn cứ yên tâm vì trong củ mài không chứa tinh dầu vậy nên quá trình phơi khô sẽ đảm bảo không làm giảm hoặc mất đi tác dụng của chúng.
  • Nên rửa bằng nước sạch một lần nữa trước khi nấu và trong thời gian đun nấu, bạn nên mở nắp để lượng lưu huỳnh còn tồn tại có thể bay hơi ra ngoài không khí.
  • Chỉ nên sử dụng củ hoài sơn trong một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt là có thể ngưng lại nếu bạn đã hết bệnh. Bởi nếu sử dụng quá nhiều sẽ rất dễ gây ra phản tác dụng do lượng lưu huỳnh tích tụ ngày càng nhiều ở trong cơ thể, gây bệnh nguy hiểm.
  • Bạn có thể mua củ mài tươi và được hái lượm tự nhiên để tránh trường hợp mua phải sản phẩm có sử dụng các chất bảo quản.

Hy vọng rằng những thông tin cơ bản mà chúng tôi cung cấp ở trên đã phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về củ mài cũng như thành phần của chúng. Để biết thêm về liều lượng, cách sử dụng chuẩn xác, người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc!

0983340246