Viêm khớp phản ứng là gì? Kiêng ăn gì và chữa có hết không?

Viêm khớp phản ứng cần kiêng gì, có hết không và đặc điểm ở trẻ em nằm trong số những câu hỏi mà các bệnh nhân quan tâm nhiều nhất hiện nay. Bởi lẽ, đây là một căn bệnh hiếm gặp và có nguyên nhân gây bệnh đặc thù.

Viêm khớp phản ứng là gì?

Đây là một bệnh lý rất hiếm gặp, vì người bệnh tuy bị đau khớp nhưng không biết nguyên nhân lại xuất phát từ sự nhiễm trùng tiêu hóa và bộ phận niệu sinh dục.

Bệnh lý này còn được gọi là hội chứng Reiter theo tên của Hans Reiter là người phát hiện ra căn bệnh vào năm 1916. Nhưng danh pháp này ít dùng do nó có liên quan đến phát xít Đức và những thử nghiệm trong trại tập trung.

Biểu hiện của bệnh thường diễn ra chủ yếu ở các đầu gối, mắt cá chân và bàn chân.

Viêm khớp phản ứng thường xảy ra sau khoảng 1 đến 3 tuần kể từ khi trong cơ thể người bệnh bị nhiễm trùng với những biểu hiện cụ thể như sau:

  • Xuất hiện tình trạng đau cứng khớp tại đầu gối, bàn chân, mắt cá chân hoặc đôi khi ở lưng, mông hay gót chân.
  • Đa số trường hợp người bệnh bị viêm mắt, đỏ, ngứa và nóng mắt.
  • Người bệnh có thể gặp các biểu hiện như nóng nực, cảm thấy châm chích khi đang tiểu hoặc có chảy mủ khi tiểu nhưng mủ không chứa vi khuẩn (đối với bệnh nhân nam).
  • Thỉnh thoảng có tình trạng bị sưng phù các ngón chân, ngón tay.
  • Một số biểu hiện của bệnh viêm khớp phản ứng ít gặp khác như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau cơ, nổi mụn hay phát ban ở trong lòng bàn chân.

Ngoài những biểu hiện lâm sàng trên thì những xét nghiệm cận lâm sàng cũng cần phải tiến hành để xác định đúng bệnh, các xét nghiệm phổ biến gồm chụp X-quang, xét nghiệm dịch khớp và xét nghiệm máu.

viêm khớp phản ứng

Xét trên lý thuyết thì bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh, nhưng trên thực tế đã cho thấy, tỷ lệ nam bị bệnh này nhiều hơn ở nữ và tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi.

Viêm khớp phản ứng có hết không?

Bệnh có nguyên nhân là do bị nhiễm khuẩn ở bộ phận khác, không giống với các bệnh lý xương khớp do yếu tố tuổi tác, lão hóa nên bệnh hoàn toàn có thể được điều trị khỏi.

Sau đây là một số biện pháp có thể được áp dụng để điều trị, bao gồm:

Dùng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm để giải quyết căn nguyên của bệnh

  • Trong trường hợp dùng thuốc, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh thông thường để giải quyết tình trạng nhiễm trùng. Còn các loại kháng viêm không steroid sẽ có tác dụng làm giảm đau, giảm cứng khớp.
  • Nếu người bệnh bị viêm xương khớp mãn tính, tiêm cortisone vào khớp sẽ là giải pháp hỗ trợ được xem xét để giảm đau nhanh chóng.
  • Nếu người bệnh bị nhiễm trùng ở mắt thì thuốc nhỏ chứa steroid sẽ được sử dụng.

Người bệnh viêm khớp phản ứng nên luyện tập thể dục

Việc tập thể dục, thể thao hay vật lý trị liệu rất cần thiết khi điều trị bệnh. Những bài tập sẽ giúp làm giãn cơ, đỡ đau cứng khớp từ đó giúp tăng hiệu quả điều trị.

Bệnh hoàn toàn có thể được điều trị khỏi, nhưng thời gian khỏi bệnh lại không cụ thể. Tùy từng trường hợp thì bệnh nhân có thể khỏi bệnh chỉ sau vài ngày, vài tuần hoặc có khi là vài tháng.

Bệnh có thể khỏi nhưng lại rất dễ tái phát do tình trạng viêm nhiễm ở tiêu hóa hay niệu sinh dục rất khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, người bệnh viêm khớp phản ứng cần phải thường xuyên theo dõi bệnh lý và thường xuyên kiểm tra định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Viêm khớp phản ứng cần kiêng gì?

Bệnh mặc dù thuộc nhóm bệnh xương khớp nhưng lại có nguyên nhân bệnh sinh đặc thù, vì vậy chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của bệnh nhân cũng sẽ có những thay đổi khác so với bệnh xương khớp thông thường.

Xem thêm: Viêm khớp thái dương hàm uống thuốc gì, nguy hiểm không và khám ở đâu?

  • Với bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng do nhiễm khuẩn đường ruột thì phải đảm bảo mọi thức ăn sử dụng phải được bảo quản kỹ lưỡng, được nấu chín. Không ăn các món tái hay món ăn đường phố.
  • Các món ăn thuộc nhóm nội tạng động vật cũng không được sử dụng. Đây là món ăn chứa nhiều phốt pho không phù hợp với người bệnh xương khớp.
  • Không dùng các đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia, cà phê.
  • Hạn chế tối đa các món ăn dùng nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế dùng các thực phẩm hải sản vì dễ gây dị ứng.

Bên cạnh các hạn chế và các món ăn cần kiêng kể trên thì những thực phẩm sau lại cần được bổ sung hàng ngày

  • Người bệnh viêm khớp phản ứng cần ăn rau xanh thường xuyên để đảm bảo đủ vitamin và uống đủ nước để hỗ trợ cho khớp nhanh hồi phục.
  • Trong bữa ăn có thể dùng nhiều các món có gừng, hành, nghệ hay tỏi vì đây đều là các chất kháng viêm tự nhiên, sẽ giúp giảm đau an toàn cho bệnh nhân.
  • Sử dụng trà xanh làm thức uống thường xuyên vì trà xanh nổi tiếng là đồ uống kháng viêm, chống oxy hóa hiệu quả.

Trong sinh hoạt hàng ngày những người bệnh viêm khớp phản ứng cũng cần thường xuyên vận động, tập thể dục để thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục của khớp và giảm đau khớp.

Viêm khớp phản ứng ở trẻ em

Như đã nói ở trên, bệnh tuy xuất hiện nhiều ở người trưởng thành nhưng cũng xuất hiện ở trẻ em. Các nguyên nhân gây bệnh thường gặp ở trẻ em có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

  • Do trẻ vận động quá mức, thường xuyên chạy nhảy nên có thể bị đau nhức xương khớp.
  • Hệ miễn dịch của trẻ hoạt động quá mức do trẻ bị nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa hoặc đường tiết niệu. Dẫn đến rối loạn hệ miễn dịch và gây viêm khớp phản ứng.
  • Do đau mỏi xương khi đến tuổi phát triển hoặc dư chấn sau chấn thương.
  • Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Khi mắc bệnh, trẻ sẽ có những biểu hiện thường thấy gồm:

  • Xuất hiện sốt nhẹ, trẻ bỏ ăn, mệt mỏi và nhức mỏi khắp người.
  • Trẻ kêu bị đau, cứng khớp vào buổi sáng hoặc cuối ngày. Lưu ý những vùng khớp bị đau cứng là ở mắt cá chân, đầu gối, gót chân.
  • Tại các khớp có thể xuất hiện tình trạng sưng mà không rõ nguyên nhân.

Bệnh viêm khớp phản ứng ở trẻ nhỏ mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị dứt điểm sẽ rất dễ dẫn đến viêm xương khớp mãn tính. Vì vậy, khi phát hiện trẻ bị bệnh, bậc cha mẹ nên tiến hành các biện pháp sau:

  • Áp dụng các biện pháp chườm nóng hoặc lạnh để trẻ giảm các cơn đau.
  • Hạn chế trẻ vận động thường xuyên hoặc quá mức.
  • Khuyến khích trẻ vận động vừa phải, hoặc tập các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đạp xe.
  • Quan tâm đến bữa ăn của trẻ, bổ sung thêm các vi chất để tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.
  • Đưa trẻ đến khám chữa bệnh tại các cơ sở chuyên khoa, không tự ý điều trị hay làm theo các hướng dẫn truyền miệng.

Nhìn chung, bệnh viêm khớp phản ứng tuy không phải bệnh nguy hiểm, hiếm gặp và có thể chữa khỏi nhưng chúng vẫn gây ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta, đặc biệt với trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Vì vậy, bạn cần quan tâm đến sức khỏe, sử dụng các biện pháp phòng ngừa và chủ động đi khám bệnh tại các bệnh viện chuyên khoa để điều trị sớm.

0983340246