Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm có khỏi không? Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là biện pháp điều trị được nhiều người bệnh lựa chọn bởi tính an toàn, dễ thực hiện. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết cách chữa này có khỏi không, cách bấm huyệt chữa bệnh như thế nào là đúng, khi thực hiện cần lưu ý gì. Cùng bài viết hôm nay tìm hiểu về vấn đề này.
Thoát vị đĩa đệm bấm huyệt có khỏi không?
Tình trạng đĩa đệm bị thoát vị xảy ra ngày càng phổ biến, Nó có thể xuất hiện ở đủ các lứa tuổi, nam giới hay nữ giới. Đây là bệnh lý đề cập đến tình trạng tổn thương xảy ra với các đĩa đệm nằm giữa từng đốt xương riêng lẻ, với nhiệm vụ giảm xóc khi cơ thể chúng ta chuyển động.
Một khi cột sống phải chịu áp lực từ lao động quá sức, chấn thương hay lão hóa vì tuổi tác khiến phần nhân nhầy bị lệch khỏi vị trí trung tâm hoặc đôi khi rò rỉ ra bên ngoài gọi là thoát vị đĩa đệm. Khi đó đĩa đệm sẽ trượt, lệch khỏi nơi chúng vốn thuộc về, rồi chèn ép, đè nén dây thần kinh khu vực lân cận gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu.
Đối với y học Trung Hoa cổ truyền, từ xa xưa con người đã tin tưởng rằng bên trong cơ thể tồn tại một dạng năng lượng gọi là “khí” (phiên âm pinyin Qi) chạy theo đường kinh mạch. Khi những dòng “khí” này bị chặn đứng hoặc mất cân bằng, cơ thể chúng ta sẽ phản ứng với đau đớn và bệnh tật.
Bấm huyệt là một trong những phương pháp chữa bệnh cổ xưa giúp phục hồi dòng năng lượng khỏe mạnh bằng cách kích thích vào các điểm xác định, còn gọi là huyệt đạo. Việc bấm huyệt đơn giản là dựa vào ở ngón tay, bàn tay hay khuỷu tay để điều khiển áp lực lên những vị trí cụ thể. Phương pháp này có thể áp dụng với nhiều đối tượng, trừ phụ nữ có thai (một số huyệt sẽ gây sảy) và bệnh nhân cao huyết áp.
Vậy thì câu hỏi đặt ra là bị thoát vị đĩa đệm bấm huyệt có khỏi không? Theo các chuyên gia, tuy rằng bấm huyệt không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh lý nhưng nó có khả năng hỗ trợ cải thiện những cơn đau ở vùng cột sống. Nguyên nhân là bởi bấm huyệt có tác dụng:
- Kích thích hệ thống thần kinh.
- Giải phóng các hóa chất như opioid tích tụ trong cơ thể.
- Kích thích cơ thể sản sinh chất dẫn truyền não bộ.
- Lưu thông khí huyết trong cơ thể, khiến lượng máu đến đĩa đệm tổn thương nhiều hơn.
- Kích hoạt xung lực điện từ trong cơ thể.
Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Bấm huyệt để điều trị bệnh là một vấn đề không hề đơn giản, vì thế nếu muốn sử dụng phương pháp điều trị này, bạn cần có sự trợ giúp của chuyên gia vật lý trị liệu hay các bác sĩ cổ truyền.
Bài viết dưới đây xin chia sẻ một số thông tin liên quan đến vấn đề này để bạn đọc tham khảo.
Nên biết vị trí các huyệt hữu dụng
Nói một cách chính xác thì đây không phải các huyệt giúp chữa thoát vị đĩa đệm mà chúng giúp giảm các cơn đau khó chịu xung quanh khu vực lưng hoặc cổ của bạn.
⇒ XEM THÊM: Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không, TẠI SAO ?
- Huyệt thận du (B23) và huyệt hồn môn (B47): Đây là hai huyệt vị thuộc bàng quang kinh, hay đơn giản hơn là vùng thắt lưng của bạn. Chúng nằm ở hai bên cột sống, dưới đốt xương thứ chín ngang ra vuông góc tầm ba đốt ngón tay.
- Huyệt dương cương (B48): Huyệt có vị trí thuộc khu vực hông của cơ thể, là huyệt thứ 48 của bàng quang kinh. Nó cũng nằm ở hai bên cột sống, nhưng dưới đốt thứ mười ngang sang ba đốt.
- Huyệt hoàn khâu (G30) là huyệt nằm ở hai cánh mông, chếch ra phía bên ngoài nhiều hơn.
- Huyệt hợp cốc (LI4): Đây là huyệt thuốc mu bàn tay, tại trung tâm của xương đốt bàn tay.
- Huyệt chi câu (LU6): Đây là huyệt thuộc khu vực cẳng tay, nằm giữa xương hẹp với xương quay. Vị trí của nó cách cổ tay ba tắc đồng nhân (độ rộng 4 ngón tay khi khít lại, trừ ngón cái).
Thư giãn cột sống trước khi bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Đây được xem như là động tác khởi động trước khi bắt đầu bấm huyệt. Với việc này, người bệnh nên có sự hỗ trợ của một người nữa. Họ cần nằm úp mặt trên gối thấp hoặc khăn mềm, thả lỏng hoàn toàn chân tay cùng cơ thể. Người bấm huyệt cần thực hiện mát xa làm mềm các cơ bắp đang trong trạng thái căng cứng.
- Trước tiên là việc dùng bề mặt đệm thịt bàn tay, đầu ngón cái thực hiện thao tác day ấn theo hình tròn từ vị trí cổ, hai vai đến dọc theo vùng lưng, lan đến hai cánh mông rồi vùng hông.
- Tiếp theo sử dụng phần mu của bàn tay hoặc gập các ngón tay lại để lấy đầu khớp lăn tròn dọc theo đường xương sống. Lực tay hạ vừa phải, không nên quá dùng sức khiến bệnh nhân bị đau.
- Cuối cùng là dùng tay bóp nhẹ hai vai hoặc từng vùng thịt mềm trên lưng người bệnh.
- Thực hiện bấm huyệt tại các vị trí kể trên.
Khi đã xác định được vị trí huyệt đạo, cần thực hiện thao tác xoa ấn theo thứ tự từ thắt lưng xuống hông, mông, rồi sau đó là huyệt ở tay. Người thực hiện dùng lực từ đầu ngón trỏ, từ nhẹ rồi tăng dần cường độ để cơ thể bệnh nhân thích nghi.
Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt
Nếu bạn muốn thực hiện bấm huyệt đúng chuẩn và đạt hiệu quả cao, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Hãy chắc chắn cơ thể bạn đủ sức khỏe và sức chịu đựng vì việc day ấn huyệt vị vãn có khả năng đem lại nhiều rủi ro. Một số tác dụng phụ của bấm huyệt là: Triệu chứng tồi tệ hơn, mệt mỏi, đau nhức, bầm tím, cơ bắp co giật, cảm xúc giải phóng bất chợt (cáu gắt, khóc,..).
- Bấm huyệt không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Vì vậy, đừng tự ý ngưng dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Cùng với bấm huyệt, bạn nên thực hiện cả phương pháp hít thở trong dưỡng sinh nhằm tăng cường trao đổi chất, bổ sung khí huyết. Thở bằng mùi để điều hòa cơ thể là tốt nhất.
- Tăng cường bổ sung dinh dưỡng như canxi, collagen, vitamin A, vitamin D,..cùng với việc uống đủ 2l nước mỗi ngày.
- Đối với người có tiền sử bệnh tim, bệnh huyết áp hay đang mang bầu nên tuyệt đối tránh xa bấm huyệt.
- Tăng cường luyện tập thêm thể thao trong khi dùng bấm huyệt để trị liệu.
An Cốt Nam: Phác đồ “kiềng 3 chân” dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm
Nếu như bạn đang quan tâm thoát vị đĩa đệm bấm huyệt có khỏi không và muốn áp dụng biện pháp này trong điều trị một cách tối ưu nhất thì có thể tham khảo phác đồ An Cốt Nam. Đây là phác đồ chữa thoát vị đĩa đệm từng dành được rất nhiều lời khen ngợi của Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2.
Có thể nói, cho đến nay An Cốt Nam là phác đồ đầu tiên và duy nhất hiện nay có sự tổng hòa sức mạnh của yếu tố vật lý trị liệu (bấm huyệt, xoa bóp, châm cứu, đốt thuốc ống tre, kéo giãn cột sống..), thuốc uống, cao dán và bài tập hỗ trợ chuyên sâu.
Khi điều trị bằng phác đồ An Cốt Nam, người bệnh được điều trị toàn diện từ trong ra ngoài nên vừa dứt điểm cơn đau, vừa giải quyết tận gốc nguồn cơn gây bệnh:
Vai trò của từng liệu pháp trong điều trị thoát vị đĩa đệm:
- Thuốc uống: Khu phong tán hàn, đào thải độc tố ra khỏi đĩa đệm, bào mòn khối thoát vị, tăng cường tuần hoàn máu đến hệ thống xương khớp, nuôi dưỡng xương khớp.
- Cao dán: Giúp giảm đau nhức nhanh chóng.
- Vật lý trị liệu và bài tập: Hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu, đả thông kinh lạc, mở đường cho dược chất trong thuốc uống tác động sâu hơn.
Bấm vào đây để bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của bạn!
Hiệu quả điều trị bằng An Cốt Nam (dựa trên kết quả khảo sát trên 1000 trường hợp)
- 25% chấm dứt hoàn toàn các triệu chứng của bệnh chỉ sau 1-2 liệu trình điều trị.
- 65% dứt điểm bệnh sau 3-5 liệu trình.
- 5% hiệu quả thấp do cơ địa không hấp thu thuốc hoặc không tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị.
Hơn 5000 trường hợp đã được điều trị thành công nhờ An Cốt Nam và hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm đã được kiểm chứng trên hàng ngàn trường hợp. Trong đó có những trường hợp tiêu biểu như MC Quyền Linh, nghệ sĩ Mạc Can, cụ Cúc, ông Quý…
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, vui lòng bấm vào khung chat với bác sĩ dưới góc màn hình để được hỗ trợ nhanh nhất!
Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để bạn đọc quan tâm tiện liên hệ:
Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích về thoát vị đĩa đệm bấm huyệt có khỏi không, cách bấm huyệt chữa bệnh. Sức khỏe là vốn quý nhất, bạn hãy luôn dành cho nó sự quan tâm tuyệt vời nhất.
Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.