Thoái hóa khớp vai là một trong những vị trí phổ biến nhất khi cơ thể dần bị thoái hóa. Trang bị các kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh là điều cần thiết với tất cả mọi người. Cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.
Thoái hóa khớp vai là gì?
Khớp vai có cấu trúc bao gồm 5 khớp nhỏ cùng các hệ thống gân, cơ, dây chằng xung quanh. Theo thời gian, các sụn khớp bao bọc ở đầu xương bị bào mòn dần, khiến hai đầu xương cọ xát với nhau. Từ đó gây ra thoái hóa khớp vai và dần sinh ra sưng đau mỏi vai gáy, viêm nhiễm khớp.
Như chúng ta đều đã biết, vùng vai đảm nhiệm chức năng xoay chuyển cánh tay, đồng thời có sự liên hệ chặt chẽ với phần lưng trên và dây thần kinh cổ. Chính vì vậy, khi khớp vai gặp vấn đề, có rất nhiều mối nguy hiểm sẽ xảy ra.
Thoái hóa khớp ở vai gây ra đau nhức khiến việc cử động cánh tay trở nên khó khăn. Thậm chí có những trường hợp còn gây ra biến chứng liệt cánh tay nếu không được điều trị kịp thời.
Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như biến dạng khớp, vôi hóa khớp vai, tê liệt cổ, vai, lưng,…
Nguyên nhân thoái hóa khớp vai
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khớp vai bị thoái hóa. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến là do:
- Tuổi tác: Bệnh thoái hóa khớp vai gặp nhiều ở những người ngoài 40 tuổi. Ở độ tuổi này, hệ thống xương khớp là một trong những bộ phận đầu tiên của cơ thể xuất hiện thoái hóa. Khớp vai trở nên lỏng lẻo, thiếu chất, thiếu sự dẻo dai, chắc khỏe, bị bào mòn.
- Nguyên nhân thoái hóa khớp vai do Chấn thương: Những va đập mạnh, áp lực lớn tác động đột ngột lên khớp vai như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn thể thao khiến cho khớp vai bị tổn thương. Lâu ngày hình thành viêm nhiễm và thoái hóa.
- Do thói quen xấu: Thông thường, rất ít người để ý đến việc mình đã ngồi sinh hoạt, làm việc đúng tư thế hay chưa. Thực tế, việc ngồi sai tư thế, ngồi vẹo vai, lệnh cổ,… trong một thời gian dài gây ảnh hưởng rất xấu đến khớp vai.
- Lao động nặng: Bệnh gặp nhiều hơn ở công nhân, nông dân, người lao động theo dây chuyền. Đây là những đối tượng thường xuyên phải khuân vác nặng khiến cho khớp vai phải gánh chịu nhiều áp lực. Xương và sụn khớp vai ngày ngày chịu sức ép sẽ dần bị ăn mòn và sinh ra đau nhức, thoái hóa.
- Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp vai khác: Do di truyền, cơ thể bị thiếu chất do ăn uống thiếu khoa học, thiếu dinh dưỡng, hút nhiều thuốc lá, sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích,…
Triệu chứng thoái hóa khớp vai
Để nhận biết xem khớp vai có bị thoái hóa, viêm nhiễm hay không, bạn có thể dựa vào một số triệu chứng sau:
- Đau nhức khớp vai: Đau khớp vai do thoái hóa xảy ra do các đầu xương cọ xát với nhau. Các cơn đau xuất hiện khi người bệnh vận động mạnh, đau tăng lên vào đêm và sáng sớm, những ngày thời tiết trở trời,…
- Sưng đỏ khớp: Khi bị thoái hóa khớp vai ngoài tình trạng đau sẽ kèm theo dấu hiệu sưng đỏ, vị trí khớp vai bị tổn thương sẽ lồi lên và có màu hồng, đỏ. Khi sờ vào thấy nổi cục, nóng ấm, ấn mạnh thấy đau.
- Cứng khớp: Khớp vai bị thoái hóa khiến khớp cứng nhắc, khó cử động, gây nên hạn chế cho người bệnh khi xoay vai, vung tay lên xuống, với tay, xoay người,… Nếu chụp X – Quang, kết quả thu được sẽ cho thấy xương bả vai và cánh tay thưa hơn so với bình thường.
- Xuất hiện tiếng kêu lạo xạo: Thoái hóa khớp vai làm cho các đốt sống, xương vai lỏng lẻo, thiếu chất ở khớp vai sẽ phát ra tiếng kêu lạo xạo khi người bệnh cử động, di chuyển.
Cách điều trị thoái hóa khớp vai
Những biện pháp được áp dụng trong việc đẩy lùi thoái hóa khớp vai hiện nay gồm:
Điều trị bằng một số loại thuốc Tây
- Thuốc giảm đau: Ibuprofen, Naproxen, Acetaminophen,…
- Thuốc giãn cơ: Diazepam, Flexeril,…
- Thuốc tiêm: Hydrocortison, Diprospan, Depomedrol…
- Thuốc bôi: Profenid gel, Voltaren Emulgel,…
Chữa thoái hóa khớp vai bằng phẫu thuật
Các phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng phổ biến hiện nay như:
- Phẫu thuật thay khớp vai: Thay thế toàn bộ khớp vai bằng khớp nhân tạo.
- Phẫu thuật cắt bỏ khớp.
- Phẫu thuật thay thế đầu xương cánh tay.
Cách chữa thoái hóa khớp vai bằng thuốc Nam
Bài thuốc từ ngải cứu
Điều chế thuốc uống: Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu tươi, nhặt sạch, rửa sạch rồi để ráo. Sau đó cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn rồi chắt lấy phần nước uống. Cho thêm 1-2 muỗng mật ong vào, khuấy tan rồi chia làm 2 lần uống trong ngày.
Điều chế thuốc chườm: Lấy 1 nắm ngải cứu tươi, rửa sạch, để ráo nước. Cho vào chảo, thêm vào một chút muối rồi rang cho đến khi nguyên liệu nóng lên. Chuẩn bị 1 tấm khăn mỏng, đổ hỗn hợp vào rồi đắp lên khớp vai bị đau. Mỗi ngày thực hiện 1 lần vào buổi tối, khoảng 20 phút trước khi đi ngủ.
Bài thuốc chữa thoái hóa khớp vai từ lá lốt
Chuẩn bị các nguyên liệu sau: lá lốt, rễ vòi voi, cỏ xước, rễ bưởi bung, mỗi vị 30g. Đem tất cả rửa sạch, để ráo rồi đem sao vàng. Sau đó, cho vào ấm, sắc cùng với 500ml nước đến khi nước cạn còn khoảng 200ml thì chắt ra chia làm 3 lần uống trong ngày. Thời gian uống là sau bữa ăn cơm khoảng 30 phút.
Bài thuốc trị thoái hóa khớp vai từ cà tím
- Chuẩn bị 1 quả cà tím vừa cùng 1 lít nước lọc.
- Cà tím cắt bỏ núm, rửa sạch, thái khúc 0,5 cm.
- Cho 1 lít nước đã chuẩn bị vào nồi đun đến khi sôi thì bỏ cà tím vào đậy nắp lại, đun sôi cùng.
- Ngâm cà tím trong nồi đến khi nước nguội hoàn toàn thì lọc bỏ để lấy nước cà tím.
- Chia phần nước cà tím thành 4 phần, trong đó 3 phần uống vào trước các bữa ăn sáng, trưa, tối. Một phần còn lại trộn với 50ml dầu ô liu nguyên chất uống dùng để thoa lên vùng khớp vai bị thương trước khi đi ngủ.
Cách điều trị thoái hóa khớp vai hiệu quả nhờ An cốt nam
Mỗi một liệu pháp chữa thoái hóa khớp vai đều có một ưu điểm riêng và nếu biết cách tận dụng đúng thì hiệu quả thu được sẽ bền vững hơn. Đây cũng chính là “kim chỉ nam” mà Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược áp dụng để nghiên cứu và xây dựng nên bài thuốc và phác đồ Đông Y An Cốt Nam.
Trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2, Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) đã từng dành cho An Cốt Nam rất nhiều lời khen ngợi vì đây là phác đồ chữa bệnh xương khớp khoa học và toàn diện.
Theo đó, mỗi một lộ trình An Cốt Nam sẽ kéo dài trong vòng 10 ngày, người bệnh điều trị kết hợp các liệu pháp như sau:
- Uống thuốc: Thuốc uống An Cốt Nam giữ vai trò chủ chốt trong điều trị, có vai trò tiêu viêm, đào thải độc tố ra khỏi xương khớp, hồi phục tổn thương, đẩy lùi thoái hóa và cung cấp dinh dưỡng nuôi xương khớp. Thuốc uống có thành phần từ 100% thảo dược được thu hái tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế), được sắc sẵn thành thuốc dạng cao lỏng nên cơ thể người bệnh hấp thu thuốc tốt hơn.
- Dán cao: Cao dán có vai trò giảm đau nhanh chóng tại vùng khớp vai đau chỉ sau 30 phút – 2 giờ dán trên da.
- Vật lý trị liệu và bài tập: Có vai trò đả thông kinh lạc, tăng tuần hoàn máu, kích thích cơ thể tự sản sinh hóc môn giảm đau tự nhiên, hỗ trợ cho thuốc uống tác động sâu hơn vào vùng tổn thương.
Lộ trình chữa thoái hóa khớp vai bằng An Cốt Nam:
- 5-7 ngày: Giảm đến 40% tình trạng sưng đau, tê cứng khớp vai.
- 10-15 ngày: Giảm đến 70% các triệu chứng của bệnh, xương khớp hết đau mỏi, cử động linh hoạt hơn.
- Sau 2-3 liệu trình: Dứt điểm các ổ viêm nhiễm, thoái hóa, xương khớp được nuôi dưỡng, phòng ngừa tái phát.
Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
Hơn 5000 người bệnh xương khớp nói chung, người bệnh thoái hóa khớp vai nói riêng đã được điều trị thành công nhờ An Cốt Nam, hiệu quả bền vững không tái phát. Thành công này đã góp phần giúp Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường nhận được bằng khen và cúp vàng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018”.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần bác sĩ tư vấn, giải đáp, hãy bấm vào ô “chat với bác sĩ” bên dưới màn hình để được hỗ trợ nhanh nhất!
Theo yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:
Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường