Viêm đau khớp cổ chân, ngón chân là bệnh lý xương khớp nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Sớm nhận biết về nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị phù hợp là phương án phòng và điều trị hiệu quả nhất.
Viêm đau khớp cổ chân là bệnh gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm đau khớp cổ chân, ngón chân, trong đó các tác nhân chủ yếu gây bệnh bao gồm:
- Nguyên nhân viêm khớp cổ chân do bệnh lý
- Bệnh Gout: Là hiện tượng axit uric lắng đọng trên các khớp xương gây ra các cơn đau nhức ở các khớp cổ chân, ngón chân người bệnh.
- Viêm gân: Gân trong cơ thể bị viêm do quá trình hoạt động và vận động quá mức hoặc sai cách trong một khoảng thời gian tương đối dài.
- Viêm đa khớp: Là căn bệnh xương khớp ảnh hưởng tới các khớp chân, tay tác động tới các đầu sụn, khớp gây đau nhức ngón chân, cổ chân.
- Loãng xương: Một trong các nguyên nhân gây ra hầu hết các bệnh xương khớp, trong đó có viêm khớp cổ chân, ngón chân là do cơ thể thiếu hụt canxi dẫn tới mật độ xương bị suy giảm.
- Nguyên nhân cơ học gây đau khớp cổ chân, ngón chân
- Lão hóa tự nhiên: Đây là nguyên nhân gây viêm đau khớp cổ chân và ngón chân điển hình nhất do quá trình lão hóa của các khớp, sụn trong cơ thể. Lâu dần các sụn khớp bị thoái hóa, mất dần đi tính chất sinh lý vốn có từ đó dễ dàng bị tổn thương do các tác động từ bên ngoài.
- Chấn thương: Gặp phải chấn thương trong quá trình hoạt động, làm việc, chơi thể thao hay tai nạn giao thông tại các vị trí cổ chân, ngón chân cũng khiến khớp xương bị sưng viêm và để lại di chứng khó điều trị.
- Thừa cân, béo phì: Một trong các nguyên nhân gây ra viêm khớp cổ chân, ngón chân là do cơ thể có trọng lượng quá lớn làm gia tăng áp lực lên các khớp xương của cơ thể.
- Lười vận động: Tỷ lệ mắc phải căn bệnh xương khớp này ở những đối tượng có lối sống buông thả, lười vận động cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Thường xuyên ngồi, nằm nhiều khiến các dịch khớp, sụn không được điều tiết, lâu dần mất dần tính dẻo dai, linh hoạt.
Đối tượng dễ bị viêm khớp cổ chân, ngón chân
Theo số liệu thống kê hiện nay, tỉ lệ mắc phải căn bệnh viêm khớp cổ chân, ngón chân ở giới trẻ đang ngày càng tăng cao, có tới 35% các ca điều trị về bệnh xương khớp là viêm đau khớp ngón chân hoặc cổ chân. Sau đây là những đối tượng dễ mắc phải căn bệnh xương khớp này:
-
- Dân văn phòng: Đây là đối tượng dễ mắc phải các bệnh xương khớp nhất, trong đó có viêm đau khớp cổ chân, ngón chân do thói quen làm việc thường xuyên phải ngồi một chỗ trong thời gian dài, tư thế làm việc sai lệch và chế độ sinh hoạt thiếu hợp lý.
- Người làm công việc chân tay: Những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường nặng nhọc, bê vác hàng hóa nặng nề trên vai cũng rất dễ mắc phải căn bệnh viêm khớp cổ chân, ngón chân.
- Vận động viên: Đây là nhóm người thường xuyên gặp phải các chấn thương trong quá trình tập luyện, thi đấu dẫn tới các tổn thương, chấn thương tại các cơ khớp của cơ thể.
Viêm đau khớp cổ chân, ngón chân có nguy hiểm không?
Khớp cổ chân, ngón chân là các khớp xương đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động và di chuyển của con người. Chính vì vậy, đây là các vị trí thường xuyên phải vận động liên tục và gặp phải các tác động, chấn thương hàng ngày.
Viêm khớp cổ chân, ngón chân là hiện tượng các khớp cổ chân và ngón chân bị tổn thương do quá trình vận động thường xuyên khiến các rễ thần kinh ở các khớp bị chèn ép, hiện tượng lão hóa kéo dài có thể gây ra sưng viêm.
Theo các chuyên gia, đây được coi là tình trạng rối loạn tại các khớp, làm viêm nhiễm và bào mòn sụn khớp. Nếu tình trạng viêm đau khớp ngón chân, cổ chân không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới các biến chức nguy hiểm như thoái hóa khớp, hạn chế vận động, biến dạng xương, teo cơ, thậm chí là tàn phế suốt đời.
Cách điều trị viêm đau khớp cổ chân, ngón chân
Để giảm đau khớp cổ chân người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp điều trị sau:
Điều trị viêm khớp cổ chân bằng thuốc tây
Một trong các phương pháp giúp giảm các cơn đau nhức do viêm đau khớp cổ chân, ngón chân, viêm khớp cổ tay thông dụng là dùng các loại thuốc Tây theo chỉ định. Sau đây là một số loại thuốc mà người bệnh có thể sử dụng:
- Thuốc giảm đau: Trong trường hợp bệnh mới phát triển, chưa bị viêm nhiễm nặng nề, người bệnh có thể sử dụng thuốc Acetaminophen và Paracetamol giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả.
- Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm Asiprin, Ibuprofen, Meloxicam hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên sẽ để lại tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách.
- Thuốc vitamin: Các loại thuốc bổ, vitamin, Glucosamine có tác dụng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và giảm các triệu chứng do bệnh viêm khớp cổ chân, ngón chân gây ra.
Cách chữa viêm đau khớp cổ chân bằng thuốc Nam
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng các bài thuốc nam để điều trị. Với ưu điểm không gây ra tác dụng phụ, dễ dàng thực hiện và chi phí thấp, đây được xem như sự lựa chọn tuyệt vời dành cho người bệnh khi mới đang ở giai đoạn đầu. Một số bài thuốc người bệnh có thể thực hiện như sau:
- Bài thuốc từ cây lá lốt: Sử dụng lá lốt để sắc thuốc uống, đắp lá lốt, làm món ăn lá lốt xào thịt bò liên tục trong vòng 1 – 2 tháng sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm đáng kể.
- Đắp tỏi: Giã nát tỏi tươi rồi đắp vào vị trí viêm nhiễm đau nhức trong vòng 30 phút mỗi ngày.
- Bài thuốc từ cây cỏ xước: Rửa sạch cỏ xước rồi giã nát, bó vào các khớp bị đau nhức, sưng viêm. Thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng bệnh được thuyên giảm.
Cách điều trị viêm đau khớp cổ chân, ngón chân nhờ An cốt nam
Theo YHCT, mấu chốt trong điều trị chứng viêm đau khớp cổ chân chính là giải quyết tình trạng ứ trệ kinh mạch khiến khí huyết không thể lưu thông bình thường. Kế thừa những kinh nghiệm ngàn xưa, cộng với việc áp dụng những nghiên cứu hiện đại, Nhà thuốc Tâm Minh Đường và An Dược đã xây dựng thành công bài thuốc và phác đồ Đông y An Cốt Nam. Bản thân bài thuốc này đã từng được Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) giới thiệu trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2.
Nguyên tắc trong điều trị viêm đau khớp cổ chân của An Cốt Nam chính là giải quyết đồng thời các nhiệm vụ sau:
- Đả thông kinh mạch, tăng cường tuần hoàn máu đến xương khớp: Vật lý trị liệu với các bài tập chuyên biệt chính là yếu tố quyết định đảm nhận nhiệm vụ này. 5 bước vật lý trị liệu: Xoa bóp bấm huyệt, kéo giãn cột sống, lồng xông ngải, châm cứu, đốt thuốc ống tre Nhật Bản giúp cơ thể người bệnh mà đặc biệt là vùng đùi, cổ chân, bắp chân được thư giãn, giảm đau.
- Tiêu viêm: Thuốc uống với thành phần 100% thảo mộc tự nhiên có tác dụng chính trong việc giải quyết ổ viêm nhiễm ở khớp cổ chân. Ngoài ra, thuốc uống còn cung cấp dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng sụn khớp, kích thích cơ thể sản sinh dịch khớp.
- Giảm đau nhức: Cao dán với thành phần thảo dược giúp cổ định điểm đau tại chỗ, thẩm thấu dược chất qua da để giảm cơn đau nhanh chóng chỉ sau 30 phút – 2 giờ dán trên da.
85% người bệnh dứt điểm hoàn toàn các triệu chứng viêm đau khớp cổ chân chỉ sau 2-3 liệu trình điều trị bằng An Cốt Nam. Với những cơ địa hấp thu thuốc tốt thì thời gian điều trị có thể rút ngắn xuống còn 1-2 liệu trình. Đây là một kết quả được đánh giá rất cao.
Bấm vào đây để bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn!
Nhờ tính khoa học và toàn diện trong điều trị, cộng với việc sử dụng 100% dược liệu đảm bảo nguồn gốc xuất xứ từ Viện Dược liệu (Bộ Y tế), An Cốt Nam đã cho thấy vai trò tiên phong trong điều trị bệnh xương khớp nói chung theo hướng bảo tồn không xâm lấn.
Thành công này đã được ghi nhận bằng giải thưởng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018” cho thương hiệu Tâm Minh Đường.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp, vui lòng bấm vào khung “chat với bác sĩ” để được hỗ trợ nhanh nhất!
Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ theo yêu cầu của độc giả:
Trên đây là các thông tin cơ bản nhất về căn bệnh viêm khớp cổ chân, ngón chân từ nguyên nhân, cách chữa bệnh hiệu quả theo các chuyên gia. Hi vọng với thông tin trên sẽ giúp người bệnh có phương án phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường