Hội Chứng Thận Hư Có Chữa Khỏi Được Không, Sống Được Bao Lâu?

Hội chứng thận hư là căn bệnh phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân, biểu hiện ở các triệu chứng khác nhau. Nếu không có cách điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng cực kì nguy hiểm.

Hội chứng thận hư là gì?

Hội chứng thận hư (Nephrotic Syndrome) là bệnh lý chứng lâm sàng và chuyển hóa do tổn thương ở cầu thận, được đặc trưng bởi phù, protein niệu cao, protein máu giảm. Trong đó, màng lọc cầu thận bị tổn thương làm thoát protein vào nước tiểu.

Định mức về hội chứng thận hư là protein trong nước tiểu càng cao thì lượng protein trong máu càng giảm làm giảm áp lực keo trong máu, do đó nước thoát ra ngoài lòng mạch gây phù và giảm thể tích tuần hoàn hiệu dụng.

Hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư có nguy hiểm không?

Hội chứng thận hư là căn bệnh khá nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt và đời sống của các bệnh nhân.

Theo các chuyên gia, bệnh có thể gây ra các biến chứng như: Tràn dịch màng (có thể là màng bụng hoặc phổi), nhiễm trùng, viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, suy thận cấp hoặc mãn tính, đi tiểu ra máu,…

Triệu chứng thận hư

Các triệu chứng hội chứng thận hư nếu không có sự hiểu biết để phân biệt và so sánh rõ ràng sẽ rất dễ nhầm lần với các triệu chứng của những bệnh lý khác. Theo đó, để nhận biết tình trạng bệnh một cách chính xác nhất, bạn cần chú ý đến các biểu hiện sau:

Triệu chứng hội chứng thận hư lâm sàng

  1. Hiện tượng sưng phù: sưng phù thường xuất hiện nhanh và đột ngột, phù to toàn thân, phù mềm, trắng, ấn lõm, không thay đổi trong ngày và ăn nhạt ít giảm phù (phân biệt với phù trong các bệnh lý khác). Hội chứng thận hư có thể gây ra phù có thể kèm theo các triệu chứng tràn dịch đa màng (màng phổi, màng tim, màng bụng)
  2. Tiểu ít: lượng nước tiểu giảm dưới 400 ml trong 24 giờ, dần dần dẫn đến vô niệu. Nước tiểu ở người mắc căn bệnh này thường sủi bọt do có chứa nhiều protein.
  3. Thể tích tuần hoàn giảm, thể tích máu giảm dẫn đến da xanh, mệt mỏi, chán ăn.
  4. Huyết áp của của bệnh nhân bị hội chứng thận hư có thể giảm, bình thường hoặc tăng tùy thuộc theo mức độ tăng tiết angiotensin.

Triệu chứng thận hư cận lâm sàng

xét nghiệm nước tiểu có protein niệu cao (trên 3.5g trong 24 giờ). Trong nước tiểu có trụ trong, hạt mỡ. Nếu có hồng cầu trong nước tiểu thì có thể dự đoán nguyên nhân gây ra hội chứng thận hư là viêm cầu thận.

Một số yếu tố thúc đẩy phát triển các triệu chứng

  1. Với hội chứng nguyên phát đơn thuần tổn thương tối thiểu: có khoảng 10% bệnh nhân có thể tự khỏi không cần điều trị, hoặc đáp ứng nhanh với điều trị.
  2. Hội chứng thận hư do viêm cầu thận thường hay tái phát và nhanh dẫn đến suy thận.
  3. Hội chứng thứ phát do các bệnh khác: tiến triển và biến chứng tùy thuộc bệnh chính.

Triệu chứng thận hư

Nguyên nhân hội chứng thận hư

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hội chứng thận hư, có thể do bệnh nguyên phát ở cầu thận hoặc thứ phát sau một số bệnh khác.

Nguyên nhân thận hư nguyên phát

  1. Hội chứng thận hư đơn thuần tổn thương tối thiểu: gây ra rối loạn các chức năng thận. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hội chứng ở trẻ em.
  2. Hội chứng thận hư do viêm cầu thận: viêm cầu thận màng, viêm cầu thận tăng sinh, viêm cầu thận cấp,…

Nguyên nhân hội chứng thận hư thứ phát

  1. Các bệnh hệ thống: lupus ban đỏ hệ thống, đái tháo đường, suy tuyến giáp,…
  2. Nhiễm độc thuốc: lithinum, muối của các kim loại nặng (muối vàng, thủy ngân), các thuốc giảm đau chống viêm phi Steroid, kháng sinh,…
  3. Hội chứng thận hư do nhiễm khuẩn: liên cầu, giang mai, viêm nội tâm mạc, sốt rét,…
  4. Bệnh ác tính: đa u tủy xương, u hodgkin, bạch cầu lympho,…
  5. Một số nguyên nhân thứ phát khác: Ngoài ra, nguyên nhân hội chứng thận hư thứ phát còn có thể do một vài yếu tố khác như nhiễm độc thai nghén, bẩm sinh và gia đình (dù chưa có bằng chứng thật sự rõ ràng)

Bên cạnh đó, có một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc hội chứng thận hư, bao gồm: nghiện ma túy; viêm gan B, C; tiền sản giật,…

Chẩn đoán và phân loại hội chứng thận hư

Chẩn đoán hội chứng thận hư

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh này ở người lớn và trẻ em: Bệnh sẽ được chẩn đoán xác định khi có các tiêu chuẩn sau:

  • Protein niệu trên 3.5g trong 24 giờ (với người lớn) và trên 50mg/kg trong 24 giờ (đối với trẻ em)
  • Protein máu dưới 60g/L, Albumin máu dưới 30g/L (đối với người lớn bị hội chứng thận hư) và Protein máu dưới 40g/L, Albumin máu dưới 25 g/L (đối với trẻ em).
  • Cholesterol máu trên 6.5 mmol/L (với người lớn) và có Cholesterol máu tăng (với trẻ em)
  • Trong nước tiểu người bệnh hội chứng thận hư có hạt mỡ lưỡng chiết, trụ mỡ.

Chẩn đoán hội chứng thận hư

Phân loại thận hư

  1. Thận hư thể đơn thuần: có đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán, không kèm theo tăng huyết áp, hồng cầu niệu hoặc suy thận.
  2. Thận hư thể kết hợp: ngoài tiêu chuẩn chẩn đoán thông thường còn có tăng huyết áp, đái máu và có thể có suy thận kèm theo.
  3. Thận hư thể thứ phát.
  4. Thận hư thể nguyên phát.

Hội chứng thận hư có chữa khỏi được không?

Theo ý kiến của chuyên gia, căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên do đây là một bệnh mãn tính, quá trình tiến triển chậm, diễn ra theo từng đợt nên khó điều trị. Hơn nữa, bệnh điều trị khỏi nhưng lại dễ tái phát sau đó, việc chữa khỏi triệt để là rất khó.

Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng dễ gây ra biến chứng và tái phát lại sau đó nên người bệnh nhất định phải tuân theo phát đồ của bác sĩ. Kiên trì hợp tác với bác sĩ để điều trị lâu dài, không ngừng thuốc và đặc biệt không sử dụng thêm loại thuốc nào bên ngoài không rõ nguồn gốc, chúng sẽ khiến thận thêm gánh nặng thêm suy yếu.

Cách điều trị hội chứng thận hư

Điều trị hội chứng thận hư nguyên phát

  1. Chế độ ăn: đảm bảo khẩu phần ăn cung cấp đầy đủ protein, bù đắp cho lượng protein thoát ra ngoài theo nước tiểu; hạn chế muối và nước trong giai đoạn có phù
  2. Bổ sung các dung dịch làm tăng áp lực keo: truyền Albumin khi cần. Lưu ý, bệnh nhân bị hội chứng thận hư không nên truyền quá nhiều vì sẽ dẫn tới suy thận nhanh.
  3. Lợi tiểu: chỉ dùng khi bệnh nhân đã được bù Albumin và không còn nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn. Lợi tiểu hay được sử dụng là lợi tiểu kháng Aldosterol (Spironolacton) và phối hợp với lợi tiểu quai Furosemid khi cần.

Điều trị hội chứng thận hư thứ phát đặc hiệu

Mặc dù vẫn chưa có đầy đủ các bằng chứng về cơ chế rối loạn miễn dịch của bệnh nhưng thực tế đã cho thấy rằng các bệnh nhân có đáp ứng tốt Corticoid và các thuốc ức chế miễn dịch.

Corticoid thường sử dụng để điều trị hội chứng thận hư là Prednisolon và Methylprednisolon. Một đợt điều trị thuốc thường kéo dài khoảng 12 tháng và được chia thành 3 giai đoạn: tấn công, củng cố và duy trì với liều và thời gian điều trị khác nhau ứng với từng giai đoạn.

Đồng thời trong thời gian điều trị hội chứng thận hư bằng Corticoid cần chú ý theo dõi xử lý các biến chứng và tai biến do dùng thuốc: nhiễm khuẩn, tăng huyết áp, xuất huyết tiêu hóa, hội chứng Cushing,…

Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với Corticoid, có thể sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch để thay thế: Cyclophosphamid, azathioprin, Chlorambucil,…

Cách điều trị hội chứng thận hư

Điều trị hội chứng thận hư thể biến chứng

  1. Điều trị nhiễm trùng: sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ, nếu cần thiết phải giảm liều Corticoid và thuốc ức chế miễn dịch nếu nhiễm trùng là nặng và khó điều trị.
  2. Điều trị tác dụng phụ: Điều trị dự phòng một số tác dụng phụ của Corticoid như loét dạ dày tá tràng, loãng xương, hội chứng cushing,…
  3. Điều trị biến chứng bệnh lý: Điều trị tăng huyết áp, dự phòng huyết khối, điều trị suy thận cấp,…

Trong quá trình chữa hội chứng thận hư cần thường xuyên theo dõi đáp ứng điều trị. Việc theo dõi chặt chẽ cho phép đánh giá tiến triển và tiên lượng bệnh. Các chỉ số cần theo dõi: protein niệu 24 giờ, hồng cầu niệu, huyết áp, tình trạng phù và công thức máu.

Phác đồ điều trị hội chứng thận hư Bộ Y Tế

– Thiết lập chế độ ăn uống phù hợp

  • Không nên ăn uống quá mặn, các thức ăn có nêm quá nhiều loại gia vị. Các món ăn này rất có hại cho thận trong giai đoạn phát bệnh.
  • Hạn chế uống nhiều nước khi bị phù nhiều. Trong giai đoạn bị phù nề, nạp thêm nước vào cơ thể sẽ làm người bệnh bị phù nặng hơn.
  • Người bệnh cần đảm bảo lượng protein cung cấp đủ protein hàng ngày. Chỉ số protein bổ sung cần thiết với người bị thận hư là 0,8-1,2 gam cho một ngày.
  • Khi lượng albumin trong máu giảm còn dưới mức 25g/lít máu sẽ làm sưng phù cơ thể. Lúc này, cần tăng áp lực bằng việc bổ sung albumin 20% trong 50ml hoặc 25% trong 100ml.

– Dùng lợi tiểu

Sau khi đã áp dụng chế độ ăn uống phù hợp, nạp thêm lượng protein cần thiết, bệnh nhân nên sử dụng các hợp chất lợi tiểu kháng aldosteron như furosemide hoặc spironolactone (có chứa thành phần verospiron cùng với aldactone). Lưu ý trong quá trình dùng thuốc lợi tiểu cần kiểm tra lượng nước tiểu, cân nặng, xét nghiệm thành phần máu. Liều dùng của hai loại hợp chất lợi tiểu như sau:

  • Verospiron: dùng 20-25mg một ngày.
  • Furosemid: dùng 18-20mg một ngày.

Phác đồ điều trị hội chứng thận hư Bộ Y Tế

Hội chứng thận hư điều trị bao lâu?

Căn bệnh này được điều trị bằng thuốc đặc hiệu hoặc thuốc cải thiện các triệu chứng, kết hợp với chế độ ăn nghiêm ngặt phức tạp. Thời gian điều trị thận hư bao lâu còn phụ thuộc vào mức độ thận hư như thế nào, áp dụng phương pháp điều trị nào, tình hình sức khỏe của người bệnh cũng như môi trường, điều kiện sống ra sao,…

Thông thường thời gian điều trị căn bệnh này kéo dài từ 6 – 12 tháng, cũng có trường hợp hiệu quả sau khoảng 2 – 3 tuần nhưng rất ít.

Chấm dứt hội chứng thận hư nhờ Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường

Theo Đông y, hội chứng thận hư sinh ra do thận dương kém, thận khí bất ổn dẫn đến rối loạn hoạt động của thận. Để chữa trị hiệu quả, cần sử dụng các thảo dược có tính ôn, bình để cân bằng âm dương, điều hòa khí huyết, phục hồi chức năng của thận. Đây cũng chính là lý do Cao bổ thận Tâm Minh Đường trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều bệnh nhân muốn điều trị triệt để.

Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường - 1

Cao Bổ Thận là sự phối hợp hoàn hảo của 6 loại thảo dược đặc trị có trong các bài thuốc nổi tiếng của Đông y. Trong đó, sự xuất hiện của cẩu tích thực sự là điểm sáng của bài thuốc. Cẩu tích là phần lông của cây cu li mọc ở nơi đất đồi cứng. Loại thảo dược này có tác dụng trị hội chứng thận hư hiệu quả nhờ vào khả năng bồi bổ can thận, điều hòa bài tiết.

Khi cẩu tích kết hợp với 5 vị thảo dược còn lại, chúng tạo ra một bài thuốc có khả năng vừa điều trị dứt điểm hội chứng thận hư, vừa phục hồi chức năng cầu thận, tăng cường sinh lý.

Sự khác biệt của Cao bổ thận còn nằm ở quy trình chế biến thuốc. Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tươi. Toàn bộ dược liệu được nấu và cô đặc suốt 48h ở mức nhiệt 100 độ C. Dạng cao tinh chất sắc đặc, không lợn cợn mang tới cho bệnh nhân giải pháp chữa trị hội chứng thận hư hiệu quả chỉ sau 1 đến 2 tháng.

Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường - Ưu điểm

Nhờ những ưu điểm nổi bật kể trên, Cao bổ thận Tâm Minh Đường luôn là sản phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao. Sản phẩm đã và đang chinh phục lòng tin của hàng ngàn bệnh nhân muốn chữa hội chứng thận hư triệt để, không tái phát. Điển hình là trường hợp của anh Lê Văn Hoàng, đã chiến thắng bệnh thận hư ở tuổi 43, lấy lại sự tự tin cho phái mạnh. Mời bạn đọc lắng nghe chia sẻ của anh trong đoạn video ngắn dưới đây:

CẦN TƯ VẤN THÊM THÔNG TIN VỀ CAO BỔ THẬN

LIÊN HỆ NGAY!

goi-dien-thoai

Thông tin liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường; Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ.

  • Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội;
  • Điện thoại: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược; Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ;

  • Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh;
  • Điện thoại: 0903.876.437
0983340246