Suy thận có được ăn sữa chua không, có nên uống sữa không và loại sữa nào tốt dành cho người bệnh là thắc mắc của nhiều người bệnh gửi về cho chúng tôi. Hãy cùng các chuyên gia trả lời câu hỏi này và đưa ra một số lưu ý hữu ích dành cho bệnh nhân.
Suy thận có ăn được sữa chua không?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Một chế độ ăn uống khoa học, điều độ và phù hợp không những giúp cơ thể phát triển toàn diện mà còn giúp đẩy lùi bệnh tật hiệu quả. Đối với người bệnh tổn thương chức năng thận thì lại càng phải cẩn thận hơn cả.
Khi bị suy thận, hệ bài tiết, đào thải chất độc bên trong cơ thể sẽ bị suy giảm và trì trệ. Lúc này, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng cực kỳ khắt khe để ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển cũng như cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.
Người mắc phải các chứng bệnh về thận cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ năng lượng nhưng phải ít protein, photpho hay kali. Nói không với thực phẩm nhiều muối và các thực phẩm chứa hàm lượng lớn kali trong thành phần.
Đối với người bình thường, việc sử dụng sữa chua hàng ngày có vai trò bổ sung hàm lượng lớn khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin C, A, D, canxi, photpho, sắt hay magie. Còn đối với người bệnh suy thận có ăn được sữa chua không thì phải căn cứ vào mức độ cũng như tình trạng của người bệnh để có thể có câu trả lời chính xác.
Theo các chuyên gia, nếu bệnh đang ở giai đoạn đầu, mới manh nha ở cấp độ nhẹ thì có thể sử dụng sữa chua, điều này giúp bổ sung thêm khoáng chất cho cơ thể. Những đối tượng bệnh nhân ở những giai đoạn sau cần giảm thiểu hoặc hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều photpho như sữa chua.
Sữa dành cho người bệnh suy thận
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị thận suy cần phải chọn sản phẩm sữa chua thật kỹ và phù hợp. Sau đây là những tiêu chí chọn sữa chua phù hợp theo ý kiến từ các bác sĩ đầu ngành:
- Các loại sữa chua giàu năng lượng: Để có thể nâng cao sức khỏe chống chọi với bệnh tật, người bệnh cần chọn những loại sữa chua có thể bổ sung một hàm lượng lớn năng lượng cho hoạt động hàng ngày của cơ thể. Theo các chuyên gia, người bệnh suy thận cần phải bổ sung khoảng 100kcal từ sữa chua hàng ngày để giúp cải thiện bệnh tốt hơn.
- Sữa chua Ít protein: Những đối tượng mắc phải các bệnh về thận cần hạn chế hấp thu các thực phẩm chứa nhiều protein vào trong cơ thể. Mỗi ngày, hàm lượng protein tối đa người bệnh thận bị suy yếu có thể bổ sung rơi vào khoảng 0,6g protein/kg. Vì vậy, người bệnh cần chọn sản phẩm sữa chua nào có hàm lượng protein thấp.
- Sữa nhiều vitamin và vi lượng: Các loại sữa chua bổ sung hàm lượng lớn protein và vi lượng như vitamin A, E, C, B12, sắt, axit folic là những loại thực phẩm mà người bệnh nên ăn để giúp bổ sung năng lượng cơ thể và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn.
⇒ Chuyên gia chia sẻ: Suy thận có chữa được không, làm thế nào để dứt điểm
- Sữa nhiều natri, kali và photpho thấp dành cho người bệnh: Đây là tiêu chí hàng đầu mà người bệnh cần phải đưa ra trước khi lựa chọn các loại sữa chua để sử dụng. Khi chức năng thận bị suy giảm dẫn đến khả năng đào thải muối ra khỏi cơ thể bị yếu kém, lâu dần sẽ là nguyên nhân gây ra những biến chứng khó lường như cao huyết áp, phù nề bàng quang, viêm nhiễm đường tiết niệu. Vì vậy người bệnh cần tránh xa các loại sữa chua có hàm lượng natri cao.
Bên cạnh đó, người bệnh suy thận nếu bổ sung các loại sữa chua mang hàm lượng lớn kali và photpho vào cơ thể cũng làm gia tăng thêm tình trạng nhịp tim hỗn loạn, bất thường hay loạn nhịp, tăng cao nguy cơ bị loãng xương và các bệnh tim mạch. Chính vì vậy, người bệnh cũng cần tránh xa các loại thực phẩm cung cấp nhiều hàm lượng chất này.
Người bị suy thận có nên uống sữa không?
Sữa rất tốt cho chức năng tiêu hóa và đào thải các độc tố qua hệ bài tiết của bể thận. Vì vậy, người bệnh suy thận nên tăng cường uống thêm sữa mỗi ngày, điều này sẽ rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, để sử dụng sữa chua trong công tác cải thiện bệnh hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý dưới đây theo khuyến nghị từ các chuyên gia:
- Chỉ sử dụng sữa chua tối đa là 1-2 hộp mỗi ngày. Thời gian sử dụng cho mỗi hộp cách nhau từ 2-4 giờ đồng hồ.
- Trong quá trình dùng sữa chua nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần ngừng sử dụng và đi khám ngay lập tức để khắc phục bệnh.
- Tham khảo ý kiến từ chuyên gia trước khi sử dụng để tránh làm gia tăng tình trạng bệnh nặng nề hơn.
- Ngoài ra cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với tập thể dục đều đặn để nâng cao sức đề kháng cơ thể từ đó giúp chống chọi với bệnh tốt hơn.
>> Tham khảo: Chữa suy thận bằng diện chẩn: Phương pháp điều trị mới
Trên đây là lời giải đáp từ phía chuyên gia dinh dưỡng về câu hỏi “suy thận có ăn được sữa chua không” của nhiều bệnh nhân. Hi vọng với thông tin bên trên bạn đã có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này và có cho mình phương án sử dụng hiệu quả.
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.