Hội chứng thận hư ở trẻ em và cách lập kế hoạch chăm sóc trẻ

Hội chứng thận hư ở trẻ em mỗi năm được chẩn đoán tăng thêm 8 %. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần hết sức quan tâm đến vấn đề này. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, phụ huynh nên tìm hiểu rõ về nguyên nhân, biểu hiện và cách chăm sóc trẻ khi mắc căn bệnh này.

Bệnh hội chứng thận hư ở trẻ em

Trong máu có một lượng albumin khá lớn, rơi vào khoảng 58-74% hàm lượng protein toàn phần tại huyết thanh. Albumin có nhiều chức năng như đảm bảo liên kết, chuyển hóa một số chất quan trọng, cung cấp acid amin để tổng hợp protein và giữ cho nước không rò rỉ ra ngoài mạch máu… Khi bị hội chứng thận hư, một lượng lớn protein albumin sẽ bị mất qua nước tiểu.

hội chứng thận hư ở trẻ em

Nguyên nhân của hiện tượng này có thể bắt nguồn từ các lý do sau:

  • Hư tiểu cầu thận: Khi các tiểu cầu thận (mạch máu nhỏ cấu tạo nên thận) bị tổn thương, thận sẽ không lọc được máu đúng cách. Thay vì giữ protein, một phần chất thải và nước dư thừa lại được giữ lại trong máu, cùng lúc đó albumin sẽ bị mất qua đường nước tiểu.
  • Tĩnh mạch thận tắc: Vì một lý do nào đó tĩnh mạch bị tắc bởi một cục huyết khối. Điều này cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ phải đối mặt với tình trạng hư tổn tạng thận.
  • Bệnh liên quan đến màng cầu thận: Một số trẻ bị sốt rét, viêm gan B, lupus hoặc ung thư… có thể dẫn đến hội chứng thận hư ở trẻ em do hiện tượng màng cầu thận dày lên bất thường.
  • Mô thận tổn thương: Tình trạng tổn thương mô thận là nguyên nhân khiến thận không lọc máu đúng cách. Thủ phạm này khá khó phát hiện, ngay cả khi chúng ta sử dụng kính hiển vi để soi mô thận.
  • Xơ hóa cầu thận: Cầu thận bị sẹo hóa từng phần là lý do gây suy giảm chức năng thận, dẫn đến các vấn đề về thận ở trẻ em.
  • Đái tháo đường: Đường huyết tăng quá mức có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm, trong đó có hội chứng thận hư ở trẻ nhỏ.
  • Một số nguyên nhân khác: Cơ thể tích đạm, lạm dụng kháng sinh, gia đình có tiền sử dị ứng… cũng có thể là yếu tố làm gia tăng nguy cơ hư thận ở trẻ em.

Nhận biết hội chứng thận hư ở trẻ em

Hội chứng thận hư ở trẻ em thường gặp trong độ tuổi từ 1-4, phổ biến nhất là 3 tuổi. Trường hợp trẻ từ 5-16 tuổi mắc chứng bệnh này cũng không quá hiếm gặp. Để phát hiện sớm, chúng ta có thể căn cứ vào hai nhóm biểu hiện chính là lâm sàng và cận lâm sàng:

Biểu hiện lâm sàng

  1. Phù cơ thể: Hàm lượng albumin trong máu quá thấp khiến nước trong lòng mạch thoát ra mô kẽ, từ đó gây phù, sưng nề mắt, chân, bàn chân, mắt cá chân, bìu và bụng. Khi ấn vào vị trí phù thấy lõm, vết lõm không đàn hồi trở lại mà mất một thời gian mới căng lên.
  2. Thay đổi tính chất nước tiểu: Nước tiểu có màu bất thường, nổi bọt, đôi khi tiểu ra máu theo vết hoặc rất nhiều.
  3. Tăng cân: Chất lỏng và nước dư thừa không được thải ra ngoài sẽ khiến trẻ tăng cân nhanh chóng, tuy nhiên nhìn trẻ nặng nề, yếu ớt.
  4. Mệt mỏi: Chức năng thận bị ảnh hưởng khiến trẻ rơi vào trạng thái mệt mỏi, không muốn hoạt động gì.
  5. Bỏ ăn: Hội chứng thận hư ở trẻ em cũng có thể khiến cơ thể bé bị thiếu hụt hormone adrenaline, gây căng thẳng, sợ hãi và ăn không ngon.
  6. Biểu hiện nguy hiểm: Nếu trẻ bị tiêu chảy, nôn mửa hoặc sốt cao, mệt lả thì cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

⇒ CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP: Hội chứng thận hư sinh con được không?

Nhận biết hội chứng thận hư ở trẻ em

Biểu hiện cận lâm sàng

  1. Xét nghiệm máu: Thấy lipid máu tăng, hàm lượng albumin thấp hơn 25 G/L, lượng đạm trong máu ít hơn 55 G/L.
  2. Xét nghiệm nước tiểu: Đạm trong nước tiểu lớn hơn 50 mg/kg/ngày.

Cách chăm sóc hội chứng thận hư ở trẻ em

Khi đã được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, cha mẹ cần tuân thủ theo đúng lộ trình điều trị mà bác sĩ đưa ra. Ngoài các loại thuốc steroid, thuốc lợi tiểu, kháng sinh… phụ huynh cần nắm được cách chăm sóc trẻ em bị thận hư đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý đặc biệt:

  • Theo dõi tình trạng của trẻ bằng que thử nước tiểu vào buổi sáng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Việc làm này sẽ giúp phát hiện sự bất thường của protein niệu trong trường hợp trẻ tái phát bệnh.
  • Cho trẻ em nhạt, tiết chế muối tối đa để tránh làm gia tăng hiện tượng phù nề, đồng thời hạn chế các thực phẩm năng lượng cao, nhiều dầu mỡ, đóng gói và chế biến sẵn. Nên cho trẻ ăn các món thanh đạm, dễ nuốt, dễ tiêu, có năng lượng thấp.
  • Không để trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị sởi hoặc thủy đậu.
  • Tăng cường hoạt động thể dục thể thao nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Cho trẻ tiêm đầy đủ các mũi phòng bệnh ngoại trừ vắc xin chống lao, sởi, thủy đậu. Tốt nhất, hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng của trẻ trước khi tiêm bất cứ một mũi nào.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng thận hư ở trẻ em. Việc nắm rõ những kiến thức về bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và hoàn hiện sức khỏe của trẻ sau này.

0983340246