Đau xương bả vai là một triệu chứng xương khớp phổ biến xảy ra ở hầu hết mọi đối tượng, lứa tuổi. Các cơn đau có thể do chấn thương, va đập, tai nạn,… Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đây cũng có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh xương khớp nguy hiểm.
Đau xương bả vai trái, phải là bệnh gì?
Bên cạnh các tác nhân cơ học như gặp phải chấn thương trong công việc, cuộc sống hay tai nạn xe cộ thì hiện tượng đau nhức xương khớp bả vai, đau vai gáy,.., còn là dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ mắc phải các bệnh lý xương khớp nguy hiểm dưới đây:
- Thoái hóa khớp vai
Là hiện tượng các khớp vai bị cơ cứng và trở nên khó vận động. Bệnh xảy ra chủ yếu ở đối tượng nữ giới trong khoảng từ 40 – 60 tuổi.
Khi mắc phải căn bệnh này, các bao khớp trở lên cứng và dày lên khiến dịch khớp bị suy giảm. Bệnh gây ra các cơn đau xương bả vai kèm theo hiện tượng không thể vận động khớp vai ngay cả khi đã nhờ đến sự trợ giúp từ người thân.
- Đau khớp vai
Đau xương bả vai có thể là dấu hiệu của bệnh đau khớp vai. Đây là bệnh lý xảy ra khi vận động cánh tay gặp chấn thương khiến cho các mô mềm bị chèn ép và cấu trúc vai bị thay đổi kéo theo các cơn đau khi người bệnh cử động cánh tay.
Các cơn đau xuất hiện tạm thời hoặc liên tục trong một khoảng thời gian dài khiến cho hoạt động cơ bản bị ảnh hưởng. Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng này có thể kể đến như mất vững khớp vai, rách gân, thoái hóa khớp vai, gãy xương hay tổn thương thần kinh…
- Sang chấn khớp vai
Các cơn đau xương bả vai có thể bắt nguồn từ các chấn thương vùng vai khi người bệnh hoạt động và làm việc hàng ngày.
Các loại chấn thương vùng vai điển hình có thể kể đến như:
- Gãy xương: Là hiện tượng gãy xương đòn, xương bả vai hoặc đầu xương cánh tay. Khi bị gãy xương, người bệnh sẽ cảm nhận thấy khu vực đó sưng đỏ, đau nhói và vận động bị hạn chế.
- Trật khớp: Đây là tình trạng bệnh xảy ra khi hai mặt khớp không trượt được với nhau. Biểu hiện của bệnh có thể dễ dàng nhận biết khi người bệnh không thể vận động khu vực vai, cánh tay, bàn tay không nhấc lên được.
- Một số chấn thương liên quan đến mô mềm: rách gân, dây chằng, bao khớp, rách sụn viền hay chóp xoay…
- Viêm khớp vai
Đây là một nguyên nhân điển hình dẫn đến các cơn đau xương bả vai mà mọi người cần chú ý.
Viêm khớp bả vai là tình trạng gân, cơ và dây chằng quanh khớp bị tổn thương gây ra các cơn đau nhức và hạn chế vận động ở người bệnh. Bệnh có thể xảy ra do một vài tác nhân dưới đây:
- Thoái hóa khớp: Là hiện tượng thoái hóa các cơ khớp, xương sụn khi người bệnh bước vào độ tuổi trung niên. Khi xương bị mài mòn dần đi sẽ khiến cho lớp trơn láng trên mặt khớp bị mất từ đó hai đầu khớp khi di chuyển cọ sát vào nhau gây đau.
- Viêm khớp dạng thấp: Là tình trạng viêm nhiễm ở bao khớp hoặc mặt khớp xảy ra ở hầu hết các lứa tuổi.
- Viêm khớp sau sang chấn: Đây là tình trạng khớp bị viêm nhiễm sau khi trải qua quá trình chấn thương.
Cách giảm đau xương bả vai
Để cải thiện tình trạng bệnh lý này cũng như ngăn chặn bệnh phát triển phức tạp hơn, các chuyên gia đưa ra những lời khuyên dưới đây:
- Điều trị không dùng thuốc
Khi bệnh mới hình thành và các triệu chứng như đau mỏi cổ, đau vùng bả vai vẫn còn ở mức độ nhẹ, mọi người có thể sử dụng các cách sau để điều trị tình trạng bệnh đau xương bả vai này:
- Thực hiện nghỉ ngơi đầy đủ và hợp lý.
- Hạn chế các hoạt động bê vác đồ vật nặng trên vai hoặc các công việc nặng nhọc.
- Không vận động mạnh, tránh xa các tư thế giơ tay với đồ vật trên cao.
- Thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, chườm lạnh lên vị trí đau nhức, tập các bài tập nắn cơ, mát xa, xoa bóp, bấm huyệt.
- Thay đổi tư thế nằm ngủ, tránh nằm nghiêng sang bên phải gây tác động vào khu vực bả vai bị đau nhức xương.
- Điều trị bằng thuốc
Trong trường hợp các cơn đau xương bả vai âm ỉ, dữ dội khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu thì có thể sử dụng một số loại thuốc Tây y và Đông y để giảm các triệu chứng đau hiệu quả:
- Thuốc giảm đau có kê toa và các loại thuốc chống viêm.
- Thuốc có chứa steroid để giảm đau hoặc thuốc gây tê.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc thuốc tiêm corticosteroid.
- Thuốc Đông y kết hợp từ các loại thảo mộc tự nhiên như ngải cứu, lá lốt, chìa vôi…
Cách chữa đau vai trái, phải nhờ An cốt nam
Đối với nguyên nhân gây đau xương bả vai do bệnh xương khớp (đặc biệt là do thoái hóa khớp) thì điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao. Người bệnh có thể tham khảo thêm bài thuốc và phác đồ điều trị An Cốt Nam đã được chính Ths. Bs Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa đông y bệnh viện 108) giới thiệu trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2.
Không đơn thuần là một bài thuốc, An Cốt Nam là một phác đồ điều trị toàn diện gồm thuốc uống, cao dán, vật lý trị liệu và bài tập hỗ trợ. Phác đồ này đã được xây dựng dựa trên thực tế điều trị bệnh xương khớp hiện nay và dựa trên cơ địa thực tế của người Việt.
Mỗi một liệu pháp có một vai trò riêng trong điều trị, khi kết hợp với nhau nhằm đạt tới mục đích chung nhất là tấn công toàn diện để tiêu diệt nguyên nhân, triệu chứng, nâng cao sức mạnh xương khớp và tăng cường sức đề kháng của cơ thể người bệnh.
- Bài thuốc uống: Đảm nhận việc khu phong, đào thải độc tố trong xương khớp, bổ sung dinh dưỡng cho sụn khớp, tăng cường hoạt huyết đến xương khớp.
- Cao dán: Có chức năng tiêu viêm tại chỗ, giảm đau nhanh chóng.
- Vật lý trị liệu và bài tập: Giúp kéo giãn cột sống, giảm đau xương khớp, kích thích lưu thông khí huyết, đả thông kinh lạc, hỗ trợ thuốc uống tác động sâu hơn.
Theo thống kê từ thực tiễn điều trị, lộ trình điều trị đau xương bả vai nói riêng, đau xương khớp nói chung nguyên nhân từ bệnh lý thể hiện như sau:
- 5-7 ngày: Các cơn đau mỏi, đau nhức xương và khớp bả vai thuyên giảm đến 40%.
- 10-15 ngày:Tình trạng đau nhức, tê bì, co cứng khớp bả vai giảm đến 65%.
- Sau 1,5-2 tháng: Hết đau nhức, co cứng xương khớp bả vai.
Với hiệu quả điều trị đạt được như trên, An Cốt Nam được nhiều chuyên gia đánh giá rất cao. Trong thực tế sau hơn 10 năm ra mắt, An Cốt Nam đã giúp cho hàng ngàn người bệnh xương khớp lấy lại niềm vui cuộc sống, trong số đó có trường hợp của MC Quyền Linh, nghệ sĩ Mạc Can…
Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
Xem thêm video bác sĩ Toàn nhận xét về bài thuốc An Cốt Nam:
Theo yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:
Điều trị bằng phẫu thuật
Phương án phẫu thuật được chỉ định sử dụng khi các phương pháp dùng thuốc và vật lý trị liệu đã không còn tác dụng. Lúc này, người bệnh được các chuyên gia chỉ định mổ nội soi khớp để loại bỏ các mô sẹo hoặc phục hồi tổn thương ở các mô cơ bị rách.
Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường