Thoái hóa khớp gối là căn bệnh xương khớp gây đau nhức, sưng viêm tại vị trí khớp đầu gối. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và gây hạn chế vận động cho bệnh nhân. Chính vì vậy, tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng cũng như áp dụng cách điều trị bằng Đông y bảo tồn là cực kì quan trọng.
Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là một trong những vị trí dễ bị thoái hóa và viêm nhất, bên cạnh các “điểm đen” ở đầu ngón tay, ngón chân là những điểm xảy ra phổ biến nhất.
Bệnh thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương ở sụn khớp, đĩa đệm nằm giữa hai xương đầu gối kèm phản ứng viêm và giảm dịch khớp do quá trình lão hóa xương khớp gây ra. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân thì có thể bị bệnh bởi một số nguyên nhân khác.
Đây là dạng thoái hóa khớp mãn tính, thường gặp ở những người có độ tuổi từ 40 trở lên, nhiều nhất là ở người bệnh trên 60 tuổi. Nếu không phát hiện và điều trị thoái hóa khớp gối kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân, nhẹ thì đau đớn âm ỉ, hạn chế vận động, nặng thì gây biến dạng khớp, teo cơ, thậm chí là tàn phế suốt đời.
Hiện nay, việc điều trị bệnh thoái hóa khớp gối dứt điểm là không còn là điều gì khó khăn. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để có phương án thăm khám và điều trị phù hợp để kết quả điều trị được hiệu quả nhất.
Triệu chứng thoái hóa khớp gối
Bệnh có các dấu hiệu triệu chứng nhận biết điển hình sau:
Đau xung quanh khớp
Một trong những dấu hiệu điển hình là xuất hiện các cơn đau nhức âm ỉ tại khớp đầu gối. Các triệu chứng đau sẽ trở lên mãnh liệt và tăng dần khi người bệnh vận động, di chuyển.
Cơ cứng khớp
Người bệnh thoái hóa khớp gối sẽ cảm giác các khớp đầu gối bị cơ cứng, nhất là vào buổi sáng khi ngủ dậy. Thường sẽ phải mất từ 10 – 20 phút ngồi để khớp thư giãn mới có thể hoạt động bình thường trở lại.
Khả năng vận động bị hạn chế
Do các khớp gối bị cơ cứng, đau nhức khiến cho các hoạt động hàng ngày của người bệnh trở nên hạn chế, khó duỗi, gập hay nhấc thẳng chân.
Biến dạng khớp
Đây là triệu chứng thoái hóa khớp gối giai đoạn nặng và nghiêm trọng, khi đó các khớp gối của cơ thể bị biến dạng, teo ổ khớp.
Phát ra tiếng kêu ở đầu gối khi hoạt động mạnh
Do phần sụn khớp và đĩa đệm giữa hai xương đầu gối bị thoái hóa, mài mòn khiến phần đầu xương sát lại vào nhau khi người bệnh di chuyển hoặc vận động mạnh gây ra tiếng lạo xạo kèm những cơn đau nhức khó chịu.
Lưu ý: Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như bị sưng đỏ hay đau nhức xung quanh khu vực khớp đầu gối, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để các y bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương án điều trị kịp thời, nhanh chóng và phù hợp với từng mức độ của người bệnh.
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối
Bệnh thường xảy ra do lão hóa khớp hay do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù đắp lớp sụn đã mất theo thời gian gây ra. Bên cạnh đó, còn có các tác nhân góp phần làm gia tăng tình trạng thoái hóa khớp đầu gối phổ biến như sau:
- Tuổi tác: Thoái hóa khớp gối được hình thành từ quá trình lão hóa xương khớp theo thời gian gây ra. Chính vì thế, tuổi tác càng cao thì càng dễ mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là đối tượng có độ tuổi từ 45 trở lên.
- Chấn thương: Các chấn thương, va đập trong cuộc sống hàng ngày, công việc hay chơi thể thao khiến đầu gối bị tổn thương nhưng không được điều trị triệt để sẽ gây ra tình trạng khớp gối bị thoái hóa.
- Tư thế làm việc: Ngồi hoặc đứng quá lâu tại một vị trí hay tư thế làm việc, ngủ nghỉ sai lệch cũng là nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối điển hình.
- Làm việc quá sức: Thường xuyên làm việc trong môi trường nặng nhọc, bê vác đồ vật trên vai sẽ gây tác động không nhỏ tới các khớp đầu gối, lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp.
- Tâp luyện không đúng động tác: Tập luyện quá sức, tư thế không đúng sẽ gây tác động tiêu cực tới các khớp đầu gối và gây tổn thương, thoái hóa.
- Suy giảm nội tiết tố: Những phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh sẽ có nguy cơ mắc phải căn bệnh thoái hóa khớp gối này cao hơn do nội tiết tố suy giảm kéo theo khả năng cung cấp dịch nhầy nuôi dưỡng sụn khớp bị suy giảm theo.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Béo phì, thừa cân, thiếu hụt canxi hay lạm dụng chất kích thích cũng là nguyên nhân mà người bệnh cũng cần lưu ý.
Biến chứng thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối theo thời gian sẽ tiến triển nặng hơn dẫn đến các cơn đau nhức mãn tính và các biến chứng khác như:
- Nguy cơ bị chấn thương đầu gối cao do những cơn đau nhức ở đầu gối khiến cho khả năng vận động, khả năng giữ thăng bàng bị giảm dẫn đến nguy cơ bị thương tích, tai nạn cao. Số liệu thống kê cho thấy, người bị thoái hóa khớp gối có nguy cơ bị ngã cao hơn 30% và khả năng bị gãy xương cao hơn 20%
- Bị mất ổn định khớp gối do bị đứt dây chằng, gân ở xung quanh khớp gối
- Mất xương: Nếu thoái hóa khớp tiến triển nặng, sụn khớp dần bị mất sau sẽ gây mất xương
- Cơn đau nhức vùng gối trở nên trầm trọng, cảm giác tê bì, ngứa ran hoặc yếu chi do các dây thần kinh ở xung quanh sụn, xương bị chèn ép
- Dễ hình hành u nang sau đầu gối (u nang Baker) gây áp lực lên mạch máu, giảm lưu lượng máu gây sưng, đau chân
- Nguy cơ bị bệnh gút cao: Nguyên nhân do nồng độ axit uric trong máu của người bệnh cao hơn bình thường
- Bị mắc một số bệnh lý khác như tiểu đường, thừa cân béo phì, tim mạch, ung thư
Chẩn đoán và phòng tránh thoái hóa khớp gối
Để có các điều trị và phòng ngừa hiệu quả thì cần phải chẩn đoán bệnh chính xác. Dưới đây là các biện pháp chẩn đoán và phòng ngừa thoái hóa khớp gối:
Chẩn đoán tình trạng thoái hóa ở khớp gối
Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng bất thường ở khớp đầu gối, cần đến ngay các bệnh viện uy tín để các bác sĩ tiến hành thăm khám và chẩn đoán. Các y bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán dựa theo các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối thông qua cơn đau nhức trên từng bệnh nhân để đưa ra phương án điều trị bệnh phù hợp.
Các phương pháp chẩn đoán phổ biến hiện nay:
- Chụp X – Quang, chụp cắt lớp vi tính , chụp cộng hưởng từ xung quanh các vị trí khớp gối bị đau nhức, có biểu hiện bị thoái hóa.
- Siêu âm khớp, chọc hút thăm dò.
- Xét nghiệm máu.
Sau khi có kết quả xét nghiệm, các y bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.
Cách phòng ngừa thoái hóa khớp gối
Để phòng tránh và ngăn ngừa bệnh hiệu quả, người bệnh cần lưu ý theo các điều sau đây:
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Thường xuyên tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe.
- Thay đổi tư thế làm việc: Hạn chế ngồi làm việc tại một vị trí trong thời gian dài, thay đổi tư thế ngồi làm việc không nghiêng vẹo, lệch cột sống.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học: Ăn nhiều các thực phẩm giàu canxi và khoáng chất tốt cho xương, kiêng sử dụng các loại chất kích thích, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
- Khám bệnh thường xuyên: Thăm khám thường xuyên và định kỳ để sớm phát hiện bệnh và có phương án điều trị kịp thời.
> Tìm hiểu: Thoái hóa khớp háng là gì? Cách nhận biết và điều trị
Cách điều trị thoái hóa khớp gối
Các biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay gồm:
- Điều trị bằng Tây Y
Thuốc tây luôn là sự lựa chọn hàng đầu để điều trị các cơn đau nhức nhanh chóng và hiệu quả. Tùy thuộc vào từng mức độ của bệnh mà các y bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc sau đây:
- Thuốc giảm đau nhẹ: Paracetamol, Acetaminophen…
- Thuốc kháng viêm không steroid: Aspirin, Diclofenac…
- Thuốc giãn cơ: Myonal, mydocalm, varafil…
- Thuốc tiêm corticoid: Được chỉ định sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối nặng.
- Thuốc bổ trợ: vitamin B1, B6, B12..
Khi sử dụng thuốc Tây Y trong chữa thoái hóa khớp đầu gối, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định từ các bác sĩ về liều lượng, tần suất sử dụng. Tuyệt đối không được lạm dụng hay kết hợp sử dụng với thuốc khác khi chưa có chỉ thị từ các chuyên gia.
- Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y
Bên cạnh sử dụng thuốc Tây Y, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc nam giúp chữa trị vừa hiệu quả lại vô cùng dễ dàng thực hiện như sau:
- Bài thuốc từ cây lá lốt: Đun nước lá lốt thành nước thuốc uống, đắp lá lốt vào vị trí khớp gối bị đau nhức hay sử dụng lá lốt xào với thịt bò làm món ăn.
- Bài thuốc từ ngải cứu: Dùng ngải cứu sao nóng với chút muối hột sau đó đắp trực tiếp lên vị trí khớp gối bị thoái hóa trong khoảng 15 phút mỗi ngày.
- Dây đau xương: Kết hợp dây đau xương cùng với gừng tươi, lá lốt rửa sạch rồi sắc lấy thuốc uống hàng ngày.
- Rễ đinh lăng: Sử dụng 30g rễ đinh lăng rửa sạch, sắc với 2 lít nước đến khi còn khoảng 1 lít nước thì dừng lại, đem uống hàng ngày.
Các bài thuốc Đông y điều trị thoái hóa khớp gối có tác dụng vô cùng lớn trong điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên vừa an toàn, lành tính lại có chi phí thấp sẽ là sựa lựa chọn tuyệt vời dành cho bệnh nhân thoái hóa khớp đầu gối đang trong giai đoạn bệnh mới hình thành.
- Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối
Ở giai đoạn bệnh mới hình thành, người bệnh có thể sử dụng các biện pháp bảo tồn để chữa trị như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, các bài tập bổ trợ. Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển tới giai đoạn trung bình và nặng nề hơn, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng phương pháp mổ để điều trị căn bệnh thoái hóa khớp gối triệt để.
Các phương pháp phẫu thuật đầu gối bị thoái hóa hiện nay:
- Mổ nội soi khớp gối.
- Cắt xương chỉnh trục xương chày.
- Phẫu thuật thay thế khớp gối nhân tạo.
Đây là những phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối vô cùng tiên tiến, đòi hỏi trang thiết bị đầy đủ, kỹ thuật cao, điều kiện phòng mổ đạt chất lượng và nhất là đội ngũ y bác sĩ phải được đào tạo, có kinh nghiệm. Chính vì vậy, không phải bệnh viện nào cũng đủ điều kiện để thực hiện các phương pháp này.
Bên cạnh đó, chi phí mổ cũng rất cao, người bệnh cần cân nhắc thật kỹ nếu không phải là phương án cuối cùng thì không nên thực hiện phương pháp phẫu thuật này.
Bài thuốc Đông y điều trị thoái hóa khớp gối dứt điểm
Thực tiễn lâm sàng cho thấy, để giải quyết triệt để bệnh thoái hóa khớp gối cần áp dụng toàn diện các liệu pháp: Thuốc uống, cao dán và vật lý trị liệu. Đây cũng chính là hướng đi mà phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược đã vạch ra để phát triển bài thuốc An Cốt Nam – Chủ trị thoái hóa khớp gối hoàn chỉnh nhất.
An Cốt Nam trở thành bài thuốc đông y hiếm hoi được Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) giới thiệu trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2.
Nhắc tới An Cốt Nam không thể nhắc tới nguyên tắc chữa bệnh “Kiềng 3 chân” độc đáo. Đây là tổng hòa của 3 liệu pháp mang tới tác động đa chiều gồm: Thuốc uống – Cao dán – Bài tập vật lý trị liệu. Mỗi liệu pháp đảm nhận một vai trò riêng giúp đả thông kinh mạch, bổ huyết, mạnh gân, cường cốt, cải thiện triệu chứng và đẩy lùi thoái hóa hiệu quả.
Ưu điểm vượt trội của An Cốt Nam:
- Được xây dựng từ hai bài thuốc cổ phương là độc hoạt tang sinh ký và quyên tý thang, đồng thời có gia giảm thêm các dược liệu quý hiếm khác như sâm ngọc linh, trư lung thảo, bí kỳ nam, thiên niên kiện,…
- Toàn bộ thảo dược được thu hái tại Vườn dược liệu của bộ y tế, đạt tiêu chuẩn CO-CQ.
- Thuốc được bào chế dưới dạng sắc sẵn, giúp bẻ gãy liên kết khó hấp thu, dược chất thấm sâu vào thành dạ dày mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Lộ trình điều trị thoái hóa khớp gối của An Cốt Nam:
- 7-10 ngày đầu: Giảm 80% tình trạng đau, sưng đỏ khớp gối.
- 10-20 ngày tiếp theo: Phục hồi tổn thương sụn khớp và rễ thần kinh.
- Hết 1-2 liệu trình: Củng cố cơ xương, bồi bổ dưỡng chất và dự phòng tái phát.
Trong gần 10 năm hoạt động, An Cốt Nam đã giúp cho hàng ngàn bệnh nhân đẩy lùi thoái hóa khớp gối. Nhờ thành tựu này, năm 2018 phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường đã vinh dự nhận được cúp vàng và bằng khen cho giải thưởng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng”.
Bạn cần bác sĩ tư vấn trực tiếp về trường hợp của mình?
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc, bấm ngay khung chat bên cạnh để được bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất!
Như vậy, thông qua các thông tin chia sẻ trên bài viết, mọi người cũng đã hiểu rõ phần nào về căn bệnh thoái hóa khớp gối này. Bệnh sẽ vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, chính vì vậy, công tác tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng hay cách điều trị là phương án phòng ngừa bệnh tối ưu.
Nếu mọi người có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan tới bệnh, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết. Các chuyên gia y tế của chúng tôi sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc dành cho bạn đọc.
Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường