Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không là chủ đề liên quan đến việc tập luyện và hoạt động phổ biến của bệnh nhân. Cùng bài viết hôm nay trả lời câu hỏi này và khám phá về cách đạp và cường độ đạp xe phù hợp.
Tác dụng của đạp xe với người thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh đi bộ hay chạy bộ, đạp xe tập thể dục cũng là một phương pháp vận động cơ thể được rất nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và người bệnh xương khớp nói chung lựa chọn.
Việc đạp xe mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, chúng bao gồm:
Đạp xe giúp cải thiện giấc ngủ
Các nhà khoa học của đại học Stanford, Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu lâm sàng trên những người bị chứng mất ngủ. Họ yêu cầu các tình nguyện viên này đạp xe từ 20-30 phút mỗi ngày.
Kết quả là thời gian để bệnh nhân đi vào giấc ngủ giảm một nửa, thời gian ngủ cũng tăng thêm một tiếng. Đó là lý do mà bạn nên thử một bài tập với xe đạp vào buổi sáng, để chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Đạp xe đạp giúp tăng cường sức khỏe não bộ
Việc đạp xe tập thể dục với người thoát vị đĩa đệm giúp cải thiện đến 15% sự hô hấp tim mạch, từ đó giúp tăng cường lưu lượng máu đến thần kinh não bộ (theo nghiên cứu của đại học Illinois, bang Chicago, Mỹ).
Không những vậy, đi xe đạp còn giúp xây dựng các tế bào não mới của vùng hải mã, khu vực ghi nhớ của con người, rất dễ suy giảm khi bạn bước vào tuổi ba mươi.
Tăng cường “tuổi thọ” của trái tim
Đi xe đạp như một bài vận động vào mỗi buổi sáng có thể giúp bạn giảm đến 50% nguy cơ mắc bệnh tim.
Các nghiên cứu cũng cho biết việc đạp xe hai mươi dặm trong một tuần làm khả năng nhồi máu cơ tim và đột quỵ giảm đến một nửa so với những người không tập thể dục.
Đạp xe giúp kéo dài cuộc sống
Nhìn chung thì việc đi xe đạp tập thể dục sẽ làm nguy cơ bạn bị mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường loại hai, tất cả các loại ung thư, cao huyết áp và thừa cân béo phì. Cơ thể cũng sẽ được tăng cường sức đề kháng và việc tái tạo các mô, tế bào hiệu quả hơn rõ rệt.
Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?
Đĩa đệm bị thoát vị không chỉ là vấn đề ở những người lớn tuổi, chịu sự suy thoái do lão hóa mà còn là bệnh lý khá phổ biến với thế hệ trẻ, đặc biệt là các vận động viên. Chấn thương này có thể xảy ra ở đốt sống cổ hoặc vùng thắt lưng khi phần nhân nhầy ở đĩa đệm bị rò rỉ và chèn lên các dây thần kinh xung quanh.
Nhiều bệnh nhân thường có xu hướng hạn chế mọi vận động bởi vì chúng có thể làm cơn đau tồi tệ hơn. Thế nhưng điều này là không đúng. Bởi vì việc tập thể dục là rất cần thiết cho sức khỏe của cơ bắp và xương khớp, chúng cần được hoạt động để tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt.
Vậy, vấn đề đặt ra là liệu bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không? Theo các bác sĩ thì bạn không nhất thiết phải từ bỏ đạp xe khi đĩa đệm bị trượt, mà hoàn toàn có thể tiếp tục tập luyện nếu có đủ các kiến thức và đã tham khảo lời khuyên của chuyên gia.
Bởi vì, việc đạp xe mang lại một số lợi ích tuyệt vời sau:
- Đi xe đạp ít gây chấn động cột sống hơn so với hình thức tập luyện như chạy bộ hoặc thể dục nhịp điệu. Nếu bạn lựa chọn môn thể thao sử dụng loại xe đạp cố định thì vừa có tác dụng kéo căng các cơ bắp vừa không mang lại quá nhiều áp lực cho phần thắt lưng.
- Đạp xe đạp tập thể dục có thể làm giảm căng thẳng: Những người gặp các vấn đề về xương khớp, đặc biệt là vùng cổ hay lưng thường cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn ở tư thế nghiêng người về phía trước (như động tác lái xe đạp thể thao). Đối với tình trạng bệnh ở thắt lưng dưới, xe đạp cố định dạng nằm ngả lưng có thể là một lựa chọn tốt vì nó đem lại sự thư giãn cho thắt lưng khi luyện tập. Bên cạnh đó, việc đạp xe thường hay được thực hiện ngoài trời ở nơi có không khí trong lành, từ đó giúp cơ thể được thả lỏng, tuần hoàn hệ hô hấp cũng tốt hơn.
Một số lưu ý cho người thoát vị đĩa đệm khi đạp xe
Nếu bạn đang phải đối mặt với các cơn đau từ chứng bệnh này và muốn lựa chọn đạp xe như một cách luyện tập, bạn cần phải lưu ý các vấn đề sau:
Chọn loại xe đạp phù hợp
Đối với những người bị thoát vị đĩa đệm muốn đạp xe đạp, điều quan trọng nhất trong khi luyện tập thể thao là tránh các áp lực không đáng có đè nén lên vùng cột sống.
Chính vì vậy, một chiếc xe đạp leo núi có ghi đông cao, thẳng (giúp tư thế ngồi thẳng lưng hơn) đồng thời phần lốp to dễ hấp thụ sốc là một lựa chọn tối ưu.
Điều chỉnh độ cao của xe đạp phù hợp với bạn
Ví dụ việc yên xe quá cao hay quá thấp khiến vận động co duỗi của chân bạn gặp khó chịu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vùng cột sống có đĩa đệm thoát vị của bạn. Chính vì thế, việc điều chỉnh xe phù hợp tư thế là vô cùng quan trọng.
Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm về xe đạp để có sự hỗ trợ tốt nhất.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên đạp xe đúng cách
Việc phân phối lực ở cánh tay cùng với giữ phần ngực nâng lên, cột sống không quá gồng căng là ghi chú quan trọng giúp phần tổn thương không quá căng thẳng. Bên cạnh đó, bạn nên hạ thấp đầu để phần cổ được thả lỏng, không quá căng cứng.
Cường độ đạp xe hợp lý
Nếu bạn mới bắt đầu đạp xe, thời gian tập luyện nên dao động từ 15 đến 20 phút để phần lưng không chịu nhiều tác động và làm việc quá sức. Bạn cũng nên tập cách từ từ nâng dần dần quãng đường đạp xe của mình, từ một cây số và tiếp tục tăng lên.
Một quyển nhật ký hành trình ghi lại cường độ luyện tập, thời gian và mức độ cơn đau sẽ giúp hỗ trợ tối đa cho bạn và bác sĩ điều trị.
Địa hình nơi đạp xe
Bạn cần tránh chọn những nơi mà đường đi gồ ghề, nhiều ổ hoặc hố. Bởi vì địa hình như vậy dễ khiến vùng cột sống chịu nhiều áp lực do việc bị xóc gây ra. Công viên hoặc bờ hồ là lựa chọn tốt vì bên cạnh bề mặt đường tập phù hợp còn có không khí trong lành.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về chủ đề thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe. Sức khỏe xương khớp là vấn đề luôn cần được quan tâm, bởi “cột nhà” có chắc thì chất lượng cuộc sống của bạn mới hoàn hảo.
XEM NGAY TOP 11 Bác Sĩ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Giỏi Nhất Hà Nội và TpHCM
Xóa sổ hoàn toàn thoát vị đĩa đệm với bài thuốc được chuyên gia khuyên dùng
Để có thể vận động một cách bình thường, điều quan trọng nhất là bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần phải chọn lựa cho mình một phương pháp điều trị hợp lý.
Đa số người bệnh hiện nay đều có xu hướng muốn sử dụng những bài thuốc vừa an toàn, lành tính lại có thể trị bệnh một cách dứt điểm. Tuy nhiên, hầu hết những sản phẩm xương khớp trên thị trường hiện nay chỉ bao gồm có một liệu pháp đơn lẻ và tác dụng đơn thuần chỉ là giảm đau thông thường.
Nhận thấy những nhược điểm này, các bác sĩ thuộc Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường đã nghiên cứu và bào chế ra một bài thuốc có phác đồ điều trị toàn diện có thể giúp bệnh nhân giải quyết được ba vấn đề: “Dứt điểm triệu chứng – Hồi phục tổn thương – Củng cố sức đề kháng để ngăn ngừa tái phát”.
Bài thuốc đó có tên gọi là An Cốt Nam.
Đánh giá về An Cốt Nam, trong chương trình “Sống Khỏe Mỗi Ngày” được phát sóng trực tiếp trên VTV2, Ths.bs Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông y bệnh viện 108) đã dành nhiều lời khen ngợi.
Cụ thể, phác đồ điều trị của An Cốt Nam bao gồm ba liệu pháp cơ bản:
- Thuốc uống: Được nghiên cứu, chắt lọc dựa trên hai bài thuốc cổ phương là “Độc hoạt tang ký sinh” và “Quyên Tý Thang”. Thành phần của bài thuốc uống bao gồm các loại thảo dược quý như Sâm Ngọc Linh, Thiên Niên Kiện, Trư Lũng Thảo… Thuốc uống khi đi vào các khớp xương sẽ giúp tiêu viêm, trừ thấp, giải phóng sự chèn ép lên hệ thống các rễ dây thần kinh.
- Cao dán: Được chiết xuất từ Đại Hồi, Địa Liền, Quế Chi. Cao dán có tác dụng giảm đau một cách nhanh chóng chỉ sau 30 phút đến 1 tiếng sử dụng. Thay vì các loại thuốc giảm đau thông thường, việc sử dụng cao dán sẽ giúp bệnh nhân hạn chế tác dụng phụ do thuốc Tây gây ra.
- Vật lý trị liệu và bài tập chuyên biệt: Bênh nhân mua một lộ trình An Cốt Nam sẽ được miễn phí 3 buổi tập vật lý trị liệu (Mua lẻ 1 buổi không dưới 500.000 đồng) và 1 đĩa VCD gồm các bài tập tại nhà. Khi áp dụng vật lý trị liệu và bài tập chuyên biệt, các khớp xương sẽ cử động một cách linh hoạt, nhịp nhàng. Tất cả là nhờ vào khả năng đả thông kinh lạc, tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu hiệu quả.
Sử dụng An Cốt Nam, bệnh nhân sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của bệnh lý theo thời gian:
1 ngày tìm hiểu không bằng 1 phút tư vấn!
Bấm vào đây, chuyên gia chúng tôi sẽ giúp bạn
Khi sử dụng An Cốt Nam, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm bởi:
- 100% thành phần đều được chiết xuất từ tự nhiên. Trong đó bài thuốc uống được gia giảm bởi nhiều vị thuốc quý như Sâm Ngọc Linh, Thiên Niên Kiện, Trư Lũng Thảo…
- Quy trình bào chế ra bài thuốc uống rất nghiêm ngặt. Thảo dược được đun sắc ở ngưỡng 100 độ C trong suốt 24 giờ. Đảm bảo không trộn lẫn tân dược, không sử dụng phụ gia, không chứa chất bảo quản.
- An Cốt Nam được phân phối độc quyền tại hai nhà thuốc là Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường (Hà Nội) và An Dược (Miền Nam). Đây là hai nhà thuốc đã đạt Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018.
Hiệu quả điều trị của An Cốt Nam đã được rất nhiều người bệnh kiểm chứng. Theo thống kê vào tháng 10/2019 tại hai nhà thuốc, An Cốt Nam đã giúp hơn 8600 bệnh nhân chấm dứt các cơn đau do bệnh lý xương khớp gây ra. Cùng lắng nghe tâm sự của họ tại đây:
Cụ Nguyễn Thị Cúc (Hà Nội) đã “hạ gục” thoát vị đĩa đệm sau 2 liệu trình sử dụng An Cốt Nam
Anh Mạnh (Nghệ An) và câu chuyện 7 ngày thoát án tàn phế vì thoát vị đĩa đệm
Nếu bạn đọc cần tư vấn thêm có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ qua mục “chat cùng bác sĩ” dưới góc màn hình hoặc liên hệ qua địa chỉ:
Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.