Thoái hóa khớp gối có nên tập yoga và nên tập thể dục không? Đây ắt hẳn là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Tình trạng này được biết đến là một trong những bệnh xương khớp thường gặp ở các đối tượng người cao tuổi. Làm cách nào để cải thiện tình trạng bệnh này? Mời các bạn đón đọc các thông tin hữu ích trong bài viết sau.
Thoái hóa khớp gối có nên tập yoga không?
Người mắc các bệnh xương khớp nói chung và thoái hóa khớp nói riêng thường bị đau, cứng khớp vô cùng khó chịu. Nguyên nhân gây ra triệu chứng là chất nhờn có vai trò bôi trơn hoạt động của khớp bị rối loạn. Do đó, tình trạng thoái hóa khớp ngày càng tồi tệ hơn theo thời gian.
Yoga là bộ môn thể dục nâng cao sự linh hoạt và dẻo dai cho cơ thể. Các động tác yoga được thực hiện nhẹ nhàng, chậm rãi theo nhịp thở của người bệnh. Các bài tập đa dạng của bộ môn yoga làm tăng cường độ dẻo dai và đàn hồi của hệ xương khớp nói chung và khớp gối nói riêng. Đây là điểm cộng rất lớn của bộ môn yoga. Do đó, người bệnh có thể hoàn toàn áp dụng một số bài tập yoga trong quá trình điều trị bệnh.
Yoga đặc biệt giúp làm giảm và xua tan các cơn đau của người bệnh. Nếu kiên trì tập yoga mỗi ngày, người bệnh sẽ thấy phần khớp được ổn định, hoạt động thoải mái hơn. Những bài tập yoga rất tốt cho người bệnh thoái hóa khớp gối, giúp người bệnh giảm đau nhức hiệu quả. Chưa hết, tập luyện yoga còn giúp điều chỉnh hơi thở, giúp ổn định trạng thái tinh thần, giảm căng thẳng và mệt mỏi.
Thực tế đã chứng minh rằng, người bị bệnh rất dễ thực hiện các động tác yoga. Một vài động tác yoga cơ bản người bệnh có thể tập ngay tại nhà như:
- Tư thế đạp xe
- Tư thế gập người vươn mình
- Tư thế cây cầu
Để phát huy hiệu quả của các bài tập yoga, người bệnh cần chú ý các vấn đề sau:
- Trước khi tập luyện, hãy lắng nghe lời khuyên từ các bác sĩ điều trị bệnh.
- Lựa chọn bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối hiệu quả nhất, được khuyến cáo tập luyện từ các chuyên gia có chuyên ngành.
- Kết hợp các bài tập nhẹ nhàng cùng nhịp thở đều đặn để đảm bảo cơ thể cảm thấy thoải mái.
- Nên luyện tập yoga vào buổi sáng để đạt hiệu quả cao.
- Nên luyện tập yoga cùng thảm chuyên dụng và tại một không gian sạch sẽ, thoáng mát.
- Cần thực hiện các động tác khởi động trong 20 phút đầu để tránh gặp các chấn thương trong quá trình tập luyện.
Thoái hóa khớp gối có nên tập thể dục không?
Nhiều chuyên gia từng đưa ra khuyến cáo rằng bệnh nhân mắc người bệnh thoái hóa khớp đầu gối không nên luyện tập thể dục. Bởi việc tập thể dụng khiến tình trạng viêm khớp cùng các cơn đau trở nên nặng nề hơn.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia từ Mỹ, Trung Quốc, Thụy Điển,… đã chỉ ra rằng việc thực hiện các bài tập thể thao hoàn toàn không kích hoạt phản ứng viêm và tổn thương sụn hệ xương khớp. Do đó, người bị bệnh hoàn toàn có thể cải thiện triệu chứng bệnh thông qua các bài tập thể dục.
Việc thực hiện các bài tập sẽ gây đau đớn trong giai đoạn đầu. Điều này được lý giải là cơ thể chưa thích nghi được với cường độ tập luyện. Vậy người bệnh thoái hóa khớp gối có nên tập thể dục không? Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên theo lộ trình từ các bài tập nhẹ và tăng dần dần cường độ để giúp cơ thể thích nghi. Bạn cũng không nên lạm dụng việc tập luyện nếu cơ thể phát sinh các cơn đau hoặc các triệu chứng lạ.
Người bệnh cần lựa chọn kỹ lưỡng các bài tập cũng như bộ môn để tập luyện. Các môn thể thao như đá bóng, bóng chuyền, bóng rổ,… yêu cầu di chuyển khá nhiều. Chúng tạo áp lực lớn lên thành khớp và có thể gây tổn thương các tế bào sụn khớp khi người bệnh gặp chấn thương.
Đối với người bệnh thoái hóa khớp gối luyện tập thể dục cũng cần phải lựa chọn những môn thể thao phù hợp nhất với thể trạng bệnh. Các chấn thương thường gặp khi chơi các môn thể thao là bong gân, đứt dây chằng, dập sụn khớp, gãy xương,… Nếu người mắc thoái hóa khớp không kịp thời điều trị hoặc không dành đủ thời gian phục hồi thì tình trạng bệnh càng nguy hiểm hơn. Khi đó, hệ thống khớp mất vững, khớp nhanh bị bào mòn, nguy cơ thoái hóa khớp xảy ra sớm hơn.
Một vài lưu ý cần ghi nhớ giúp người bệnh tập thể dục an toàn gồm:
- Lựa chọn bài tập phù hợp, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Khởi động kĩ trước khi tập luyện để tránh các rủi ro về sức khỏe.
- Lựa chọn cường độ và thời gian tập luyện phù hợp với sức khỏe của bản thân.
- Kết hợp tập luyện thể dục thể thao cùng chế độ ăn uống khoa học và ngủ đủ giấc.
Thoái hóa khớp gối có nên đi lại nhiều không?
Triệu chứng đau nhức do bệnh khiến bạn rất ngại di chuyển. Đây chính là lý do nhiều người thắc mắc liệu bị bệnh thoái hóa khớp có nên đi lại hay không. Các chuyên gia xương khớp khẳng định rằng, đi bộ là cần thiết nhưng cần thực hiện đúng cách.
Đi bộ đúng cách sẽ mang đến các tác dụng tuyệt vời sau:
- Các tế bào sụn khớp, khớp gối được cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho hoạt động đi lại và vận động.
- Tình trạng cứng khớp, khô khớp được cải thiện.
- Xương khớp đỡ đau nhức, hoạt động linh hoạt hơn.
- Nuôi dưỡng sụn khớp thông qua việc tăng cường các chất dịch khớp.
Quá trình đi bộ giúp người bệnh rất nhiều. Tránh tình trạng lười vận động sẽ dẫn tới tình trạng khô khớp gối gây ra những ảnh hưởng lớn trong quá trình vận động.
Một vài lưu ý để đi bộ đúng cách gồm:
- Lựa chọn giày đi bộ chuyên dụng: Size giày phù hợp, đế giày bằng phẳng, mềm dẻo, có phần chống trơn trượt.
- Người bệnh thoái hóa khớp gối không nên sải bước quá dài hay di chuyển quá nhanh. Khoảng cách lý tưởng giữa 2 bước là 1 hoặc 2 bàn chân.
- Thời gian đi bộ lý tưởng là từ 30-60 phút (nên có thời gian nghỉ giữa khoảng thời gian này).
- Số bước lý tưởng cho mỗi lần đi bộ là khoảng 6000 bước.
- Nên lựa chọn thời điểm sáng sớm hoặc buổi tối để đi bộ. Môi trường đi bộ cần trong lành, tránh những nơi có địa hình trơn trượt, khấp khuỷu.
- Chuẩn bị nước uống trong quá trình đi bộ.
- Nếu trong quá trình đi bộ, phần đầu gối bị sưng, đau nhức đột ngột, người bệnh cần ngừng hoạt động và sơ cứu bằng cách chườm lạnh vùng đầu gối.
- Kiểm tra tình trạng cơ thể thường xuyên sau mỗi lần đi bộ.
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin nhằm giải đáp câu hỏi: Thoái hóa khớp gối có nên tập yoga và nên tập thể dục không. Hy vọng bài viết hữu ích dành cho bạn. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường