Cây cỏ xước không đắt tiền, không quý hiếm, không khó tìm như sâm, nhung hay quy nhưng thảo dược này lại mang lại công dụng tuyệt vời cho sức khỏe chẳng thua kém gì các loại dược liệu quý hiếm đắt tiền.
Tìm hiểu về cây cỏ xước
Trong thực tế, cây cỏ xước có lẽ chẳng còn xa lạ gì với người dân ở khu vực nông thôn. Đây là loài cây thân thảo, sống lâu năm trong tự nhiên. Đây là loài cây có thân mềm, có cây cao tới gần 1m, lá hình trứng, mọc đối, mép lượn sóng. Cây cỏ xước có hoa, mọc thành bông ở ngọn, độ dài khoảng 20-30 cm. Quả mỏng, hình túi, hạt có hình giống với quả trứng dài.
Để dùng làm thuốc, người ta có thể sử dụng tất cả các bộ phận của cây cỏ xước, kể cả rễ, rửa sạch, thái ngắn, dùng tươi hoặc dùng khô tùy thuộc vào mục đích chữa bệnh.
Thành phần hóa học: 81.9% nước, 3.7% protid, 9.2% glucid, 2.9% xơ, 2.3% tro, 2.6% caroten, 2.0% vitamin C. Riêng trong rễ của cỏ xước có chứa oleanolic, trong hạt chứa hentriacontane và saponin 2%,…
Tác dụng của cây cỏ xước
Toàn bộ phần từ thân, lá, hoa cho đến rễ của cây đều có thể được tận dụng làm thuốc. Thông thường người ta sẽ thu hoạch cây vào mùa hè, sau đó mang về rửa sạch rồi dùng làm thuốc. Theo Đông Y, cây cỏ xước có tính mát, vị chua, đắng. Vì vậy loại này rất có hiệu quả trong việc điều trị một số trứng bệnh sau:
Cây cỏ xước có nhiều tác dụng vượt trội
– Bổ gan, mạnh gân cốt
– Chữa tăng huyết áp, xơ vữa động mạch
– Chống viêm tốt ở giai đoạn mạn và cấp tính
– Cây cỏ xước hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp: viêm khớp dạng thấp, phong tê thấp, thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý cột sống khác.
Ngoài ra, cây cỏ xước còn có một số công dụng khác như: Trị cảm cúm, sổ mũi, sốt rét. Một số bệnh về đường nước tiểu như tiểu tiện không lợi, tiểu rắt, tiểu buốt. Chữa bệnh phụ nữ như đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều.
Tác hại (tác dụng phụ) của cây cỏ xước cần chú ý
Theo các nghiên cứu, mặc dù hoàn toàn không gây ra biến chứng khi sử dụng như với những bệnh nhân mắc các bệnh về tiêu hóa, dạ dày nhưng khi sử dụng cây cỏ xước thì nên chú ý. Bởi, nếu không sử dụng đúng cách cũng như liều lượng thì rất có thể người bệnh sẽ gặp các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy hoặc đi ngoài kéo dài.
Vì vậy, bệnh nhân chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ nếu không muốn gặp các tác dụng phụ không mong mắn.
Phân loại cây cỏ xước
Loại thảo dược này thường mọc hoang ở ven đường, những khu đất ẩm,… Tuy nhiên, tác dụng thần kỳ của loại thảo dược này dần được con người khám phá, vì vậy mà nhiều địa phương cũng đã quy hoạch để trồng thành khu vực nhất định và sản xuất thành dược liệu, sử dụng trong các bài thuốc nam. Cây cỏ xước không những mang lại hiệu quả to lớn về mặt lợi ích kinh tế mà còn công dụng tuyệt vời trong việc điều trị một số căn bệnh.
Theo các ghi nhận từ các nhà nghiên cứu thì cây cỏ xước có 4 loại chính, đó là:
- Cỏ xước lông trắng
- Cỏ cước xù xì
- Cỏ xước Ấn Độ
- Cỏ xước màu xám đỏ
Loại phổ biến và thường gặp nhất là cỏ xước lông trắng. Loại cây này thường được người dân Việt Nam trồng để điều chế thuốc.
Tùy theo khu vực địa lý mà chúng ta có những loại cây khác nhau. Ở Việt Nam cây cỏ xước thường được bắt gặp mọc nhiều ở các tỉnh trải dài từ Bắc vào Nam. Nhất là vùng có đặc điểm khí hậu thuận lợi như các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên hay các tỉnh ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ.
Cây cỏ xước chữa bệnh gì?
Trong dân gian, cây cỏ xước được dùng để bào thế thành rất nhiều bài thuốc nam giúp điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
- Chữa viêm gan, viêm thận
- Nguyên liệu: 15g cỏ xước, 15g cỏ tháp bút, 15g mộc thông, 15g mã đề, 15g sinh địa, 15g rễ cỏ tranh.
- Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên sắc lấy nước uống với bột hoạt thạch. Sử dụng 3 lần/ngày.
- Chữa chứng sổ mũi, sốt
- Nguyên liệu: 30g cỏ xước, 30g đơn buốt.
- Thực hiện: Sắc uống ngày 1 tháng, 2-3 lần/ngày.
- Bệnh lý cột sống
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc được bào chế từ cây cỏ xước để điều trị thoát vị đĩa đệm, chữa thoái hóa cột sống, điều trị thoái hóa đốt sống cổ, chữa gai cột sống, điều trị bệnh đau thần kinh tọa, điều trị thoái hóa khớp, chữa bệnh viêm khớp và nhiều chứng bệnh tổn thương cột sống khác.
- Nguyên liệu: 20g rễ cỏ xước, 16g tang ký sinh, 12g độc hoạt, 8g quế chi, 6g cam thảo.
- Thực hiện: Sắc tất cả các thảo dược trên thành thuốc. Sử dụng 3 lần/ngày trong vòng 10-15 ngày.
- Chữa cao huyết áp
- Nguyên liệu: 16g cỏ xước, 12 hạt muồng sao vàng, 12g hy thiêm, 10g nấm mèo, 16g đương quy, 20g cỏ mực.
- Thực hiện: Sắc các vị thảo dược thành thuốc, khi uống dùng với bã nấm mèo. Sử dụng 3 lần/ngày, uống liên tục trong 20-30 ngày.
- Bài thuốc chữa bệnh gút từ cây cỏ xước
- Nguyên liệu: 15g lá lốt, 15g rễ bưởi bung, 15g rễ cây vòi voi.
- Thực hiện: Tất cả nguyên liệu thái mong, sau đó sao vàng rồi sắc lấy nước. Sử dụng 3 lần/ngày, uống liên tục khoảng 7-10 ngày để có hiệu quả.
- Sổ mũi, sốt cao
- Nguyên liệu: 300g cỏ xước và 300g đơn buốt.
- Thực hiện: Sắc hai vị thuốc trên thành thuốc uống. Sử dụng 2-3 lần/ngày trong vòng 1 tháng.
- Bệnh viêm cầu thận
- Nguyên liệu: 30g rễ có xước, 15g rễ cỏ tranh, 15g mã đề
- Thực hiện: Sắc thành thuốc sau đó chia ra uống làm 3 lần/ngày.
- Trị mụn, làm đẹp da
Cây cỏ xước ngoài công dụng chữa bệnh ra thì loại này còn có tác dụng trong việc làm đẹp cho chị em, phù hợp với mọi loại da và không gây ra các tác dụng phụ gì cho da.
Tất cả các bộ phận đều được tận dụng triệt để
- Nguyên liệu: lá cỏ xước
- Thực hiện: Rửa sạch, sau đó giã nhỏ và đắp lên mặt khoảng 20-30 phút/ngày để các dưỡng chất có trong cỏ xước được thẩm thấu vào da.
Sử dụng 2 lần/tuần trước khi đi ngủ để đem lại hiệu quả cao hơn.
Như vậy với các thông tin hữu ích từ cây cỏ xước trên, hy vọng bạn đã biết tác dụng đáng kinh ngạc từ một loại cỏ dại cũng như áp dụng nó vào bài thuốc để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe cho bản thân và gia đình. Cảm ơn độc giả đã theo dõi bài viết.
Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.