Cây lạc tiên là gì, uống nhiều có tốt không? Cách dùng chữa bệnh hiệu quả

Cây lạc tiên là một loại thảo dược được dùng trong điều chế các bài thuốc Đông y với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, loại cây này có thể chữa trị những căn bệnh nào và cơ chế tác động của nó ra sao thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách sử dụng và những lưu ý khi dùng loại cây này chữa bệnh nhé.

Tìm hiểu Cây lạc tiên là cây gì?

Lạc tiên (tên khoa học là Passiflora foetida) là một loại cây thân thảo, mọc nhiều ở những hai bên ven đường và những vùng núi hoang vu. Chúng thường được sử dụng để làm rau ăn, hoặc dùng để làm thuốc chữa mất ngủ. Loại cây này có nguồn gốc từ khu vực Nam-Trung Mỹ, vùng Mexico hay Caribe và được du nhập vào các nước nhiệt đới như Đông Nam Á hay đảo Hawaii.

Tìm hiểu Cây lạc tiên là cây gì?
Tìm hiểu Cây lạc tiên là cây gì?

Ở nước ta, loại cây này phân bố chủ yếu ở các khu vực các vùng núi cao phía Bắc như Quảng Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Yên Bái. Đôi khi, chúng cũng có thể xuất hiện ở một số vùng đồng bằng như Thái Bình, Hải Dương hay Bình Phước.

Trong dân gian, loại cây này có thể được gọi bằng các tên khác như dây bầu đường, cây đèn lồng, dây nhãn lồng, cây chùm bao hay tây phiên liên. Có lẽ, những cái tên ấy xuất phát từ hình dạng bên ngoài của chúng. Đây là một loại dây leo dài từ 5-7m và có tua cuốn xung quanh. Lá cây hình tim, dài khoảng 5-8cm và mọc đối xứng. Xung quanh cả thân và lá đều phủ một lớp lông tơ.
Cây lạc tiên ra hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Hoa có 5 cánh màu trắng pha tím nhạt. Nụ hoa to, mỗi bông có đường kính khoảng 5,5cm. Sau khoảng 1 tháng, cây bắt đầu kết trái. Quả có hình tròn tựa như quả trứng, dài khoảng 2-3cm và được bao quanh bởi các tua lá, nhìn như những chiếc đèn lồng. Khi chín, quả sẽ chuyển sang màu vàng đậm, mọng nước và có thể ăn được. Quả khi non sẽ có vị hơi chua, tuy nhiên chúng sẽ ngọt hơn khi chín. Bên trong quả có rất nhiều hạt.

Cây lạc tiên chữa bệnh gì và cách sử dụng?

Theo ghi chép của Đông y, loại thảo dược này có thể chữa được rất nhiều bệnh khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là việc điều trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh và các bệnh lý về tim mạch. Bên cạnh đó, nhờ khả năng thanh nhiệt, giải độc của chúng, ngoài ra còn giúp điều trị các chứng bệnh về gan và giải quyết tốt các vấn đề về da liễu như mụn, viêm da, ghẻ ngứa, ghẻ lở. Ngoài ra, chúng cũng chữa trị tốt các bệnh lý khác như ho phế quản, đau bụng, nhiệt, táo bón,…
Như vậy, có thể nói, lạc tiên chính là một loại thảo dược tuy không hiếm nhưng lại rất quý, bởi nó có thể chữa trị rất nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, phải sử dụng loại thảo dược này như thế nào để đem lại hiệu quả cao thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này, hãy tham khảo một số cách chế biến phổ biến như dưới đây:

Pha trà lạc tiên

Đây có thể xem là bài thuốc đơn giản nhất giúp chữa trị các chứng bệnh, đặc biệt là bệnh mất ngủ. Về bản chất, trà  chính là hoa của loại cây này được phơi khô. Chúng có thể được để nguyên dạng hoa hoặc nghiền nhỏ trong túi lọc để tiện lợi cho việc sử dụng. Nếu muốn, bạn có thể tự mình điều chế loại trà khô này. Hoặc nếu bận rộn, bạn có thể dễ dàng tìm mua chúng ở siêu thị hoặc các nhà thuốc Đông y.
Cách chế biến trà lạc tiên rất đơn giản. Đầu tiên, bạn bỏ khoảng 6 quả khô hoặc 1 gói trà túi lọc vào trong cốc. Đổ một chút nước nóng vừa đủ và ngâm chúng trong khoảng 6-8 phút là có thể dùng được. Nếu muốn hương vị đậm đà hơn, hãy đợi lâu hơn một chút, khoảng 15 phút để các tinh chất được tiết hết ra ngoài.
Sau đó, bạn lọc bỏ bã, thêm một chút đường hoặc mật ong nếu muốn uống ngọt. Trà lạc tiên nên được uống trước khi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ để giấc ngủ được ngon hơn, sâu hơn, giúp phát huy tối đa hiệu quả. Sau khoảng 1 tuần sử dụng, bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.

Dùng lạc tiên ngâm rượu

Giống như đa số các loại thảo dược khác, loại thảo dược cũng có thể sử dụng để ngâm rượu chữa bệnh. Bộ phận dùng để ngâm rượu đó chính là phần quả. Tuy nhiên, việc thu hái loại quả này lại rất khó khăn. Chúng chỉ ra trái vào khoảng tháng 5 đến tháng 7.
Hơn nữa, vỏ của quả rất mỏng, rất dễ bị dập, nát trong khi thu hoạch. Nếu không được sấy khô ngay, quả lạc tương rất khó để bảo quản trong thời gian dài. Chính vì vậy, người ta có thể dùng quả lạc tiên khô hoặc cao lạc tiên để thay thế cho quả tươi khi điều kiện không cho phép.
Để ngâm rượu lạc tiên, chúng ta cần chuẩn bị loại rượu nếp trắng ngon, trên 40 độ để đảm bảo chất lượng. Bạn có thể sử dụng quả tươi để ngâm, tương tự như ngâm rượu táo mèo hay rượu ổi.

Tỉ lệ quả tươi và rượu sẽ vào khoảng 1:5. Tức cứ 1kg quả tươi thì ta cho 5 lít rượu nếp trắng. Còn với cao lạc tiên, tỉ lệ này nên là 100g cao: 1 lít rượu. Sau khi cho tất cả nguyên liệu vào bình, bạn đậy nắp kín, chờ một thời gian là có thể thu được thành quả.
Với rượu quả lạc tiên, chỉ cần khoảng 1 tháng là chúng ta đã có thể đem ra sử dụng. Còn với dạng ngâm quả, cần phải đợi ít nhất 100 ngày mới dùng được. Rượu thường có vị hơi chua chua, xen lẫn chút hương vị ngọt ngào của trái và màu vàng đẹp mắt. Đây là loại rượu tốt cho sức khỏe. Bạn nên dùng chúng vào bữa ăn tối, khoảng 1-2 chén nhỏ mỗi ngày. Tuy nhiên, cần chú ý thời gian ngâm rượu không nên quá lâu, tránh màu sắc, mùi vị thay đổi.

Nấu cao lạc tiên

Nấu cao từ loại quả này nghe có vẻ khá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, cách làm này lại có thể giúp bảo quản thảo dược lâu dài, đặc biệt thích hợp với những người bận rộn, không có nhiều thời gian, hoặc những bạn không có điều kiện thu mua, hái thường xuyên. Cách làm cao cũng rất đơn giản. Bạn chỉ ần sử dụng cây lạc tiên nấu thành cao sệt rồi bỏ vào lọ đậy kín. Khi cần dùng, bạn xúc một muỗng nhỏ pha với nước nóng, hoặc dùng cao với các mục đích khác đều được. Cao có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt ngọt rất dễ uống.

Chế biến lạc tiên thành các món ăn bài thuốc

Chế biến loại thảo dược này thành các món ăn bài thuốc là cách làm đơn giản, hiệu quả và có thể áp dụng hàng ngày. Trong đó, ngọn non và quả chính là những phần có thể sử dụng được. Phần ngọn non thường được dùng làm rau ăn hàng ngày. Từ ngọn, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như canh thịt băm, rau luộc, lạc tiên xào tỏi,… Cách chế biến chúng tương tự như các loại rau khác như rau lang, rau bí hay rau muống.
Quả có thể ăn được như một loại trái cây, hoặc dùng làm nước ép tương tự như chanh leo cũng rất hấp dẫn. Cách chế biến món nước giải khát này cũng rất đơn giản. Bạn chọn quả lạc tiên đã chín vàng, bổ đôi và nạo hết phần ruột bên trong ra. Sau đó, lọc phần hạt lấy dịch quả. Bỏ một ít đường trắng hòa với một ít nước đun đôi để nguội và khuấy tan đường. Cuối cùng, đổ phần dịch quả này vào cốc nước đường đã chuẩn bị, khuấy đều và thưởng thức.

Kết hợp cùng các vị thuốc khác

Ngoài những cách chế biến như trên, cây lạc tiên còn được kết hợp cùng các loại thảo dược khác để tạo thành các bài thuốc Đông y chữa trị các bệnh. Với mỗi dạng bệnh lý khác nhau, thì sẽ được kết hợp với các vị thuốc khác, với tỉ lệ và liều lượng khác nhau. Ví dụ, để chữa mất ngủ, người ta sẽ sử dụng cam thảo đất, tim sen, xương bồ, hạt muồng, lá vông, lá dâu tằm, táo nhân sao và cỏ tre. Trong khi đó, để giảm căng thẳng, mệt mỏi, lá sẽ được kết hợp với rau má và râu ngô. Còn với bệnh viêm phế quản, loại thảo dược này chỉ được sử dụng một mình.

Uống cây lạc tiên nhiều có tốt không? Một số lưu ý khi sử dụng

Uống cây lạc tiên nhiều có tốt không?
Uống cây lạc tiên nhiều có tốt không?

Như vậy, thì đây là một loại thảo dược rất quý, đem lại nhiều giá trị trong chữa trị các bệnh lý và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là uống càng nhiều loại thảo dược này thì càng tốt. Nếu bạn lạm dụng quá mức, chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Ví dụ đơn giản như, khi bạn uống quá nhiều lạc tiên, chúng có thể khiến bạn gặp tình trạng ngủ gật, bởi tác dụng an thần của chúng.
Thêm vào đó, khi sử dụng loại thảo dược này, bạn cũng cần hết sức lưu ý đến liều lượng mỗi bài thuốc. Các thành phần trong loại thảo dược này có thể tương tác với một số thành phần của thuốc. Do đó, tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Khi kết hợp các món ăn bài thuốc từ lá lạc tiên, cần chú ý xem các thực phẩm kết hợp có gây ra tác dụng phụ gì khi chế biến hay không.
Bạn tuyệt đối không nên tự ý sáng tạo ra các bài thuốc. Đặc biệt, với những phụ nữ mang thai, tuyệt đối không được sử dụng loại cây này như bài thuốc dân gian hay sử dụng chúng như một loại thực phẩm. Bởi lẽ, bên trong cây lạc tiên có chứa một số thành phần gây co bóp tử cung. Do đó, chúng cực kì nguy hiểm cho cả mẹ và bé, đặc biệt là trong các thời điểm nhạy cảm của thai kỳ. Còn với giai đoạn cho con bú, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này.
Trên đây là tổng hợp một số thông tin cơ bản về cách sử dụng cũng như những lưu ý trong quá trình thực hiện các bài thuốc từ cây lạc tiên. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho chính mình và những người xung quanh. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

0983340246