Hội nông dân thành phố Hà Nội (hoinongdanhanoi.org.vn)

Hội nông dân thành phố Hà Nội là một trong những tổ chức chính trị – xã hội đại diện cho giai cấp nông dân Thủ Đô, trực thuộc sự quản lý của Hội nông dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đây là đơn vị tiên phong trong việc hỗ trợ nông dân, thúc đẩy Nông Nghiệp Thủ Đô phát triển trong thời kỳ hội nhập.

Bài viết hôm nay được Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường cập nhật các thông tin về quá trình hình thành và phát triển của Hội để cung cấp cho độc giả góc nhìn đầy đủ nhất về một trong những tổ chức quan trọng của thủ đô.

Giới thiệu về hội nông dân thành phố Hà Nội

Dưới Sự chỉ đạo của Ban thường vụ Thành uỷ Hà Nội, Hội nông dân TP Hà Nội được thành lập vào ngày 03/07/1978 theo quyết định số 513/QĐ-TU. Sự thành lập của hội nông dân nhằm đảm bảo những nhiệm vụ chính sau:

  • Tuyên truyền, giáo dục để đưa các chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước đến người nông dân. Nâng cao ý thức xây dựng nông thôn mới với những con người mới, liên tục tiếp thu, học hỏi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn và năng suất lao động.
  • Giáo dục người nông dân có tinh thần làm chủ tập thể, vận động những hộ nông dân làm ăn riêng lẻ tham gia hợp tác xã sản xuất nông nghiệp
  • Định kỳ kiểm tra việc thực hiện điều lệ của hợp tác xã nông nghiệp
  • Luôn gần gũi để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Từ đó kịp thời phản ánh, đề xuất ý kiến để bổ sung hoặc sửa đổi những điều lệ chưa phù hợp trong chính sách nông nghiệp. Tất cả để nhằm đảm bảo có thể phát huy một cách tối đa quyền làm chủ tập thể của người nông dân.
  • Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua lao động sản xuất. Đồng thời tuyên truyền để người dân thực hiện tiết kiệm trong nông nghiệp với mục tiêu là hoàn thành xuất sắc kế hoạch, chỉ tiêu được Nhà nước đề ra.
  • Hướng dẫn người nông dân sử dụng hợp lý quỹ phúc lợi của hợp tác xã nông nghiệp. Từ đó nâng cao đời sống vật chất và làm phong phú hơn văn hoá cho giai cấp nông dân tập thể.

hội nông dân thành phố hà nội

Chính nhờ sự đổi mới về phương thức tuyên truyền với nội dung hấp dẫn, hình thức trực quan, sinh động, các chính sách, đề xuất của hội nông dân thành phố Hà Nội đã được người dân hưởng ứng với sự đồng thuận cao. 100% người nông dân đều nghiêm túc chấp hành các chính sách pháp luật, chủ trương đường lối của Đảng, Nhà Nước và thành phố. Những tư duy đổi mới này cũng là những bài học vô cùng quý báu để Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường ở Hà Nội áp dụng vào trong công cuộc chăm sóc sức khỏe và điều trị các bệnh lý thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thoái hóa đốt sống cổ, gai cột sống, đau thần kinh tọa, đau lưng, đau vai gáy, viêm khớp, thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp, yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm,… của mình.

Đây là những thành quả minh chứng và khẳng định vai trò, vị trí của Hội trong công tác vận động nông dân tin tưởng vào sự lãnh đạo, điều hành và quản lý của Đảng Nhà nước. Góp phần quan trọng trong việc giữ gìn trật tự trị an, xã hội trên địa bàn Thủ Đô, là tấm gương để nhiều địa phương khác noi theo.

Cơ cấu tổ chức của hội nông dân thành phố Hà Nội

Cơ cấu tổ chức của Hội nông dân TP Hà Nội hiện nay gồm 25 cán bộ. Trong số đó có 18 cán bộ đã được biên chế và 7 nhân viên làm hợp đồng.

Hội nông dân được phân chia thành nhiều phòng ban với sự phân bổ nguồn lực như sau:

  • Chủ tịch, Phó chủ tịch gồm 3 người (1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch)
  • Ban tổ chức, kiểm tra gồm 3 người
  • Ban tuyên giáo 2 người
  • Ban kinh tế – xã hội biên chế 3 người và 1 nhân viên hợp đồng
  • Nhân sự văn phòng 9 người trong đó có 5 người làm việc theo diện hợp đồng.
  • Trung tâm TGND có 4 người, trong đó có 1 nhân viên hợp đồng.

Kể từ khi được thành lập đến nay, hội nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức hàng ngàn buổi tập huấn, đào tạo khoa học kỹ thuật cho các tổ hợp tác, cán bộ, hội viên nông dân, hợp tác xã… về kỹ thuật chăm sóc, sản xuất, phòng và chống dịch bệnh cho vật nuôi cây trồng. Hướng dẫn cách nắm bắt thông tin kinh tế, thị trường để đưa ra định hướng phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Từ đầu năm đến nay, hội nông dân TP Hà Nội đã tổ chức được 186 buổi tập huấn với sự tham gia của hơn 23.460 lượt cán bộ, hội viên.

Các mô hình kinh tế tập thể cũng được phát động thành lập tại nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tính đến thời điểm hiện nay đã có hơn 329 mô hình, trong đó có 82 mô hình là chăn nuôi, 184 mô hình trồng trọt và 63 mô hình kinh doanh dịch vụ.

Để giúp người nông dân giải quyết khó khăn trong việc xoay nguồn vốn, phát triển sản xuất, kinh doanh, các cấp hội đã tiến hành bảo lãnh tín chấp với ngân hàng. Hàng nghìn tấn phân bón, thức ăn theo hình thức trả chậm, trả sau đã được triển  khai. Ngoài ra nhiều cấp hội cũng đã kết hợp với nhiều tổ chức quảng cáo, truyền thông để giúp giới thiệu sản phẩm mà người nông dân làm ra tiếp cận đến khách hàng tốt hơn.

Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban tại hội nông dân thành phố Hà Nội

Hội nông dân thành phố Hà Nội được chia thành rất nhiều phòng ban khác nhau. Mỗi một bộ phận lại đảm nhận một nhiệm vụ  và vai trò riêng. Có thể kể đến lần lượt như:

Thường trực thành hội

  • Là bộ phận có nhiệm vụ điều hành, chỉ đạo các hoạt động hàng ngày của hội nông dân, đảm nhận vai trò tổ chức, kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện nghị quyết và chương trình công tác của Ban chấp hành, ban thường vụ thành hội.
  • Định kỳ hoặc đột xuất triệu tập và chủ trì hội nghị Ban thường vụ, ban chấp hành Thành Hội.
  • Phối hợp với các quận, huyện trong công tác quản lý cán bộ, nhân sự. Phân công, quản lý và thực hiện các chính sách, chế độ với cán bộ, viên chức trong cơ quan Thành Hội.

Ban tổ chức –kiểm tra

  • Củng cố, kiện toàn bộ máy của hội nông dân, có trách nhiệm phát triển hội viên mới và tham mưu, đề xuất các kế hoạch chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đội ngũ cán bộ từ cơ sở, địa phương cho đến thành phố theo quy định.
  • Thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc thường xuyên, đột xuất việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị cũng như điều lệ Hội.
  • Giám sát, kiểm tra các chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời giải quyết các đơn thư, khiếu nại nếu có.

Ban kinh tế- xã hội

  • Tham mưu để xây dựng và hoàn thiện các chủ trương, chính sách kinh tế, xã hội, pháp luật có liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
  • Đề xuất và thực hiện các phong trào thi đua tại các cấp hội, tham mưu các chương trình phát triển kinh tế – xã hội để người nông dân tham gia.
  • Theo dõi các chương trình giải quyết việc làm, tạo vốn để tổng hợp và có chỉ đạo kịp thời. Đồng thời phát triển các chương trình tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cũng như các mô hình, dự án phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo trong nông dân.

Ban tuyên giáo

  • Thường xuyên nắm bắt nguyện vọng, tư tưởng của cán bộ hội viên. Triển khai thực hiện các phong trào văn hoá thể dục thể thao, chương trình xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn minh hay thực hiện các công tác dân tộc, tôn giáo, an toàn xã hội và an ninh quốc phòng trong nông dân, nông thôn hiện nay.
  • Tham mưu trong việc xây dựng các nội dung để tuyên truyền,  giáo dục tư tưởng, chính trị, các chính sách pháp luật có liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn cho cán bộ, hội viên.
  • Xây dựng các chương trình, nội dung, phối hợp với các bộ phận khác trong việc triển khai đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ từ cơ sở tới thành phố.

Văn phòng

  • Có trách nhiệm xây dựng và tham mưu xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác theo tháng, quý, năm cho cán bộ, nhân sự trong hội nông dân thành phố.
  • Theo dõi, tổng hợp tình hình và đôn đốc các mặt công tác của thành hội. Thực hiện các nghị quyết, báo cáo và văn bản theo chỉ thị của ban chấp hành, ban thường vụ cũng như ban thường trực Thành Hội.
  • Đóng vai trò là đầu mối, sự kết nối quan trọng giữa các phòng, ban đơn vị trong cơ quan, cấp hội và ban ngành, đoàn thể khác của thành phố.
  • Giúp thường trực, thủ trưởng trong cơ quan lập dự trù kinh phí và kế hoạch quản lý tài chính, tài sản của cơ quan, chăm lo đời sống vật chất của cán bộ, công nhân viên trong hội.

Trung tâm trợ giúp nông dân

  • Là đơn vị trực tiếp tổ chức tuyên truyền, tập huấn và giúp đỡ nông dân tiếp cận, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, kinh doanh. Quản lý quá trình sản xuất kinh doanh và hỗ trợ người dân tìm kiếm các thị trường tiềm năng để tiêu thụ sản phẩm. Giúp đỡ người dân trong quá trình tiếp cận nguồn vốn và vay vốn, đồng thời hướng dẫn cách sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả.

Hỗ trợ người nông dân ứng dụng các thành quả khoa học vào trong sản xuất kinh doanh

  • Tư vấn các chính sách và vận động người dân thực hiện việc di dân, giải phóng mặt bằng diễn ra nhanh chóng, đúng thủ tục
  • Phối hợp với các ban ngành khác của thành phố để hỗ trợ hướng nghiệp, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, chuyển dịch ngành nghề cho người lao động. Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ đưa người lao động từ những nơi giải phóng mặt bằng, các vùng đô thị hoá đến làm việc tại các cơ sở kinh doanh hay dự án đang cần lao động tại thành phố.

Dưới sự quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo của hội nông dân thành phố Hà Nội, nông nghiệp Thủ đô đã có sự phát triển nhanh chóng. Trở thành đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong phát triển nông nghiệp, là lá cờ đi đầu để các địa phương khác noi theo.