Đau nhức xương khớp toàn thân ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, công việc và sinh hoạt của mỗi người. Sớm nắm rõ được nguyên nhân, triệu chứng điển hình là điều quan trọng để có cách chữa trị kịp thời mà bất kì người bệnh nào cũng cần biết.
Đau nhức xương khớp là bệnh gì?
- Thoái hóa cột sống: Khi bắt đầu bước vào độ tuổi 35, cột sống của con người sẽ bị thoái hóa, bào mòn do nhiều tác nhân, từ đó gây ra những cơn đau kéo dài khiến đốt sống và sụn khớp bị khô lại, cọ xát dây thần kinh gây đau cấp tính hoặc mãn tính tại vùng tổn thương.
- Thoát vị đĩa đệm: Khi bao xơ bị rách, nhân nhầy trong đĩa đệm sẽ tràn ra ngoài, chèn ép lên rễ thần kinh và gây đau nhức xương khớp âm ỉ. Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở vùng lưng và cổ, căn bệnh này gây đau vùng cổ, lưng lan xuống cả cánh tay và 2 chân.
- Viêm đa khớp dạng thấp: Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có các triệu chứng đặc trưng như viêm khớp đối xứng, gây đau nhức xương khớp và cơ cứng các khớp. Bệnh thường gặp nhất ở bàn tay hoặc bàn chân.
- Đau dây thần kinh tọa: Khi dây thần kinh bị tổn thương sẽ gây đau tại vùng thắt lưng, cơn đau tập trung vào một bên lưng và nhức mỏi chân.
- Loãng xương: Những người bị loãng xương sẽ thường xuyên gặp triệu chứng đau nhức xương khớp toàn thân. Người bệnh cần chú ý đến biểu hiện này để thiết lập lại chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp xương chắc khỏe.
- Lao xương khớp: lao xương khớp thường xuất hiện khi vi trùng lao tấn công các khớp xương, từ đó gây đau nhức toàn thân, sưng to khớp.
Nguyên nhân đau nhức xương khớp
Đau xương khớp là thuật ngữ dùng để chỉ triệu chứng đau hoặc tê mỏi ở các khớp xương trên cơ thể. Tình trạng này xảy ra là do các đốt sống, sụn khớp bị tổn thương, thoái hóa,…khiến đầu xương tỳ lên nhau, từ đó đĩa đệm mất dần tính đàn hồi.
Trước kia người ta thường mặc định bệnh đau nhức xương khớp chỉ gặp ở người già. Thế nhưng hiện nay, số người trẻ mắc phải căn bệnh này đang gia tăng chóng mặt.
Những cơn đau buốt xương khớp không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như hạn chế vận động, tê yếu tứ chi, thậm chí là bại liệt hoàn toàn. Ngoài các nguyên nhân do bệnh lý thì một số tác nhân cơ học khác có thể gây ra đau nhức xương như:
- Thừa cân, béo phì: Cân nặng càng tăng sẽ khiến áp lực chịu đựng của các khớp tăng lên. Nhất là khớp háng, khớp gối gây ra hiện tượng sưng, đau khó chịu.
- Lười vận động: Dân văn phòng, tài xế lái xe hay công nhân may là đối tượng có khả năng mắc phải chứng đau nhức xương khớp toàn thân, tê bì chân tay rất cao do thường làm việc một chỗ, lười vận động.
- Tuổi tác: Con người khi càng lớn tuổi, các khớp xương sẽ trở lên lão hóa dần. Chính vì thế, tuổi tác cũng là một nguyên nhân chính gây ra các cơn đau.
- Chấn thương sau tai nạn: Chấn thương sau tai nạn hoặc do luyện tập sẽ gây tổn thương các khớp, cột sống gây đau nhức các khớp xương. Nếu không được phát hiện và chữa dứt điểm, các vết thương này sẽ nặng dần.
- Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, ngủ không ngủ giấc hay thức giấc trong đêm cũng khiến cơ thể bị đau nhức, mệt mỏi khi thức dậy.
Đau nhức xương khớp có nguy hiểm không?
Đau nhức xương khớp có thể xảy ra ở một hoặc nhiều khớp. Những cơn đau nhức các khớp lớn như khớp bả vai, khớp gối, khớp cổ tay, khớp háng…. Cơn đau ban đầu xuất hiện ít, không quá đau nhức khó chịu. Về sau tiến triển nặng xuất hiện với tần suất nhiều hơn và mức độ nặng hơn. Lúc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được khám chữa và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tàn phế cả đời.
Dinh dưỡng cho người bệnh
Theo bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng, một chế độ dinh dưỡng khoa học bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và loại bỏ những thực phầm không quan trọng sẽ có ý nghĩa rất lớn với các bệnh nhân. Chính vì vậy, bệnh nhân cần biết khi bị đau nhức xương khớp nên ăn gì tốt nhất để đảm bảo một hệ thống xương khớp chắc khỏe.
Theo đó, bác sĩ Vưỡng đưa ra lời khuyên với bệnh nhân là nên ăn các loại động vật như tôm, cua, cá, ốc, sò biến,… đây là những loại động vật có chứa thành phần canxi cao, rất tốt cho người bị đau xương khớp trong việc duy trì và tái tạo cấu trúc xương khớp.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần hạn chế ăn các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào hoặc các loại đồ uống có ga cùng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, thuốc lá điện tử, ma túy tổng hợp,…
Cách trị đau nhức xương khớp toàn thân tại nhà
Người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa đau nhức toàn thân tại nhà sau:
Điều trị bằng các loại thuốc Tây giảm đau nhanh
- Thuốc giảm đau nhức xương khớp nhanh: Bao gồm các nhóm thuốc kháng viêm không steroid, thuốc ức chế COX-2 hay các loại thuốc như Pregabalin, Tramadol,… Khi sử dụng người dùng cần lưu ý đến một số tác dụng phụ của thuốc như viêm loét dạ dày, tổn thương gan, thận, xuất huyết đường tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn,…
- Thuốc giãn cơ: Có tác dụng chống lại tình trạng đau nhức xương khớp bao gồm các loại thuốc như Myonal, Mydocalm, Coltramyl,…Người dùng cũng cần lưu ý, thuốc có thẻ gây ra một số tác dụng phụ như hạ huyết áp, chậm nhịp tim, ảo giác, buồn ngủ,… nếu lạm dụng.
- Thuốc corticoid: Trường hợp bị đau nhức nhiều kèm thêm viêm tại khớp, bệnh nhân có thể dùng đến thuốc corticoid. Thuốc tiêm trực tiếp vào khớp người bệnh giúp ngăn chặn phản ứng viêm xảy ra.
- Một số nhóm thuốc khác: methotrexate, sulfasalazine,… giúp tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh, giảm sự phụ thuộc vào thuốc giảm đau và kháng viêm.
Cách chữa đau nhức xương khớp bằng thuốc Nam
- Bài thuốc từ cây lá lốt: Đã từ lâu lá lốt được biết đến là thần dược trị đau xương khớp, phong thấp, chữa sưng khớp hiệu quả. Lá lốt phơi khô xong sắc uống mỗi tối sau khi ăn hoặc có thể ăn sống hay chế biến thành món ăn cũng rất tốt cho xương khớp.
- Bài thuốc trị đau nhức xương khớp bằng đu đủ: Đu đủ không những là loại trái cây bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng trị bệnh. Đu đủ rửa sạch, gọt vỏ rồi thái miếng nhỏ cho vào nồi. Thêm 2 bát nước và 30g mễ nhân sống vào. Đun với lửa liu riu đến khi đu đủ chín thì thêm một ít đường trắng vào. Để nguội bớt rồi ăn.
- Bài thuốc từ cây ngải cứu: Từ xưa đến nay, ngải cứu được đã được biết đến là một trong những loại cây có tác dụng chữa bệnh xương khớp hiệu quả. Ngải cứu rửa sạch với nước muối, sau đó đem đi giã nát. Dùng một miếng vải sạch vắt lấy nước cốt, bỏ bã rồi thêm mật ong và nghệ vào uống.
Điều trị đau nhức xương khớp toàn thân bằng vật lý trị liệu
- Xoa bóp, bấm nguyệt: Kích thích huyệt đạo quan trọng có tác dụng giảm đau vô cùng hiệu quả.
- Chườm nóng/lạnh: Sử dụng nhiệt nóng hoặc lạnh tác động trực tiếp lên vùng bị tổn thương cũng là cách giúp các cơn đau thuyên giảm tức thì.
Bài tập hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp
- Bài tập 1: Người bệnh đứng thẳng, chân rộng bằng vai. Uốn cong đầu gối bên phải và đưa bàn chân về phía mông, giữ bàn chân phải cố định bằng bàn tay phải. Người bệnh cố gắng đưa gót chân phải càng gần mông càng tốt. Giữ tư thế này trong 30 giây và lặp lại tương tự với chân trái.
- Bài tập 2: Ngồi xuống sàn, hai chân gặp lại và ngồi lên gót chân. Gập người về phía trước, 2 tay vươn thẳng lên. Giữ nguyên tư thế này 10s và thực hiện lại.
Cách chữa đau nhức xương khớp dứt điểm nhờ An Cốt Nam
Việc áp dụng bài thuốc đông y kết hợp với bài tập, vật lý trị liệu là xu hướng điều trị đau nhức xương khớp mới được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Một trong những phác đồ tuân thủ theo nguyên tắc này phải kể đến bài thuốc An Cốt Nam của Tâm Minh Đường.
An Cốt Nam được xây dựng theo phác đồ điều trị “Kiềng 3 chân”, bao gồm:
- Thuốc uống: Được chiết xuất từ các thảo dược quý như Bí kỳ Nam, Sâm Ngọc Linh, Trư lung thảo,… có tác dụng tăng cường lưu thông máu đến vùng cột sống bị tổn thương, rất tốt cho người bệnh, giúp giảm áp lực đĩa đệm, loại trừ khối thoát vị, bồi bổ cơ thể, giúp phục hồi cột sống nhanh chóng.
- Cao Dán: Với thành phần là Đại Hồi,Quế chi,… giúp giảm đau tức thì, tránh việc lạm dụng tân dược.
- Bài tập & vật lý trị liệu: Gồm 13 bài tập chuyên biệt dành riêng cho bệnh nhân đau nhức xương khớp, cùng các kỹ thuật vật lý trị liệu như châm cứu, bấm nguyệt, đốt ngải,…
Hiệu quả của bài thuốc An Cốt Nam trong việc điều trị đau nhức xương khớp và các bệnh cột sống đã được hàng nghìn bệnh nhân kiểm chứng, trong số đó có cả những người nổi tiếng như MC Quyền Linh hay NS Mạc Can. Không những thế, năm 2018 trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2.
An Cốt Nam còn vinh dự là bài thuốc đông y hiếm hoi được Th.BS Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) đánh giá cao về hiệu quả điều trị. Ông còn không ngần ngại khẳng định, An Cốt Nam chính là xu hướng điều trị mới mà người bệnh đau nhức xương khớp nên đi theo.
Còn rất nhiều bệnh nhân khác đã thoát khỏi bệnh xương khớp nhờ An Cốt Nam!
CÒN BẠN THÌ SAO? LIÊN HỆ NGAY!
Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ theo yêu cầu của độc giả:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: (Bấm trực tiếp vào số để gọi): 0983.34.0246
Bác sĩ Hương: 0846.138.138
Máy bàn: 02462.9779.23
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Hotline: (Bấm trực tiếp vào số để gọi): 0903.876.437
Bác sĩ Nghĩa: 098.1986.223
Máy bàn: 028.6683.1025
Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường