Cây cẩu tích (lông cu li) là gì? Tác dụng, đặc điểm và phân loại của cây

Cẩu tích (lông culi)  là loại thảo dược quý nhưng không hiếm ở nước ta. Cây có tác dụng chữa nhiều bệnh lý xương khớp như: thoát vị đĩa đệm, tê thấp, phong hàn, viêm khớp… Vậy cây cẩu tích là gì? Phân loại, tác dụng và cách sử dụng như thế nào. Mời các bạn theo dõi bài viết.

Cẩu tích là gì?

Cây cẩu tích hay lông cu li là một loại dương xỉ mộc thuộc họ Dương xỉ vỏ trai. Tên gọi cẩu tích có nghĩa là xương sống con chó do hình thù giống xương sống chó. Bên ngoài được bao quanh bởi một lớp lông màu vàng.

Tại Việt Nam, cẩu tích phân bố rải rác khắp các tỉnh miền núi nước ta. Tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Bắc như: Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Lai Châu…

Cây cẩu tích

Tác dụng của cây cẩu tích

Trong Đông y, lông cu li là loại thảo dược có vị đắng ngọt, tính ấm, giúp bồi bổ can thận, tăng cường gân cốt, trừ phong thấp.

Bài thuốc từ cẩu tích có hiệu quả kháng viêm, giúp cầm máu vết thương do tính chất tự nhiên của lớp lông màu vàng. Bài thuốc từ cây lông culi có tác dụng chữa tê thấp, phong hàn, đau lưng nhức mỏi, di tinh, bạch đới, chứng tiểu tiện són không cầm.

Chính vì cẩu tích đem lại nhiều lợi ích cho y học cổ truyền nên bị thu hái tích cực trong khu vực Đông Nam Á. Dẫn tới sự suy giảm nghiêm trọng số lượng quần thể của loài cây này.

Phân loại cẩu tích và đặc điểm từng bộ phận

  • Thân, rễ cây cẩu tích

Thân rễ loài cây này khỏe, nhiều lông.

Cây cẩu tích (lông culi) có khi cao tới 2,5- 3m, phủ lông mềm màu vàng nâu trông rất giống con Culi.

  • Lá cây cẩu tích

Lá kép 3 lần lông chim, hình lược to và dài khoảng 1- 2m, rộng 0,6- 0,8m gồm nhiều lá chét xếp sít vào nhau. Lá chét có các gốc bằng nhau, đầu phiến rộng.

Mặt trên lá có màu xanh lục sẫm, mặt dưới nhạt hơn. Cuống lá cẩu tích có dạng kép, to, rắn chắc, màu nâu và có nhiều lông mềm.

  • Ổ túi bào tử

Ổ túi của cây cẩu tích xuất hiện hai môi úp vào nhau, túi áo có 2 van. Ổ túi nằm ở mép lá, có màu nâu và hai môi không đều nhau, cái ở ngoài hình cầu, cái trong hẹp hơn và hơi thuôn, ổ túi nằm ẩn sâu phía bên trong.

  • Túi bảo tử

Cơ quan sinh sản của cây cẩu tích là túi bào tử có vòng cơ giới đầy đủ, hơi nghiêng và xu hướng mở theo đường bên. Túi bào tử mang theo các bào tử ở mặt dưới của lá cây.

Bào tử được xếp đều hai bên theo gân giữa. Bào tử có hình hơi tròn hoặc hình tam giác, sần sùi, màu đen hơi xám hoặc sáng và có cánh.

Tác dụng của cây cẩu tích trong việc chữa bệnh xương khớp

Từ bao lâu nay, y học đã đánh giá bài thuốc chữa trị, bồi bổ xương khớp từ cây cẩu tích mang lại hiệu quả tuyệt vời. Trong y học cổ truyền, lông culi là thảo dược có vị khổ, cam, ôn. Thảo dược này có tác dụng cực tốt làm tăng cường gân cốt giúp những bệnh nhân bị yếu mỏi cơ xương có thể cải thiện tình trạng, bài trừ phong thấp, chữa trị phong hàn.

Ngoài ra, cây cẩu tích còn được dùng làm thuốc trị thoát vị đĩa đệm, cách chữa bệnh thoái hóa cột sống, cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ, cách chữa trị gai cột sống, cách điều trị đau dây thần kinh tọa, cách trị thoái hóa khớp, cách trị viêm đa khớp,… và nhiều bệnh lý tổn thương cột sống khác.

Nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống sau một thời gian sử dụng thuốc cẩu tích đã có thể vận động linh hoạt hơn. Bệnh nhân bị bệnh viêm khớp sử dụng thuốc khoảng gần một tháng đã giảm bớt tình trạng viêm, sưng khớp.

Tình trạng bệnh ngày càng được cải thiện. Ít bị cơn đau hành hạ giúp chất lượng cuộc sống tốt hơn, tinh thần thoải mái làm tăng thêm khả năng điều trị thành công bệnh.

Các bài thuốc nam chữa đau nhức xương khớp từ cây cẩu tích được bà con dân tộc tích lũy qua nhiều năm.  Đây đều là những bài thuốc gia truyền, đã giúp rất nhiều người cải thiện tình trạng bệnh.

Bài thuốc từ cẩy cẩu tích được sử dụng và hoàn thiện, mang lại hiệu quả cực kỳ tốt. Giúp cho nhiều bệnh nhân đẩy lùi bệnh các cơn đau nhức do thần kinh tọa, sự hành hạ của thoát vị đĩa đệm, cường gân cốt giúp hồi phục vận động.

Tác dụng của cây cẩu tích

Cách dùng bài thuốc từ thảo dược cẩu tích

Bài thuốc chuyên trị phong tê thấp

  1. Cẩu tích 15 gram
  2. Cốt toái bổ 15 gram
  3. Đương quy 10 gram
  4. Tục đoạn 10 gram
  5. Xuyên khung 5 gram
  6. Bạch chỉ 5 gram

Cách dùng

Sử dụng toàn bộ các dược liệu đã chuẩn bị sắc với 1 lít nước. Sắc đến khi cô cạn còn 500ml thì có thể dùng được. Có thể chia 500ml nước thuốc thành nhiều lần uống trong ngày.

Rượu rắn ngâm cẩu tích

  • Nguyên liệu
  1. 1 bộ rắn tam xà (1 con hổ mang, 1 rắn cạp nong, 1 rắn ráo)
  2. Cẩu tích 100 gram
  3. Thiên niên kiện 100 gram
  4. Ngũ gia bì 100 gram
  5. Huyết giác 100 gram
  6. Hà thủ ô đỏ 100 gram
  7. Trần bì 30 gram
  8. Kê huyết đằng 200 gram
  9. Tiêu hồi 20 gram
  10. Rượu trắng 40 độ khoảng 10 lít.
  • Cách dùng

Ngâm toàn bộ các vị thuốc trên với rượu trong khoảng thời gian 3 tháng là có thể sử dụng. Bài thuốc từ cẩu tích này chỉ nên áp dụng với người trên 30 tuổi và không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú.

Sử dụng 1 ly nhỏ chừng 30ml mỗi ngày trước khi đi ngủ sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, cường gân mạnh cốt, cải thiện tình trạng bệnh về xương khớp, đau thần kinh tọa.

Những thông tin trên đây đã phần nào giải đáp được những thắc mắc về thảo dược quý nhưng không hiếm- cây cẩu tích. Với những tác dụng của loại thảo dược này sẽ giúp các bạn đẩy lùi được nhiều bệnh lý phức tạp, đặc biệt là các bệnh về xương khớp

0983340246