Bệnh chàm sữa: Dấu hiệu và cách chữa trị các bậc cha mẹ cần biết

Bệnh chàm sữa là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh như thế nào để mang lại hiệu quả? Đây là thắc mắc được rất nhiều các bà mẹ quan tâm. Để giúp bạn giải đáp được những thắc mắc trên, hãy cùng chúng tôi tham khảo nội dung dưới đây của bài viết để tìm được câu trả lời.

Chàm sữa là gì?

Bệnh còn thường được gọi là lác sữa, một trong những giai đoạn đầu của bệnh chàm thể tạng. Bệnh này thường xuất hiện ở đối tượng là trẻ sau khi sinh khoảng từ 4 – 6 tháng tuổi, bệnh không phân biệt giới tính.

Bệnh chàm này thường xuất hiện chủ yếu ở vùng mặt của trẻ, hai bên má và có thể lan ra phía  tay chân hay toàn bộ cơ thể. Lúc mới phát bệnh, cơ thể của trẻ chỉ có dấu hiệu xuất hiện một số nốt hồng đỏ rồi sau đó có thể chuyển thành mụn nước có màu đỏ rồi vùng da bị tổn thương sẽ bị nứt ra và tiết dịch, có xuất hiện tình trạng vảy và bong tróc.

chàm sữa

Theo số liệu y khoa thống kê, có đến  khoảng 20% tổng số trẻ sau khi sinh mắc phải chứng bệnh chàm sữa này kể cả đối với những trẻ khỏe mạnh. Bệnh mặc dù không lây và không gây ra nguy hiểm cho trẻ, tuy nhiên bệnh lại có tính chất tái phát nhiều lần và nếu bệnh không được điều trị dứt điểm thì rất dễ tiến triển thành bệnh chàm thể tạng gây ra rất nhiều những khó khăn trong quá trình điều trị và có nguy cơ rất cao hình thành sẹo gây và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ sau này.

Bệnh được phân ra thành 3 dạng như sau:

  • Thể cấp tính: Có biểu hiện xuất hiện các mụn nước có màu hồng, có thể bị vỡ ra và gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
  • Thể mạn tính: Gây ra những tổn thương trên một vùng da rộng, da trẻ xuất hiện tình trạng khô ráp, tróc vảy tạo thành nhiều những rãnh ngang dọc gây nứt nẻ.
  • Chàm sữa thể bán cấp: Là tổng hợp các triệu chứng của hai loại trên.

Bệnh sẽ khỏi khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Nếu như đến tuổi này mà trẻ vẫn chưa có dấu hiệu khỏi thì bệnh sẽ kéo dài, rất dễ bị tái phát và có nguy cơ tiến triển thành bệnh chàm thể tạng. Bệnh này ở trẻ tuy không có dấu hiệu của sự lây lan thế nhưng khó cho việc điều trị nếu để lâu.

Bệnh chàm sữa gây ra những nhiều phiền toái cho bé, đó chính là những cơn ngứa ngáy khó chịu, trẻ lười ăn, hay quấy khóc là những dấu hiệu dễ thấy nhất. Từ đó sẽ dẫn tới việc trẻ bị sụt cân và gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Các bậc cha mẹ cần chủ động tìm các hướng và biện pháp điều trị cho bé càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng của bệnh có thể xảy ra.

Dấu hiệu bệnh chàm sữa

Việc nhận biết sớm tình trạng bệnh trẻ có phải sẽ giúp các bậc cha mẹ sớm có hướng điều trị cũng như chăm sóc bé đúng cách để giúp điều trị bệnh hiệu quả và tránh bệnh tái phát. Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh ở trẻ mà bạn cần chú ý:

  • Hai bên má hoặc tay chân trẻ xuất hiện những nốt mẩn đỏ và có dấu hiệu chuyển dần sang mụn nước màu đỏ;
  • Các mụn nước bị vỡ ra, đóng vảy và bong tróc;
  • Khi bạn chạm vào vùng da bị tổn thương của bé thường có cảm giác khô ráp và có những vảy nhỏ chấm ti li;
  • Bệnh có thường xuất hiện ở những vùng da mặt  hoặc vùng bị gập lại như khu vực cổ tay, khuỷu tay…;
  • Trẻ thường biểu hiện ngứa rát khó chịu, ít ăn, ngủ không ngon giấc, quấy khóc là dấu hiệu rất dễ nhận thấy.
  • Các nốt chàm thường làm trẻ ngứa ngáy khó chịu, vì vậy trẻ thường bứt rứt, gãi liên tục lên vùng da bị tổn thương, đôi khi làm các vết chàm vỡ ra gây tình trạng chảy máu;

Tình trạng bệnh ở trẻ nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh sẽ rất dễ gây tình trạng nhiễm trùng khiến việc điều trị gặp phải rất nhiều khó khăn và gây tình trạng hình thành  sẹo trên da làm ảnh hưởng mặt thẩm mỹ của trẻ.

Xem thêm: Người bệnh chàm nên ăn gì và kiêng ăn gì hết ngứa ngáy da căng đẹp?

Đặc điểm chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Theo Y học hiện đại, bệnh được biết đến là một triệu chứng viêm da dị ứng thường gặp ở đối tượng trẻ em sơ sinh và trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi.

Đặc điểm ban đầu của bệnh mà bạn có thể nhận dạng được là trên vùng da có xuất hiện các vết hồng ban, kèm theo những mụn nước nhỏ li ti, bề mặt da khô ráp và xuất hiện tình trạng bong tróc vảy trắng. Khu vực thường bị bệnh nhất đó là vùng mặt, hai bên má. Bệnh chàm sữa gây ra ngứa ngáy khó chịu ở trẻ, nếu trẻ gãi thì vùng da rất dễ bị tổn thương có thể lan rộng sang các vùng da khác.

Triệu chứng của bệnh có thể thay đổi theo thời gian, ban đầu vùng bệnh xuất hiện những nốt hồng, sau đó tiến triển và trở thành mụn nước. Bệnh gây ra tình trạng khô và nứt da ở trẻ, ở mức độ nghiêm trọng bề mặt da sẽ xuất hiện dấu hiệu tiết dịch, đóng vảy và bong tróc ra nên các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý. Bệnh chàm sữa ở trẻ được nhận định là triệu chứng bệnh tạm thời, không gây nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ nhưng bệnh có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ.

Nguy cơ xấu nhất có thể gặp là tình trạng bội nhiễm da khi trẻ dùng tay gãi ngứa. Việc áp dụng điều trị bệnh không đúng cách có thể để lại sẹo gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ của trẻ sau này.

Chàm sữa và cách chữa trị

Những triệu chứng của bệnh thường có tính chất rất dễ tái phát khi người mẹ có chế độ ăn uống thiếu khoa học hoặc sự thay đổi của thời tiết. Mục đích của quá trình điều trị bệnh sẽ hỗ trợ bảo vệ da khỏi tổn thương và bề mặt da của trẻ trở lại bình thường. Nguyên tắc quan trọng nhất là cha mẹ cần phải hạn chế tối đa để cho trẻ tiếp xúc với những nguồn gây bệnh. Đồng thời thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả, giúp bảo vệ da của bé.

điều trị chàm sữa

Thuốc chữa chàm sữa ở trẻ

Việc dùng thuốc tây ở giai đoạn này của trẻ thường không được khuyến khích, nhưng ở một số trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Khi dùng thuốc chữa bệnh cho trẻ, phụ huynh cần cân nhắc kỹ việc nên sử dụng thuốc bôi với liều lượng phù hợp và an toàn nhất cho trẻ.

  • Thuốc bôi dạng dung dịch với tính sát trùng nhẹ có thể được sử dụng trong trường hợp vết thương của trẻ có tiết dịch.
  • Sử dụng thuốc bôi corticosteroid nồng độ thấp trong trường hợp bệnh chàm sữa xuất hiện các mụn đỏ và khô da, tróc vảy. Thuốc dùng theo chỉ định từ bác sĩ. Không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài vì nó có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ bởi những tác dụng phụ của thuốc.
  • Một số kem dưỡng ẩm cho da có thể dùng cho trẻ sơ sinh như Dexeryl hay Ceradan … thường được khuyến khích sử dụng cho các bé bị bệnh ở giai đoạn nhẹ.

Việc sử dụng thuốc ở giai đoạn này của trẻ cần phải hết sức chú ý tới liều lượng sử dụng, cha mẹ nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để hạn chế thấp nhất những thương tổn có thể xảy ra với trẻ.

Bài thuốc dân gian chữa chàm sữa ở trẻ

Đây là một trong những phương pháp an toàn mà cha mẹ có thể áp dụng cho bé thay vì việc sử dụng thuốc Tây. Các phương pháp này giúp làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh ngứa, sưng đỏ mà không gây tác dụng phụ cho trẻ trong điều trị.

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị bệnh cho trẻ mà bạn có thể tham khảo:

  • Lá ổi trị bệnh: Chuẩn bị lá ổi tươi đem đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và để khô ráo. Sau đó vò nát lá ổi và cho vào nồi đun với 2 lít nước sạch, thêm vào 1 thìa muối đun tiếp trong vòng 5-7 phút. Đợi khi nước nguội bớt, dùng khi nước vẫn còn hơi ấm thì dùng lau vùng da bị bệnh của trẻ.
  • Sử dụng lá trầu không chữa bệnh chàm sữa: Dùng 2 – 3 lá trầu không rửa sạch rồi ngâm qua nước muối pha loãng sau đó đem đi vò nát rồi chắt lấy nước. Sử dụng phần bã lá trầu để đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương cho trẻ khoảng 10 phút. Còn lại phần nước cốt, bạn sử dụng tăm bông thấm và bôi lên da bé. Áp dụng phương pháp này hằng ngày sẽ giúp giảm hiệu quả các triệu chứng bệnh cho trẻ.
  • Sử dụng dầu dừa: Phụ huynh nên sử dụng loại dầu dừa nguyên chất bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương cho trẻ để khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm và dùng khăn mềm lau khô.

Bệnh chàm sữa là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh như thế nào để mang lại hiệu quả? Những thắc mắc đã được chúng tôi giải đáp đến bạn. Hy vọng, với những kiến thức trên sẽ giúp cho các bậc phụ huynh trang bị thêm một số kiến thức về bệnh để có phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

0983340246