Bệnh chàm da là gì, có chữa được không? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh chàm da là gì, bệnh có chữa được không? Đây là một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm. Nguyên nhân, các triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin qua nội dung bài viết dưới đây để có thể tìm được câu trả lời.

Bệnh chàm da là gì?

Bệnh chàm được biết đến là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp phải ở rất nhiều người, bệnh không chỉ gây ra rất nhiều những khó chịu trong cuộc sống, khiến cho người bệnh mất tự tin rất nhiều trong giao tiếp.

Bệnh chàm da là gì?
Bệnh chàm da là gì?

Bệnh thường ở 2 dạng là thể cấp tính và thể mãn tính, cơ thể người bệnh có thể xuất hiện những nốt mẩn đỏ, vùng da bị sần, phát ban đỏ gây cảm giác ngứa ngáy, dai dẳng rất khó chịu, nếu bệnh không được điều trị sẽ có thể gây ra nhiều những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh chàm da có thể ảnh hưởng rất nhiều tới các tế bào biểu bì ở phía bên dưới da, những mụn nước sẽ có thể tạo thành từng mảng với rất nhiều các mụn nhỏ gây ngứa và mẩn đỏ. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều các vị trí như ở cánh tay, cổ, chân, mặt.

Chàm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong đó những đối tượng người bệnh thường dễ mắc phải là: Trẻ sơ sinh, các chị em nội trợ, công nhân, nhân viên vệ sinh thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, những người có cơ địa nhạy cảm dễ bị kích ứng do một số nguyên nhân như thời tiết, môi trường và điều kiện sống hiện tại,…

Theo nhiều những nghiên cứu khoa học thì phần lớn những người bệnh chàm đều là do họ gặp phải những tác nhân gây bệnh như người tiếp xúc với hóa chất, khói bụi, ngoài ra bệnh cũng có thể gặp phải ở những người nhiễm các loại vi khuẩn, nấm hoặc virus.

Tuy nhiên, bệnh chàm lại không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác, tuy nhiên mọi người bệnh cần hết sức chú ý vì bệnh có thể lây nhiễm từ vùng da này lan sang vùng da khác.

Cho nên để điều trị bệnh hiệu quả và tránh được tình trạng bội nhiễm thì người bệnh cần phải thực hiện các phương pháp bệnh sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.

Bệnh chàm có chữa khỏi được không?

Bệnh thường xuất hiện tình trạng da viêm đỏ, nổi mụn nhỏ, dày sừng gây tình trạng ngứa ngáy lên các vùng da bị tổn thương. Bệnh tiến triển dai dẳng và chuyển biến theo từng đợt và gây tái phát rất nhiều lần.

Căn nguyên khiến bệnh khởi phát đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu cho biết hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây bệnh, tuy nhiên bệnh có mối liên hệ rất mật thiết đối với các tác nhân gây tình trạng kích ứng ở da.

Chàm là một trong những bệnh lý da liễu có cơ chế về bệnh sinh hết sức phức tạp, vẫn còn rất nhiều vấn đề liên quan tới bệnh chưa được làm rõ, hiện tại vẫn chưa có phương pháp chữa trị bệnh dứt điểm. Mọi việc điều trị chỉ nhằm tác dụng giảm thiểu các triệu chứng bệnh, kiểm soát hiệu quả các cơn ngứa, ngăn chặn tình trạng bội nhiễm có thể xảy ra và giảm thiểu hình thành những vết thương mới do bệnh.

Sau quá trình điều trị bệnh, những thương tổn trên da có thể được thuyên giảm hoặc biến mất hoàn toàn, nhưng không vì thế mà bệnh đã được chữa dứt điểm, nếu người bệnh tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng da thì sẽ khiến cho bệnh tái phát trở lại.

Xem thêm: Tổ đỉa là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh dứt điểm

Nguyên nhân gây chàm da

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh. Theo các chuyên gia cho biết thì có đến hơn 2000 nguyên nhân khác nhau dẫn tới bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến cần phải kể đến như:

  • Các yếu tố dị nguyên: Các yếu tố dị nguyên thường bao gồm các loại hóa chất, mỹ phẩm, các loại thuốc, thảo dược, môi trường sống,…Khi những di nguyên này tiếp xúc với cơ thể sẽ khiến cho cơ thể bị kích ứng hoặc thậm chí nhiều trường hợp gây phát ban, mẩn đỏ, viêm da dị ứng,…
  • Các yếu tố vi sinh: Nhiều trường hợp người mắc bệnh gặp phải thời tiết nóng ẩm khiến cho vùng bề mặt da trở thành môi trường thuận lợi để các vi sinh vật xâm chiếm và gây bệnh.
  • Yếu tố di truyền: Đây là một trong những yếu tố được gắn kết với những người có cùng chung huyết thống. Đặc biệt đối với người mẹ bị chàm da thì khả năng cao con sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao.
  • Người có thể trạng kém: Hệ thống miễn dịch được biết đến giống như một tấm lá chắn, ngăn chặn một số tác nhân gây bệnh, những loại vi khuẩn, vi sinh vật gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Trong trường hợp hệ miễn dịch bị yếu sẽ khiến cho các yếu tố ngoại sinh có khả năng tấn công vào cơ thể.

Ngoài ra, còn rất nhiều những nguyên nhân khác không được chúng tôi liệt kê ở trên. Để giúp bạn tìm hiểu rõ nhất về nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể hỏi trực tiếp bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng của bệnh chàm

Bệnh được phân thành rất nhiều các thể bệnh và mỗi thể bệnh sẽ có những dấu hiệu riêng biệt. Dưới đây là một những triệu chứng điển hình ở tất cả những người bệnh chàm da mà bạn có thể tham khảo.

  • Xuất hiện mụn nước: Ở vùng bệnh sẽ xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti, nếu người bệnh càng gãi thì những mụn này sẽ bị vỡ ra và sẽ xuất hiện nhiều hơn nếu chúng lan sang những vùng da kế bên. Sau vài ngày vùng da bị bệnh sẽ đóng vảy như da rắn.
  • Xuất hiện tình trạng tấy đỏ: Đây là một trong dấu hiệu thường gặp nhất, vùng bệnh thường xuất hiện những mảng hồng, đỏ, có sự khác biệt hoàn toàn khác so với những vùng da khác. Khu vực này xuất hiện nóng đỏ, rát và ngứa.
  • Da xuất hiện bong tróc: Khi mụn nước bị vỡ ra sẽ khiến cho vùng da bị khô lại và bong tróc thành từng mảng.
  • Hình thành những mảng da hằn cổ trâu: Đây là một trong những tên gọi để chỉ những vùng da bị tổn thương, do bị tái phát nhiều lần. Màu sắc ở những vùng da này có xuất hiện tình trạng đậm màu hơn.

Đây là những dấu hiệu chung của bệnh chàm, ngoài ra tùy vào từng thể bệnh thì sẽ xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng.

Cách điều trị bệnh chàm

Để giúp điều trị bệnh hiệu quả thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được sự thăm khám và điều trị bệnh từ phía bác sĩ. Các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng từ đó sẽ chẩn đoán và đưa ra những hướng điều trị bệnh phù hợp.

Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp điều trị bệnh được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực như điều trị bệnh bằng thuốc Tây, thuốc nam và các bài thuốc Đông Y. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số các điều trị bệnh chàm hiệu quả ở nội dung dưới đây.

Điều trị bệnh chàm da bằng thuốc Tây

Đây là một trong những phương pháp được rất nhiều người bệnh áp dụng trong quá trình điều trị bệnh. Việc sử dụng thuốc Tây với hiệu quả tác dụng nhanh, nhanh chóng làm dịu những cơn ngứa do bệnh gây ra. Đặc biệt với một số loại thuốc bôi còn có tác dụng giúp dưỡng ẩm cho da, giúp hạn chế hiệu quả tình trạng khô, nứt nẻ và bong tróc.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Một số loại thuốc thường được sử dụng phổ biến hiện nay như:

  • Thuốc trị ngứa: Clorpheniramin, Siro Phenergan có tác dụng giúp người bệnh giảm nhanh các cơn ngứa ngáy do bệnh gây ra.
  • Các loại thuốc chống bội nhiễm: Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc kháng sinh như Erythromycin, Cephalosporin, Tetracyclin, nhóm thuốc kháng Histamin,… giúp người bệnh giảm nhanh tình trạng sưng đỏ, mẩn ngứa.
  • Thuốc chứa Corticoid: Gồm những loại thuốc như Prednisolone, Hydrocortisone, Fluocinolone, Prednisone, Methylprednisolone,… giúp ức chế miễn dịch và chống lại tình trạng dị ứng.
  • Một số viên uống bổ sung: Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thêm một số loại vitamin C, E, Omega 3,… giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và tăng cường hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh.

Để tăng hiệu quả cho công tác điều trị bệnh, người bệnh cần phải chú ý tới việc áp dụng theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Chữa bệnh chàm bằng bài thuốc dân gian

Trong dân gian, có rất nhiều những phương pháp điều trị bệnh được nhiều người áp dụng và mang lại rất nhiều hiệu quả trong quá trình chữa trị. Với ưu điểm là đơn giản, dễ dàng thực hiện, không gây ra tác dụng phụ trong quá trình điều trị.

Người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị bệnh sau:

Chữa bệnh chàm bằng nghệ tươi

Trong thành phần của nghệ có chữa hoạt chất Curcumin rất cao, đây là một trong những chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh, kháng khuẩn, kháng viêm, làm liền sẹo rất hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu cần có: Nghệ tươi, rửa sạch loại bỏ vỏ bên ngoài, giá nát để chắt lấy phần nước cốt nghệ.
  • Trước khi sử dụng nước cốt nghệ thoa lên vùng da bị tổn thương thì người bệnh nên dùng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh sạch vùng bệnh và lâu lại bằng khăn mềm.
  • Dùng bông thấm phần nước cốt nghệ và thoa đều lên vùng da bị tổn thương.

Áp dụng đều đặn phương pháp này đều đặn 2 lần/1 ngày sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

Sử dụng khoai tây chữa bệnh chàm

Khoai tây có tác dụng giúp dưỡng ẩm cho da, hạn chế hiệu quả tình trạng khô da, nứt nẻ. Ngoài ra, còn có tác dụng kháng khuẩn và làm ức các hoạt động của vi khuẩn gây bệnh.

Cách thực hiện phương pháp này như sau:

  • Khoai tây cần phải rửa sạch và loại bỏ vỏ bên ngoài.
  • Đem củ khoai tây hấp chính và dùng thìa để nghiền thật nhuyễn.
  • Vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương, sau đó sử dụng bột khoai tây nghiền để đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương trong khoảng 30 phút. Sau đó rửa lại vùng da vừa đắp bằng nước ấm.

Áp dụng phương pháp ngày 2 lần/1 ngày sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.

Điều trị bệnh chàm bằng thuốc Đông Y

Có rất nhiều bài thuốc Đông Y giúp điều trị bệnh hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Đây là một trong những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, an toàn và không gây ra tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh.

Điều trị bệnh chàm bằng thuốc Đông Y
Điều trị bệnh chàm bằng thuốc Đông Y

Dưới đây là một số những bài thuốc Đông Y giúp điều trị bệnh hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc số 1:

  • Thành phần gồm có: Ké đầu ngựa, kim ngân hoa, kinh giới, cam thảo đất, củ kim cang, cỏ mần trầu.
  • Các cả các nguyên liệu cần được rửa sạch, để ráo nước, sau đó cho vào ấm sắc với 1,5l nước. Sắc cho đến khi còn ½ số nước thì tắt bếp và chắt thuốc ra để uống.
  • Nước thuốc uống được chia thành 3 bữa để uống trong ngày.

Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc đều đặn và áp dụng kiên trì sẽ giúp giảm hiệu quả các tình trạng bệnh.

Bài thuốc số 2:

  • Các loại thảo dược gồm: Ngưu bàng tử, mộc thông, hoàng bá, xa tiền, sinh địa, phục linh, bạc hà, thương truật, khổ sâm.
  • Các loại thảo dược trên cần được rửa sạch để ráo nước, sau đó cho vào nồi sắc cùng với 750ml. Sắc với lửa nhỏ cho đến khi chon 300ml thì tắt bếp chắt ra bát để sử dụng.
  • Uống nên uống khi còn nóng.

Áp dụng bài thuốc ngày, sử dụng 1 tháng sắc uống làm 3 lần vào các buổi sáng, trưa và tối. Sử dụng đều đặn sẽ giúp bệnh thuyên giảm đáng kể.

Bệnh chàm da là gì, chữa được không? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị đã được chúng tôi giải đáp đến bạn trong nội dung bài viết. Hy vọng, với những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh.

0983340246