Viêm khớp thiếu niên tự phát: Bệnh học và chế độ ăn cần thiết là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm nhưng lại luôn thiếu nguồn kiến thức cần thiết. Bài viết dưới đây xin chia sẻ cùng cha mẹ những thông tin bổ ích xoay quanh bệnh lý này.
Viêm khớp thiếu niên tự phát là gì?
Viêm khớp thiếu niên tự phát là tình trạng tổn thương xương khớp mãn tính xảy ra trong khoảng thời gian ít nhất là sáu tuần. Hiện nay theo thống kê tỷ lệ mắc bệnh là một trên một nghìn trẻ em mỗi năm. Đa phần trong số đó tình trạng bệnh diễn biến nhẹ, chỉ khoảng một trên mười nghìn trường hợp tiến triển nặng hơn. Đây là nhóm bệnh xương khớp thường gặp, khó để nhận biết, theo dõi và điều trị.
Nguyên nhân viêm khớp tự phát thiếu niên
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp tự phát thiếu niên đó là:
Lupus ban đỏ: Là một tình trạng rối loạn tự miễn dịch gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể. Lupus thường là lý do gây đau nhức, viêm khớp thiếu niên. Bệnh có thể kéo dài và gây ra nhiều triệu chứng tồi tệ: Đau, sưng, cứng khớp; phát ban trên da; sốt; tóc rụng nhiều.
Ung thư máu (Leukemia): Đây là bệnh bắt đầu từ tổn thương tủy xương, nó xảy ra phổ biến ở trẻ em. Ung thư máu gây đau khớp và xương bên cạnh các triệu chứng khác.
Bệnh Lyme: Đây là loại bệnh lây nhiễm thông qua vết cắn của bọ ve mang vi khuẩn Borrelia burgdorferi. Bọ ve thường sống trong các vùng đồng cỏ rậm rạp hoặc ký sinh ở chuột và hươu. Bên cạnh triệu chứng đau, nhức cơ khớp, nó còn có biểu hiện như sốt, ớn lạnh, liệt cơ mặt, mệt mỏi, phát ban
Biểu hiện viêm khớp thiếu niên tự phát
- Cơ thể người bệnh bị sốt, mệt mỏi kéo dài mỗi ngày từ một đến hai cơn. Đau nhức khiến trẻ ngủ không yên giấc.
- Phát ban có hình dạng sần, mẩn đỏ mềm và dễ dàng biên mất và xuất hiện kèm tình trạng sốt cao.
- Đau khớp hoặc đau khi vận động, giới hạn vận động khớp, biểu hiện tăng nóng tại khớp
- Đau nhức thường xuyên xảy ra , hoặc đau ngắt quãng.
- Khi cơn đau kéo đến có thể kèm theo tình trạng chuột rút, mức độ có thể tăng dần.
- Một số dấu hiệu khác như mệt mỏi, chán ăn, chậm lớn, trẻ thường ít vận động.
Phân loai viêm khớp thiếu niên tự phát
Dựa vào dấu hiệu lâm sàng mà triệu chứng được phân ra từ đơn giản đến phức tạp. Cụ thể:
- Thể viêm một hoặc vài khớp: Trẻ em bị viêm nhỏ hơn bốn khớp, hay gặp ở các bé gái trong độ tuổi từ hai đến năm (ba tuổi là nhiều nhất). Khi bị bệnh, trẻ thường bị đau nhức, khó chịu ở các khớp xương đầu gối, khuỷu tay, cổ chân… Các khớp viêm này không đối xứng nhau
- Thể viêm hệ thống: Ban đầu trẻ cảm thấy mệt mỏi, sốt hàng ngày từ một đến hai cơn. Cơ thể phát ban hồng, đỏ khi bị sốt cao. Viêm hai, ba khớp lớn như cổ tay, bàn ngón tay, ngón chân, cổ chân. Song song việc tổn thương ở khớp, bệnh nhân còn bị ở vị trí khác như viêm ngoài màng tim khiến trẻ khó thở, tức ngực, viêm thanh mạc, gan lách hạch to… Đây là những dấu hiệu dễ dàng có thể nhận biết ở bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát.
- Viêm nhiều khớp yếu tố dạng thấp âm tính: Ở thể này xuất hiện phổ biến với trẻ trên mười tuổi. Bệnh nhân viêm năm khớp trở lên trong thời gian sáu tháng đầu. Các vị trí viêm: Đầu gối, cổ tay, cổ chân…
- Viêm nhiều khớp yếu tố dạng thấp dương tính: Sưng đau các khớp có kích thước nhỏ và tính chất đối xứng nhau. Cơn đau thường xuất hiện sau khi thức dậy vào buổi sáng. Ngoài ra còn có biểu hiện ngoài như viêm mạc, hạt dưới da.
- Viêm khớp thiếu niên thể viêm nhiều điểm: Độ tuổi trẻ mắc bệnh mười hai đến mười sáu tuổi, tỷ lệ bé trai nhiều hơn bé gái. Vị trí đau khớp: các khớp nhỏ, khớp không đối xứng, háng, cổ tay… Nếu gặp thể này thường diễn biến nhanh và nguy hiểm nhất là gây ra tàn phế.
- Viêm xương khớp vảy nến: Trong lứa tuổi bảy tới mười một, viêm ở cả khớp lớn và khớp nhỏ, tổn thương nặng nhất ở đầu gối, các khớp viêm không đối xứng. Tình trạng bong ở móng chân, tay là những triệu chứng quan trọng để chẩn đoán bệnh.
Viêm khớp thiếu niên nên ăn gì?
- Thực phẩm giàu vitamin D và canxi: Các loại quả hạt như: Hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều, quả hồ đào…đều là những sự lựa chọn tuyệt vời cho sự chống viêm xương khớp bền vững. Tất cả chúng đều là nguồn chất béo có lợi, tạo nên một chế độ ăn lành mạnh. Người bệnh có thể nghiền hạt, trộn cùng sinh tố sữa chua để uống vào các bữa sáng và tối hoặc ăn trực tiếp.
- Đậu nành được biết đến như là một thực phẩm giàu canxi và khoáng chất. Bên cạnh đó, isoflavone trong đậu còn hỗ trợ hồi phục, thúc đẩy mô xương, giảm bài tiết canxi ra ngoài cơ thể.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa giúp chống viêm khớp thiếu niên hiệu quả: Phô mai, yogurt…đều là một nguồn cung cấp photpho, canxi, protein và chất dinh dưỡng khác cần thiết cho hệ xương và sức đề kháng của cơ thể. Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng nếu cơ thể nạp đủ lượng sữa cần thiết mỗi ngày, tỷ lệ loãng xương sẽ giảm và tăng sức mạnh của cơ bắp. Sữa còn bổ sung vitamin D giúp tăng hấp thụ canxi ở ruột. Đối với bệnh nhân nên cung cấp năm trăm đến sáu trăm gam sữa và sản phẩm từ sữa mỗi ngày, kết hợp với việc tập luyện đi bộ ba mươi phút, đồng thời để cơ thể hấp thụ ánh nắng trong khoảng thời gian từ bảy đến tám giờ sáng, tăng chuyển hóa vitamin D.
Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì & nên ăn gì giảm đau nhanh
- Thực phẩm giàu omega – 3: Cá hồi, cá ngừ…trong thành phần của chúng được chứng minh có nguồn chất béo omega-3 lành mạnh, rất hiệu quả cho bệnh nhân bị viêm khớp thiếu niên tự phát. Ngoài ra, trong chúng còn có các calcitonin giúp cải thiện tình trạng sưng đau khớp hiệu quả.
- Các loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, rau chân vịt. rau cải xoăn giúp giảm đau do bệnh gây ra. Các loại rau xanh có lượng canxi thấp hơn trong sữa nhưng chúng lại có hàm lượng calo thấp nên sự hấp thụ canxi lại triệt để hơn.
- Trái cây như: Cam, bưởi, chanh không chỉ cung cấp vitamin C mà nó còn thúc đẩy quá trình chữa lành mô sẹo. Sản xuất collagen kết nối các mô liên kết, bôi trơn khớp. Nho đỏ chứa chất chống viêm resveratrol giúp giảm đau, phục hồi các tổn thương xương khớp.
Xem thêm: Viêm khớp vảy nến: Tìm hiểu bệnh học để tránh hậu quả khôn lường
Viêm khớp thiếu niên tự phát: bệnh học và chế độ ăn cần thiết hoàn toàn không phải là vấn đề nan giải nếu bạn thực sự quan tâm. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những kiến thức cần thiết và bổ ích.
Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.