Viêm Khớp Dạng Thấp Ở Trẻ Em Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em mặc dù ít phổ biến hơn so với người lớn nhưng mức độ nguy hiểm cũng không hề nhỏ. Cùng bài viết tìm hiểu về các nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị cho bé.

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em xảy ra do đâu?

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em hay còn gọi viêm khớp thiếu niên là tình trạng viêm mạn tính từ một đến nhiều khớp ở trẻ em dưới 16 tuổi và kéo dài ít nhất hơn 6 tuần.

Đây là một bệnh khá hiếm gặp, nguyên nhân gây bệnh cũng chưa được rõ ràng. Tuy nhiên có thể do một số yếu tố sau đây:

  • Yếu tố gen di truyền: Kháng nguyên HLA là kháng nguyên đặc hiệu gây bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em do yếu tố từ bố mẹ, ông bà. Những gia đình có người mắc căn bệnh này hoặc mang gen có yếu tố HLA thì tỷ lệ con cái sinh ra mắc viêm khớp thiếu niên là rất cao.
  • Nhiễm vi khuẩn, vi rút: Trẻ em là đối tượng có sức đề khám nên có thể bị nhiễm vi khuẩn, vi rút bất cứ lúc nào, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh có thể gặp
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: Các tế bào miễn dịch trong cơ thể nhận định sai, chúng coi các tế bào lành, tế bào khỏe mạnh là tác nhân gây hại nên tấn công. Đây gọi là bệnh tự miễn, tự cơ thể mình chống lại mình.
  • Ngoài ra còn một số yếu tố như: Chấn thương, thừa cân, béo phì cũng góp phần khởi phát bệnh.

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Tóm lại, cũng giống như ở người lớn, viêm khớp ở trẻ không phải do một nguyên nhân đơn thuần mà do một nhóm các yếu tố gây nên.

Nhận biết viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Theo các chuyên gia, những dấu hiệu bệnh điển hình ở trẻ em như:

  • Toàn thân: Trẻ có biểu hiện sốt, mệt mỏi, chán ăn, xanh xao, gầy yếu.
  • Tại chỗ: Đây là một căn bệnh gây viêm màng hoạt dịch khớp, ăn mòn sụn khớp, hủy xương dưới sụn. Thường gặp sưng nóng đỏ đau các khớp, dấu hiệu cứng khớp buổi sáng. Bệnh không điều trị kịp thời có thể gây biến dạng hoặc hạn chế vận động khớp dẫn đến tàn tật suốt đời.
  • Về cận lâm sàng: Các xét nghiệm giúp chẩn đoán trẻ em bị viêm khớp dạng thấp như máu lắng tăng, chỉ số bạch cầu tăng, yếu tố dạng thấp RF dương tính, X quang có hình ảnh đặc hiệu.
  • Các thể lâm sàng thường gặp: Thể ít khớp, thể đa khớp và thể hệ thống. Trong đó thể hệ thống sẽ nặng nhất, bệnh không chỉ ảnh hưởng đến khớp mà còn gây nguy hiểm cho tim, gan,…

Cách điều trị viêm khớp dạng thấp trẻ em

Các biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em được áp dụng gồm:

Phương pháp dùng thuốc

Có hai nhóm thuốc giúp điều trị tình trạng bệnh của bé là thuốc điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân.

Nhóm điều trị triệu chứng

Nhóm thuốc chống viêm, giảm đau NSAIDs và corticoid giúp giảm các cơn đau dữ dội, cải thiện tình trạng sưng đỏ do bệnh gây ra ví dụ như thuốc methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp cho trẻ em.

Tuy nhiên thuốc dùng lâu gây nhiều tác dụng phụ đặc biệt các bệnh lý về tim mạch, dạ dày. Chính vì thế bệnh nhân nên hạn chế tối đa việc sử dụng.

Các thuốc chữa viêm khớp dạng thấp ở trẻ em hay được sử dụng như: Ibuprofen, naproxen, tolmetin, prednisolon hoặc methylprednisolon. Trường hợp các khớp sưng đau nặng nề có thể tiêm trực tiếp vào ổ khớp giúp cải thiện triệu chứng.

Nhóm thuốc điều trị nguyên nhân

DMARDs kinh điển: Sulfasalazine và methotrexate là hai thuốc được lựa chọn hàng đầu, ngoài ra còn có thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine có thể phối hợp thêm khi bệnh nặng. Việc sử dụng phụ thuộc vào mức độ bệnh và tuổi của trẻ. Vì vậy cha mẹ tuyệt đối không tự mua thuốc tại nhà mà phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Nhóm thuốc trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em này giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Tuy nhiên thời gian để thuốc phát huy tác dụng tương đối dài từ vài tuần đến vài tháng. Do đó có thể kết hợp nhóm thuốc điều trị triệu chứng khi bệnh trong giai đoạn cấp tính.

Nhóm Điều trị DMARDs sinh học

Sử dụng khi không có đáp ứng với nhóm thuốc DMARDs kinh điển sau 6 tháng. Các loại thuốc sinh học thường được dùng để điều trị như adalimumab, abatacept, etanercept và anakinra. Lưu ý trước khi sử dụng phải xét nghiệm sàng lọc bệnh lao, viêm gan, đánh giá chức năng gan thận.

Phương pháp chữa viêm khớp dạng thấp cho trẻ không dùng thuốc

  • Trường hợp không phải đợt tiến triển, hướng dẫn trẻ hoặc người nhà tập vận động để tránh teo cơ, cứng khớp. Nếu bệnh đang trong giai đoạn cấp tính, nên để các chi nghỉ ở tư thế cơ năng, tránh vận động mạnh. Khuyến khích tập ngay khi triệu chứng thuyên giảm.
  • Chườm nóng hoặc lạnh tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Khi đợt bùng phát bệnh, các khớp sưng, nóng, đỏ, đau thì chườm lạnh. Ngược lại, trong giai đoạn mãn tính, cứng khớp, cử động khó khăn thì chườm nóng giúp giãn cơ, cải thiện triệu chứng.
  • Tái khám định kỳ mỗi tháng để đánh giá tình trạng viêm khớp dạng thấp ở trẻ em đã tiến triển chưa và tác dụng phụ của thuốc như thế nào ?
  • Hạn chế tuyệt đối việc sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau. Nếu dùng corticoid liều cao trên 1 tháng phải bổ sung canxi và vitamin D để ngăn ngừa loãng xương, theo dõi tình trạng viêm loét dạ dày.
  • Hạn chế ăn đồ chiên rán xào mỡ, đồ uống có ga, các chất kích thích vì gây ảnh hưởng xấu đến bệnh. Tăng cường rau quả trái cây để bổ sung lượng vitamin cần thiết cho cơ thể.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em. Bệnh khá nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc.

0983340246