Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thuộc nhóm bệnh lý về viêm da rất phổ biến. Bệnh thường xuất hiện với các triệu chứng như viêm đỏ, ngứa rát trên da của trẻ. Bệnh cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nên cần được phát hiện và có cách điều trị sớm. Vậy căn bệnh này là gì và cách điều trị như thế nào thì hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là một dạng tổn thương mãn tính thường xuất hiện trong những năm đầu của trẻ và giảm dần khi trẻ lớn lên. Bệnh thường tính chất dai dẳng và rất dễ tái phát trở lại và theo từng đợt nên gây ra nhiều khó chịu cho người mắc phải.
Tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ em không chỉ gây ra nhiều tổn thương trên ra mà còn kèm theo một số triệu chứng như ỉa chảy, viêm tai…
Những tổn thương do bệnh thường xuất hiện ở vùng mặt và có nhiều trường hợp bệnh lan xuống vùng cổ, lưng, bụng và chân tay.
Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, trẻ bị viêm da cơ địa có liên quan mật thiết tới yếu tố di truyền. Khi bố mẹ mắc các bệnh ngoài ra trong quá trình mang thai thì con sinh ra rất dễ mắc phải căn bệnh đấy.
Ngoài ra, có một vài nguyên nhân khác có thể khiến trẻ bị viêm da cơ địa như:
- Hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm và sức đề kháng kém: Thông thường khi trẻ sinh ra hệ thống miễn dịch vẫn chưa được phát triển hoàn thiện nên chưa thể chống đỡ được các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
- Tiếp xúc môi trường: Do trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch kém nên rất dễ bị kích ứng từ các tác nhân môi trường như hóa chất, chất tẩy rửa hoặc các loại hương liệu hóa học nên rất dễ mắc phải bệnh viêm da.
- Môi trường bị ô nhiễm: Trong không khí có chứa nhiều bụi bẩn, nấm mốc hoặc các chất thải sinh hoạt cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm da cơ địa.
Một số triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm da cơ địa như:
- Xuất hiện tình trạng mận đỏ, hồng ban thành từng mảng trên da.
- Trên bề mặt da xuất hiện các mụn nước nhỏ, dễ vỡ và có thể chảy máu. Sau khi các mụn nước vỡ ra thì đóng vảy kem theo lớp sừng trên da xuất hiện.
- Các vết viêm da cơ địa thường xuất hiện ở các vị trí như hai bên má, cổ, trán và trên tay chân.
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm?
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không phải là một căn bệnh nguy hiểm không gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sơ sinh khi mắc phải. Nếu trẻ được phát hiện sớm có cách chăm sóc và điều trị tốt sẽ giúp các triệu chứng của bệnh được thuyên giảm nhanh chóng.
Các trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa sẽ giảm khi trẻ đến 10 tuổi. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể kéo dài đến tuổi trường thành. Trong thời gian mắc bệnh trẻ có thể trai qua rất nhiều đợt bệnh tái phát trở lại.
Bệnh tuy không gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng một vài triệu chứng của bệnh có thể làm ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống của trẻ, làm cho trẻ thường xuyên bị quấy khóc, mất ngủ, bỏ ăn… Chính vì vậy, trong giai đoạn điều trị cho trẻ bố mẹ cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ và có phương pháp phòng ngừa và điều trị sớm tránh sự phát triển của bệnh về sau.
Xem thêm: Viêm da cơ địa khi mang thai và cách điều trị khi các mẹ đang bầu
Cách trị viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh
Để giúp trẻ sơ sinh nhanh chóng giảm các triệu chứng của bệnh, hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể cải thiện tình trạng bệnh. Đối với trẻ sơ sinh khi bị viêm da cơ địa các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các phương pháp chăm sóc bệnh tại nhà. Do trẻ sơ sinh vẫn còn nhỏ việc sử dụng thuốc tây ở giai đoạn này sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ đối với sức khỏe. Dưới đây là một vài biện pháp chăm sóc tại nhà cho trẻ mà bố mẹ nên thực hiện:
- Tăm nước ấm cho trẻ thay vì sử dụng nước nóng. Khi sử dụng nước nóng sẽ làm mất cân bằng độ ẩm của da bé khiến da trở nên khô và ngứa. Bố mẹ cũng có thể thêm một chút bột yến mạch vào tắm cho bé giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả.
- Dùng kem dưỡng ẩm chuyên sử dụng cho trẻ sơ sinh giúp tăng cường độ ẩm cho da và cải thiện tình trạng da khô của trẻ khi mắc viêm da cơ địa. Bố mẹ cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể lựa chọn những loại kem dưỡng phù hợp đối với làn da của bé.
- Khi bé bị viêm da cơ địa các bậc phụ huynh cũng cần chú ý không nên quấn khăn kín cho trẻ vì có thể khiến bé bị nóng ra mồ hôi làm cho các triệu chứng của bệnh trở nên năng hơn. Nên mặc cho bé những bộ quần áo thoáng mát dễ thấm hút mồ hôi.
- Khi tắm cho trẻ cũng không nên sử dụng những loại xà phòng chứa hương liệu. Thường xuyên thay quần áo mới cho trẻ.
Ngoài ra, bậc cha mẹ cũng có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian để điều trị cho bé như:
Dùng dầu dừa bôi lên vùng da bị viêm của trẻ
Do dầu dừa có tác dụng bổ sung độ ẩm cần thiết cho da bé và kiểm soát các triệu chứng của bệnh rất hiệu quả. Trong dầu dừa cũng có chứa nhiều Vitamin E giúp cải thiện tình trạng da khô và hạn chế các tế bào dày sừng hiệu quả.
Cách này, bố mẹ chỉ cần tắm cho bé rồi dùng khăn lau khô lại và lấy một lượng dầu dừa vừa phải thoa đều lên vùng da bị bệnh của trẻ. Kết hợp dùng các đầu ngón tay massage nhẹ giúp dầu dừa thẩm thấu nhanh vào da.
Tắm cho trẻ bằng lá chè xanh
Do trong lá chè xanh có chứa nhiều thành phần giúp kháng khuẩn tốt nên hay được sử dụng trong việc điều trị bệnh ngoài da hiệu quả.
Bố mẹ chỉ cần dùng một ít lá chè xanh tươi rồi đun nước tắm và lau người cho trẻ. Khi tắm nên cho một chút muối vào để tăng tính điều trị bệnh.
Hy vọng quan bài viết trên có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và một vài phương pháp điều trị. Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới bài viết ở trên.
Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.