Đau Nhức Từ Mông Xuống Bắp Chân Phải Trái Là Bệnh Gì? Cách Chữa

Đau nhức từ mông xuống bắp chân phải là triệu chứng thường gặp ở rất nhiều người, thông thường các cơn đau nhức kéo dài từ hông xuống chân phải hoặc trái có thể do chấn thương, tai nạn hoặc các tác nhân cơ học khác. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đây lại là triệu chứng của căn bệnh đau thần kinh tọa và nhiều bệnh lý xương khớp khác.

Đau nhức từ mông xuống bắp chân, đầu gối nguy hiểm không?

Đau nhức từ mông xuống bắp chân phải hoặc trái là một trong những triệu chứng thường gặp, chủ yếu là ở trong độ tuổi trung niên và người già. Tuy nhiên, trong những năm gần đây hiện tượng này cũng đang có xu hướng trẻ hóa dần.

Theo các bác sĩ, nếu cơn đau không được xử lý kịp thời có thể gây ra rối loạn các chi dưới, hạn chế khả năng vận động, đại tiểu tiện không tự chủ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn dến teo cơ, bại liệt, thậm chí là tàn phế suốt đời.

Đau nhức từ mông xuống bắp chân

Đau nhức từ mông xuống bắp chân phải hoặc trái là bệnh gì?

Những cơn đau nhức ở mông kéo xuống bắp chân thường xuất hiện một cách đột ngột và không chỉ đau ở một vị trí mà có thể đau đồng thời ở hai bên mông và 2 bắp chân. Theo các chuyên gia, các cơn đau này xuất hiện chủ yếu do các bệnh lý sau:

    • Đau dây thần kinh tọa

Theo các thống kê, 80 % người bị đau nhức ở mông lan xuống bắp chân là do đau dây thần kinh tọa gây ra (số lượng được thống kê tại khoa xương khớp của bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Việt Đức).

Đau nhức từ hông xuống bắp chân phải xảy ra khi dây thần kinh bị tủy sống chèn ép bởi những dây chằng bao quanh các khớp, từ đó tạo ra một áp lực lớn lên vùng xương cột sống, dẫn đến những cơn đau âm ỉ, ban đầu đau ở mông sau đó lan dần xuống các bắp chân.

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể bắt đầu từ vùng thắt lưng ở bên hông, sau đó trải dài qua hông, sau đùi, 2 bắp chân sau và đến tận nơi từng ngón chân, kẽ chân. Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép các cơn đau sẽ xuất hiện dọc theo đường đi của dây thần kinh này.

  • Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Đau nhức từ mông xuống bắp chân phải, trái đôi khi cũng là biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra. Khi đĩa đệm bị thoát vị sẽ chèn ép lên các dây thần kinh, trong đó có dây thần kinh tọa chạy dọc hai bên hông.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy thoát ra khỏi đĩa đệm chèn ép những dây thần kinh xung quanh. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí đốt sống khác nhau, nổi bật nhất là vị trí cột sống thắt lưng L4 L5 (các đốt sống cuối của cột sống thắt lưng). Chính vì vậy, khi đốt sống l4 l5 bị thoát vị sẽ chèn ép trực tiếp vào các dây thần kinh xung quanh, đặc biệt là dây thần kinh tọa.

Đau nhức từ mông xuống bắp chân do bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ gây ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động của người bệnh. Nếu các cơn đau không được can thiệp và xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn vận đông, rối loạn cảm giác ở 2 chân, liệt các chi,…

  • Thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng cũng có thể gây ra tình trạng đau nhức từ mông xuống bắp chân phải, trái hoặc đau 2 bên hông. Đây là bệnh lý xương khớp phổ biến nhất hiện nay, cột sống có thể bị lão hóa theo thời gian hoặc do các chấn thương, tai nạn, lạm dụng thuốc,…

Khi cột sống bị thoái hóa biến chứng nguy hiểm nhất sẽ là gai cột sống, các đốt sống sẽ xơ cứng, lâu ngày sẽ hình thành lên các mỏm gai, các mỏm gai này gây ra ma xát, chèn ép vào các rễ thần kinh và gây ra các cơn đau nhức từ mông xuống bắp chân kéo dài.

Những biểu hiện thường gặp phải ở bệnh thoái hóa cột sống bao gồm:

  • Sưng đau tại một hoặc nhiều vị trí cột sống.
  • Xuất hiện tình trạng đau nhức từ thắt lưng xuống mông và đùi.
  • Tê, yếu liệt bả vai, cánh tay, ngón tay; mất cảm giác đôi bàn tay.
  • Xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc đau dữ dội kéo dài trên 2 tháng.
  • Viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu là bệnh lý do xương chậu bị viêm nhiễm gây ra thoái hóa, xơ cứng khớp. Khi khớp cùng chậu bị viêm sẽ chèn ép vào các rễ thần kinh gây ra đau. Cơn đau nhức từ mông xuống bắp chân phải là một trong những cơn đau điển hình nhất do bệnh gây ra.

Tuy nhiên, có một vài trường hợp bị viêm khớp cùng chậu không xuất hiện cơn đau nhức ở 2 bên mông hoặc bắp chân mà chỉ xuất hiện cơn đau ở thắt lưng hoặc xương cùng cột sống.

Chữa đau nhức từ mông xuống bắp chân nhờ An Cốt Nam

Xét về góc độ giải phẫu thì đau nhức từ mông xuống bắp chân là vấn đề thuộc về dây thần kinh hông to. Chấn thương cột sống, viêm khớp cùng chậu, thoái hóa và thoát vị đĩa đệm chính là nguồn cơn khiến người bệnh phải đau đầu tự hỏi “đau nhức từ mông xuống bắp chân là bệnh gì”. Trong trường hợp này, bài thuốc An Cốt Nam được hàng ngàn bệnh nhân đánh giá là phù hợp, đem lại hiệu quả tối ưu.

an cốt nam lộ trình điều trị kiềng ba chân

Phân tích cơ chế của An Cốt Nam, có thể thấy đây là một phương pháp điều trị rất chuyên sâu và hoàn chỉnh:

  • Thứ nhất, An Cốt Nam sử dụng cao dán để giảm nhanh các cơn đau cấp tính. Bên cạnh đó vật lý trị liệu cũng giúp kéo giãn cột sống, giải phóng chèn ép dây thần kinh tọa. Nhờ vậy mà tránh được nguy cơ liệt, đồng thời hạn chế thói quen lạm dụng thuốc giảm đau.
  • Thứ 2, thuốc uống An Cốt Nam có công dụng làm lành các tổn thương tại cột sống và dây thần kinh tọa, tăng thể tích đĩa đệm, giảm tải áp lực cột sống, đẩy lùi thoái hóa, tiêu biến ổ viêm nhiễm… Đây chính là những cách dứt điểm tận gốc chứng đau buốt từ mông kéo xuống chân.
  • Thứ 3, người bệnh điều trị bằng An Cốt Nam sẽ được hướng dẫn cụ thể 13 bài tập chuyên biệt cho vùng cột sống thắt lưng, hông và chân để rút ngắn thời gian điều trị, dự phòng tái phát lâu dài.

An Cốt Nam nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của nhiều cơ quan truyền thông trong và ngoài nước:

an cốt nam ưu điểm

Hàng ngàn người đã thoát án bệnh tật, bạn còn chần chờ gì nữa?

Hành động ngay!

hotline miền bắc hotline sài gòn

Tình trạng đau nhức từ mông xuống bắp chân phải là biểu hiện của bệnh gì? Câu hỏi đã được chúng tôi giải đáp trong bài viết này. Hy vọng, với những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn. Nếu tình trạng đau nhức diễn ra trong thời gian dài không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

Địa chỉ liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Điện thoại: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0903.876.437

0983340246