Đau 2 bên hông bụng hoặc sau lưng thường kéo dài âm ỉ, khiến bệnh nhân ê buốt, khó chịu. Hai bên hông bị đau có thể do chấn thương va đập, tuy nhiên trong nhiều trường hợp đây lại là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Đau 2 bên hông là bệnh gì?
Đau hai bên hông là tình trạng vùng hông bị tổn thương. Trong cơ thể con người, hông là nơi mà khớp hình cầu nơi xương chậu và xương đùi (chân) gặp nhau. Hông có nhiệm vụ liên kết hai khớp xương này với nhau, hỗ trợ cho việc cử động, vận động của cơ thể. Chính vì thế, khi hai bên hông gặp vấn đề và gây ra đau nhức, sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực này.
Thông thường, đau hai bên hông xảy ra phần lớn là do ảnh hưởng của các bệnh lý liên quan đến xương khớp và cột sống. Cụ thể:
- Do gai cột sống lưng
Gai cột sống lưng là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi gặp chấn thương hoặc là do canxi lắng đọng trong xương hình thành nên các mỏm gai lồi ra. Các mỏm gai này chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh, vì vậy mà khiến vùng thắt lưng bị đau nhức.
Dần dần, tình trạng đau nhức và tê bì kéo xuống cả 2 bên hông của người bệnh. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, nhất là vào buổi đêm và sáng sớm, khi mới ngủ dậy, khi di chuyển hoặc làm việc nặng.
- Đau 2 bên hông do thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Có cơ chế gần giống như gai xương, khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, đĩa đệm chệch ra ngoài chèn ép lên các dây thần kinh. Chính vì thế mà vùng 2 bên hông của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng và gặp phải tình trạng đau nhức.
- Bệnh thoái hóa cột sống
Đau 2 bên hông có thể do thoái hóa cột sống thắt lưng. Đây là căn bệnh rất phổ biến, đặc biệt là ở những người trung tuổi. Đến một độ tuổi nhất định, các cơ quan trong cơ thể bị lão hóa dần, cột sống thắt lưng cũng không ngoại lệ.
Lúc này, sụn khớp và đĩa đệm cột sống thắt lưng bị thoái hóa tạo ra những thay đổi tiêu cực ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Cùng với đó, xương mất đi độ dẻo dai, chắc khỏe. Do vậy, chỉ cần có một lực nhỏ tác động trực tiếp đến vị trí thắt lưng hông, đều có nguy cơ gây ra cho người bệnh cảm giác đau nhức và khó chịu.
- Đau hai bên hông do một số bệnh về thận
Nếu gặp các vấn đề về thận như thận yếu, thận ứ nước, sỏi thận, người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng đau ở hai bên hông bụng hoặc đau sườn trái dưới nách.
- Do đau thần kinh tọa
Theo thống kê, có tới gần 70 % những trường hợp bị đau hai bên hông là do đau thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa chạy dài từ thắt lưng dưới qua hông rồi xuống bắp đùi và bàn chân. Vì vậy, khi dây thần kinh tọa bị tổn thương, xuất hiện triệu chứng đau nhức hai bên hông là điều rất dễ xảy ra.
Một số nguyên nhân gây đau ở 2 bên hông khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên, có một số nguyên nhân cơ học khác gây ra đau hai bên hông bao gồm:
- Do chấn thương: Do có một lực quá mạnh tác động vào phần xương hai bên hông (thường là hậu quả của tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn thể thao,…) khiến cho xương và sụn khớp ở vùng này bị tổn thương.
- Lao động, làm việc sai tư thế: Hay gặp ở những người thường xuyên khuân vác đồ nặng, tạo ra áp lực quá lớn lên hai bên hông, hoặc ngồi làm việc ở tư thế không thẳng, dáng ngồi lệch và xiêu vẹo trong một thời gian dài.
- Do dị tật, bẩm sinh: Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị đau hông bên phải hoặc trái do bị dị tật, bẩm sinh từ bé.
Cách giảm đau hai bên hông nhanh chóng
Để làm giảm đau nhức hai bên hông, người bệnh cần phải kết hợp giữa việc sử dụng thuốc và xây dựng chế độ làm việc, lao động khoa học mỗi ngày.
Cụ thể, bệnh nhân cần phải lưu ý:
- Hạn chế vận động mạnh, làm việc nặng gây nhiều áp lực lên vùng lưng hông.
- Ngồi học tập và làm việc đúng tư thế, ngồi thẳng lưng, không ngồi một chỗ quá lâu, đứng dậy di chuyển, cử động sau 2-3 tiếng đối với nhân viên văn phòng.
- Bổ sung canxi và những hợp chất tốt cho xương để bồi bổ cho xương khớp, ngăn ngừa lão hóa để quá trình lão hóa diễn ra chậm hơn.
- Nạp thêm cho cơ thể những thực phẩm tăng sức đề kháng và hỗ trợ chức năng xương khớp như sữa, rau xanh, khoai tây, cá béo,…
- Không lạm dụng nhiều thuốc giảm đau quá nhiều bởi có thể gây ra nhờn thuốc và dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn.
Đồng thời, áp dụng một số cách giảm đau sau:
- Chườm lạnh hoặc chườm nóng
Bệnh nhân chuẩn bị một túi đá lạnh hoặc nước ấm, bọc một lớp khăn bên ngoài, rồi chườm lên hai bên hông bị đau trong khoảng 15 phút. Cách làm này sẽ giúp cho việc tuần hoàn và lưu thông máu trong cơ thể diễn ra được dễ dàng hơn, giảm đau nhức nhanh chóng.
- Thực hiện bài tập bắc cầu
Đây là bài tập rất dễ thực hiện mà bạn có thể tiến hành tập luyện ngay tại nhà. Bài tập này giúp tăng lưu thông máu và thư giãn khớp cơ ở hai bên hông, hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa biến chứng viêm khớp xảy ra.
Hướng dẫn thực hiện:
- Nằm ngửa thoải mái lên sàn, sau đó gập đầu gối, sao cho bàn chân đặt cố định lên sàn và dang rộng bằng hông.
- Dồn trọng lượng lên mắt cá chân rồi từ từ nâng lưng lên trên không. Lưu ý giữ cho cơ bụng, đầu gối và mắt cá chân cùng nằm trên một đường thẳng, cơ thể cũng thẳng một đường từ vai đến đầu gối.
- Giữ im tư thế trong khoảng 3-5 giây rồi từ từ nhẹ nhàng hạ lưng xuống sàn. Mỗi ngày, bệnh nhân thực hiện động tác này 10 lần, đau nhức hai bên hông sẽ được cải thiện đáng kể.
- Giảm đau 2 bên hông bằng bài tập giãn cơ
Các động tác nằm trong bài tập giãn cơ hông như xoay hông, gập hông, ép cơ mông,… rất tốt cho những người mắc bệnh đau hai bên hông. Người bệnh có thể tham khảo qua ý kiến của các chuyên gia vật lý trị liệu trước khi tiến hành các bài tập để được đưa ra lời khuyên về việc tập luyện với thời lượng và mức độ như thế nào là hợp lý.
Dứt điểm chứng đau 2 bên hông nhờ bài thuốc Đông y lành tính
Những mẹo giảm đau kể trên hầu hết chỉ có tác dụng tạm thời mà không thể dứt điểm chứng đau 2 bên hông vĩnh viễn. Muốn triệt tiêu nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần sử dụng những phương pháp điều trị chính thống, bài bản và tuân theo lộ trình khoa học như phác đồ An Cốt Nam của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường, An Dược. Chỉ sau 1 thời gian ngắn ứng dụng, An Cốt Nam đã điều trị thành công dứt điểm cho hàng ngàn bệnh nhân chỉ sau 1 liệu trình.
Trên thực tế, An Cốt Nam là cái tên quen thuộc, nhận được sự tin tưởng của rất nhiều bệnh nhân xương khớp trong và ngoài nước. Đồng thời, đây cũng là sản phẩm được Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông Y Viện 108) đánh giá rất cao. Trong chương trình “Sống Khỏe Mỗi Ngày” của đài VTV2, bác sĩ Toàn đã vui mừng giới thiệu cùng người bệnh giải pháp tiên tiến, khoa học điều trị bệnh xương khớp bằng An Cốt Nam. Ông cho biết rất nhiều bệnh nhân của mình đã sử dụng phương pháp này và hoàn toàn không thấy dấu hiệu tái phát dù đã ngưng thuốc nhiều năm
An Cốt Nam là thành quả nghiên cứu của đội ngũ chuyên gia Tâm Minh Đường giàu kinh nghiệm. Các bác sĩ đã phát triển An Cốt Nam dựa trên 2 bài thuốc cổ phương trị bệnh đau 2 bên hông nổi tiếng là “Độc hoạt tang ký sinh” và “Quyên tý thang”. Mặt khác, để bài thuốc An Cốt Nam phù hợp hơn với cơ địa người Việt hiện đại, các bác sĩ đã gia giảm thêm 1 số thảo dược quý hiếm như: Sâm Ngọc Linh, Bí Kỳ Nam, Trư Lung Thảo… với một TỶ LỆ VÀNG không thể tiết lộ.
Khi sử dụng An Cốt Nam, bệnh nhân đau 2 bên hông sẽ được điều trị theo một lộ trình bài bản và chuyên sâu, bao gồm:
- Thuốc uống: Đào thải độc tố, bồi bổ dinh dưỡng.
- Cao dán: Giảm đau tức thì, ngăn chặn sưng viêm.
- Bài tập + vật lý trị liệu: Giảm chèn ép rễ thần kinh, ngăn chặn tái phát.
Minh chứng về hiệu quả của An Cốt Nam là phản hồi của hàng nghìn bệnh nhân đã qua sử dụng. Theo thống kê, có đến 90% bệnh nhân hài lòng chỉ sau 1 – 2 liệu trình An Cốt Nam. Điển hình là trường hợp của MC, diễn viên Quyền Linh. Anh đã từng suýt bỏ nghề chỉ vì căn bệnh thoát vị đĩa đệm hành hạ, nhưng nhờ biết đến An Cốt Nam mà Quyền Linh lại tiếp tục được cống hiến cho khán giả hâm mộ
Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ theo yêu cầu của độc giả:
Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường