Đau thần kinh tọa: Dấu hiệu, nguyên nhân và 5 cây thuốc nam chữa hiệu quả

Đau thần kinh tọa đặc trưng bởi các cơn đau dọc theo lộ trình dây thần kinh tọa gây teo cơ, suy giảm chức năng vận động. Hiểu rõ các nguyên nhân, nắm bắt đầy đủ dấu hiệu, triệu chứng và sử dụng cây thuốc nam chữa đau thần kinh tọa kịp thời cũng có thể giúp bệnh nhân dứt điểm được căn bệnh quái ác này.

Đau thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa hay dây thần kinh hông to là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, chạy dọc từ phần dưới thắt lưng đến phía sau mỗi chân. Chức năng chính của dây thần kinh tọa là chi phối vận động, cảm giác vận động dinh dưỡng và nuôi dưỡng các phần mà nó đi qua.

Đau thần kinh tọa (Sciatica pain) là cơn đau thần kinh hông to chạy dọc theo đường đi của thần kinh tọa: Từ cột sống thắt lưng lan xuống hông, mông tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài rồi lan xuống các đầu ngón chân. Tùy vào vị trí tổn thương và mức độ nặng nhẹ mà hướng của các cơn đau có thể khác nhau.

Đau thần kinh tọa một bên rất điển hình ở lứa tuổi từ 30-50 tuổi. Bệnh gặp ở cả hai giới nhưng rất thường gặp ở phụ nữ trong thời gian mang thai bởi các áp lực của thai nhi đặt lên dây thần kinh tọa.

Đau dây thần kinh tọa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhẹ có thể dẫn đến đau nhức các cơ dọc theo đường đi của dây thần kinh, rối loạn cảm giác, hạn chế khả năng vận động. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị vẹo cột sống, dị dạng cột sống thắt lưng, teo cơ, thậm chí là tàn phế suốt đời.

Phân loại đau thần kinh tọa

  1. Đau dây thần kinh tọa cấp tính: Thường xảy ra do chấn thương, va chạm, vận động sai tư thế,.. .gây ra những cơn đau thần kinh tọa rất nhanh, chỉ trong thời gian ngắn. Sau đó có thể tự khỏi hoặc tiến triển thành mãn tính hay gây ra những biến chứng nguy hiểm.
  2. Đau dây thần kinh tọa mãn tính: Cơn đau kéo dài theo từng cơn, đau tăng lên khi vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi. Một số tổn thương thực thể gây đau dây thần kinh tọa mãn tính như thoát vị đĩa đệm thắt lưng, phồng phình đĩa đệm, hẹp cột sống,…

đau thần kinh tọa

Triệu chứng đau thần kinh tọa

Theo bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng (Thầy thuốc ưu tú nhà thuốc Tâm Minh Đường), khi bị đau dây thần kinh tọa ngoài các cơn đau âm ỉ tại chỗ thông thường bệnh nhân còn xuất hiện một số dấu hiệu sau:

  • Cơn đau từ phần thắt lưng lan tỏa xuống mông, kheo và cẳng chân
  • Cảm giác đau nhẹ râm ran như kiến bò, kim châm nhưng cũng có thể nhói đau hoặc đau thần kinh tọa dữ dội như điện giật
  • Cảm giác tê cứng, ngứa râm ran, yếu cơ, co cứng cột sống lưng vào buổi sáng
  • Dáng đi tập tễnh, cúi, gập, ngửa người khó khăn
  • Đau khi đi đại tiểu tiện, đau hạ bộ

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

  • Thoát vị đĩa đệm: Là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các cơn đau thần kinh tọa. Theo thời gian, các đĩa đệm nằm giữa các đốt sống sẽ bị lão hóa, yếu dần và dễ bị tổn thương hơn. Khi bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị rách, sẽ khiến khối nhân nhầy bị thoát ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép vào ống sống và rễ thần kinh gây đau thần kinh tọa kéo dài âm ỉ hoặc dữ dội từng cơn.
  • Hẹp ống sống: Thường gặp ở người trên 60 tuổi. Đây là hội chứng sinh ra bởi sự mài mòn tự nhiên của các đốt sống theo thời gian, gây áp lực lên rễ thần kinh tọa.
  • Các khối u trong cột sống: Đau thần kinh tọa có thể là hậu quả của một khối u phát triển bên trong hoặc phát triển dọc theo cột sống hoặc thần kinh tọa. Khi khối u phát triển sẽ gây chèn ép và gia tăng áp lực lên các dây thần kinh có nhánh chạy ra từ cột sống.
  • Nguyên nhân do hội chứng cơ hình lê (cơ tháp): Cơ hình lê là một cơ có hình dẹt nằm xiên ở mông và cạnh bờ trên của khớp háng. Khi cơ tháp bị co cứng sẽ đặt áp lực lên thần kinh tọa và gây ra triệu chứng đau.
  • Viêm khớp vùng chậu: Đặc trưng bởi tình trạng viêm của một hoặc cả hai bên khớp vùng chậu gây ra các cơn đau thần kinh tọa chạy dọc ở mông, lưng dưới và có thể lan xuống một hoặc cả hai bên chân. Nguyên nhân gây viêm khớp vùng chậu có thể do chấn thương, mang thai, nhiễm trùng…
  • Một số nguyên nhân đau thần kinh tọa khác: Chấn thương, nhiễm trùng, viêm cơ, gãy xương, béo phì, bệnh tiểu đường, dị tật bẩm sinh, thói quen ngồi lâu hoặc ít vận động trong thời gian dài, tai nạn lao động… gây chèn ép thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Đau thần kinh tọa không đe dọa tính mạng người bệnh nhưng lại gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cụ thể như sau:

Nếu đau thần kinh tọa mãn tính kéo dài thì các cơn đau xuất hiện liên tục, diễn ra trong thời gian dài ảnh hưởng nghiêm trọng chất chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh đó, dây thần kinh tọa bị chèn ép lâu ngày, nghiêm trọng thì sẽ gây yếu cơ, teo cơ, khiến người bệnh bị tê chân thường xuyên và đi lại gặp khó khăn. Đặc biệt, đau thần kinh tọa có thể gây ra tình trạng tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn, gây mất cảm giác ở chân hoàn toàn.

Chẩn đoán đau thần kinh tọa

  1. Chọc dò dịch não tủy: Với bệnh lý đau dây thần kinh tọa, protein dịch não tủy thường tăng nhẹ nếu rễ thần kinh bị tổn thương. Trong trường hợp có viêm hoặc chèn ép thì dịch não tủy sẽ biến đổi protein và tế bào.
  2. Chụp x-quang: Phương pháp chẩn đoán bệnh đau thần kinh tọa này chủ yếu để loại trừ nguyên nhân gây bệnh. Ở phim thẳng, đĩa đệm sẽ hẹp về phía bên lành, còn phim nghiêng, đĩa đệm hở về phía sau.
  3. Chụp cắt lớp: Ý nghĩa là giúp xác định rõ tổn thương nhiều loại và định được vị trí thoát vị cũng như tình trạng đau thần kinh tọa ở bệnh nhân.
  4. Điện cơ đồ: Dùng để phát hiện và đánh giá tổn thương các rễ thần kinh.

Cách phòng ngừa đau thần kinh tọa

Để phòng tránh tình trạng đau dây thần kinh tọa có thể xảy ra, chúng ta cần phải đề phòng từ các nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng này bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện và chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.

  • Chế độ dinh dưỡng: Ngoài việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để nuôi dưỡng sụn khớp và tại tạo cấu trúc khớp như vitamin, omega 3, canxi,… thì bệnh nhân đau thần kinh tọa cũng cần hạn chế nhưng thực phẩm không tốt, có thể kể đến đồ ăn nhiều dầu mỡ, omega 6, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Chế độ nghỉ ngơi: Để hạn chế tối đa rủi ro gây ra các cơn đau dây thần kinh tọa, người bệnh cũng cần quan tâm đến chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hàng ngày như không thức khuya, căng thẳng, không nằm đệm hoặc giường quá cứng, tắm nước ấm, …
  • Chế độ tập luyện: Những động tác, tư thế nhẹ nhàng tốt cho xương khớp luôn là giải pháp phòng tránh đau thần kinh tọa rất hữu hiệu, chỉ cần một vài động tác thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày cũng giúp đẩy lui nguy cơ mắc bệnh cho bạn. Lưu ý, không thực hiện các động tác đòi hỏi quá nhiều sức hoặc vận động quá mạnh.

Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không?

Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép người bệnh luôn trong trạng thái đau nhức lưng, hông và chân. Lúc này, người bệnh sẽ không thể sinh hoạt như bình thường, nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới liệt hai chân.

Có thể chữa đau thần kinh tọa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện kịp thời. Mức độ bệnh càng nặng, khả năng chữa khỏi sẽ càng thấp. Ngoài ra, cách thức chữa trị và cơ địa người bệnh là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả điều trị. Có 3 cấp độ là cấp tính, mãn tính và đau cần phải mổ.

  • Đau cấp tính

Giai đoạn này là giai đoạn bệnh mới bắt đầu có các triệu chứng bệnh nhẹ. Bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp chữa bệnh bằng thuốc tây, các loại thuốc đông y, châm cứu, bấm huyệt, luyện tập thể dục.

Tại giai đoạn này khả năng chữa trị dứt điểm bệnh lên tới 95%, thời gian điều trị bệnh rát ngắn chỉ từ 3 đến 6 tháng.

  • Đau thần kinh tọa mãn tính

Trong giai đoạn này bệnh nhân đã bị tổn thương dây thần kinh nặng hơn, các triệu chứng đau nhức vô cùng khó chịu. Lúc này cần áp dụng rất nhiều phương pháp điều trị để có thể giảm thiểu cơn đau. Tuy nhiên, chỉ có thể tạm thời giảm các triệu chứng đau đớn, sau đó cần điều trị lâu dài để có thể cứu chữa khỏi bệnh.

Tỷ lệ chữa khỏi dứt điểm ở giai đoạn này vô cùng thấp, chỉ khoảng 8% -10%. Thêm vào đó người bệnh cần thiết lập một chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn kiêng hợp lý và không được mang vác vật nặng để tránh bệnh tái phát.

  • Khi nào cần phải phẫu thuật?

Trường hợp bệnh quá nặng, người bệnh bị viêm dây thần kinh mang đến các cơn đau không thể chịu nổi sẽ cần phải mổ. Thực hiện mổ phải được bác sĩ chuyên khoa khám và chỉ định để đảm bảo an toàn.

Khả năng lành bệnh sau khi mổ tương đối cao, hơn 70%. Tuy nhiên, việc chữa trị bằng phương pháp mổ mang lại nhiều rủi ro và biến chứng, làm cơ thể người bệnh yếu đi và dễ tái phát bệnh.

5 cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh tọa hiệu quả

Từ xa xưa, cha ông ta đã sử dụng rất nhiều những cây thuốc, vị thuốc vườn nhà để thực hiện điều trị nhiều căn bệnh. Trong nhiều số của chương trình Sống khỏe trên VTV2 cũng đã đề cập đến những cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh tọa hiệu quả được tổng hợp từ ý kiến của nhiều chuyên gia và bệnh nhân.

Bài thuốc từ cây cỏ xước

Cây cỏ xước được biết đến là loại thảo dược có nhiều công dụng chữa bệnh. Cỏ xước phân bố chủ yếu ở các quốc gia châu Á, trong đó Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản… là những nước tập trung nhiều loại thảo dược này.

  • Nguyên liệu
  1. Cỏ xước, ý dĩ mỗi loại 20gr
  2. Thiên niên kiện, tô mộc, cẩu tích, củ ráy khô, ngải cứu, lá thông mỗi loại 12gr
  3. Đỗ trọng, lá lốt mỗi loại 16gr
  • Thực hiện

Đem những thảo dược trên sắc với 1 lít nước, tới khi cô cạn còn 300ml thì dừng lại, chia ra 2 lần để dùng trong ngày, sau bữa ăn. Áp dụng bài thuốc này trong khoảng 2 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh tọa

Lá lốt chữa đau thần kinh tọa

Lá lốt có vị cay tính ấm được dùng như một loại thuốc chuyên trị bệnh liên quan đến xương khớp, cụ thể bài thuốc như sau:

  • Nguyên liệu
  1. 100gr lá lốt
  2. 1 củ gừng
  3. 1 thìa muối hạt to
  • Thực hiện

Làm sạch lá lốt và gừng tươi, giã nát. Cho hỗn hợp vào chậu hòa với nước ấm rồi dùng để ngâm chân. Ngâm chân đồng thời xoa bóp các huyệt đạo ở chân để tăng hiệu quả, bệnh nhân ngâm khoảng 30 phút thì dừng lại, rửa chân sạch sẽ, trong khi ngâm chân có thể pha thêm nước nóng nếu nước thuốc bị nguội.

Bài thuốc công hiệu từ tỏi và sữa

Trong tỏi có chữa nhiều chất giúp kháng viêm, giảm sưng hiệu quả. Sữa là thức uống chứa nhiều canxi, giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể và hệ cơ xương. Một ly sữa tỏi vào buổi sáng sẽ giúp bạn loại bỏ cơn đau, khó chịu.

  • Nguyên liệu
  1. Sữa tươi
  2. 3-5 tép tỏi
  • Thực hiện

Người bệnh có thể xay nhuyễn tỏi hòa với sữa tươi để uống. Để dễ uống hơn, nên làm nóng sữa.

Cây sâm ngọc linh

Sâm ngọc linh là loài cây sinh ra duy nhất tại Việt Nam. Trong sâm ngọc linh có chứa rất nhiều thành phần thảo dược có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên.

Sử dụng sâm ngọc linh giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chữa trị tiểu đường, ung thư và cực kì tốt cho hệ thần kinh.

  • Nguyên liệu
  1. 1 lít mật ong nguyên chất
  2. 1 củ sâm ngọc linh
  3. 1 bình đựng miệng rộng
  • Thực hiện

Rửa sạch sâm ngọc linh, thái thành lát mỏng, để khô ráo rồi xếp vào bình

Đổ mật ong ngập mặt các lát sâm, đem đậy kín, để bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Sau một tháng có thể lấy ra sử dụng.

Mỗi lần dùng 3- 4 lát sâm để ngậm, dần dần những cơn đau sẽ được cải thiện. Kết hợp rèn luyện những bài tập nhẹ nhàng để cơn đau được loại bỏ hoàn toàn.

Bài thuốc nam từ cây rau má

Rau má là loại rau gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam. Rau má là loại rau xuất hiện trong thực đơn hàng ngày ở nhiều vùng nông thôn. Vì vậy, ít ai biết rằng đây là loại cây có tác dụng chữa nhiều bệnh lý phức tạp.

→ Góc giải đáp: Nên khám đau thần kinh tọa ở đâu, đến bệnh viện nào chữa nếu dùng thuốc nam không hiệu quả ?

Sử dụng rau má thường xuyên giúp thanh nhiệt, trị nóng trong, giải độc, chữa bệnh về đại tràng, bệnh tiêu hóa và đặc biệt có thể làm giảm nhanh chóng các cơn đau do các rễ thần kinh tọa bị chèn ép.

  • Nguyên liệu
  1. Rau má
  2. Ít nước lọc hoặc có thể không cần
  • Thực hiện

Cách thực hiện cực kì đơn giản, ai cũng có thể làm được. Xay nhuyễn nguyên liệu rau má đã chuẩn bị và sử dụng.

Bài thuốc Nam chữa đau thần kinh tọa An Cốt Nam

Những cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh tọa mang lại hiệu quả cao, an toàn cho người sử dụng và phù hợp với cơ địa người Việt, khi được bổ trợ thêm cao dán thảo dược và bài tập vật lý trị liệu sẽ mang lại kết quả bền vững cho người bệnh. Đây cũng là lý do vì sao phác đồ điều trị An Cốt Nam lại nhận được tự tin tưởng của bệnh nhân và đánh giá cao từ phía chuyên gia.

an cốt nam ưu điểm

Trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2, Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) đã đánh giá rất cao hiệu quả của An Cốt Nam trong việc điều trị đau dây thần kinh tọa. Ông cho biết “Tôi đã tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân đau dây thần kinh tọa sử dụng An Cốt Nam, hầu hết họ đều đạt được kết quả khả quan”.

an cốt nam lộ trình điều trị kiềng ba chân

Phác đồ “Kiềng 3 chân” của An Cốt Nam:

  • Thuốc uống: Liệu pháp này là bao gồm nhiều cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh tọa như Sâm ngọc linh, Trư lung thảo, Bí Kỳ Nam,… Mỗi vị thuốc đều đảm nhận một chức năng riêng biệt, khi kết hợp với nhau theo tỷ lệ vàng sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Cao dán: Được bào chế từ đại hồi, quế chi,… mang lại tác dụng giảm đau nhanh chóng, kiểm soát tình trạng nhờn thuốc.
  • Bài tập và vật lý trị liệu: Bệnh nhân sẽ được miễn phí 3 buổi vật lý trị liệu tại phòng khám (Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,…). Đối với người bệnh không có điều kiện thăm khám trực tiếp, nhà thuốc sẽ cung cấp bộ đĩa VCD hướng dẫn bài tập.

Liệu trình điều trị đau dây thần kinh tọa của An Cốt Nam:

  • 5-7 ngày đầu: Giảm 40% triệu chứng đau nhức, tê bì.
  • 10-20 ngày tiếp theo: Cơn đau dây thần kinh giảm 70%.
  • Sau 1-2 tháng: Tổn thương rễ thần kinh được phục hồi, loại bỏ cơn đau dây thần kinh tọa nhiều năm không tái phát.

an cốt nam lý do chọn

Theo số liệu thống kê tại phòng khám, có tới hơn 90% bệnh nhân cảm thấy hài lòng khi sử dụng An Cốt Nam.

Bấm để được chuyên gia nhà thuốc tư vấn trực tiếp!

hotline miền bắc hotline sài gòn

0983340246