Các vị trí đau lưng khác nhau sẽ tiềm ẩn các nguy cơ mắc những bệnh lý khác nhau. Vì thế, việc xác định được vị trí đau lưng chính xác sẽ giúp chẩn đoán được bệnh lý, có cách điều trị phù hợp đem lại hiệu quả tốt nhất.
Các vị trí đau lưng cảnh báo bệnh gì?
Đau lưng xảy ra ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân có thể do chấn thương, hoạt động quá mức, tuổi tác hoặc dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn nào đó.
Tùy thuộc vào vị trí đau lưng mà có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Dưới đây là những vị trí đau lưng phổ biến:
Đau lưng trên
Đau lưng trên đa phần là do chấn thương, hoạt động quá mức hoặc do bị sai tư thế. Khi đó người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, tập luyện các bài tập nhẹ nhàng.
Bên cạnh đó, đau lưng trên có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh đó là:
- Thoát vị đĩa đệm: Bệnh gây áp lực lên cột sống dẫn đến chỉ cần một áp lực nhỏ cũng có thể gây đau ở lưng trên, kèm theo đó là triệu chứng tê bì hoặc yếu ở chân, tay.
- Dây thần kinh xung quanh đĩa đệm lưng trên bị chèn ép: Những cơn đau nhức lưng trên có thể là dấu hiệu cho biết dây thần kinh ở xung quanh đĩa đệm lưng trên bị chèn ép. Ngoài ra, bạn cũng cảm thấy bị đau, tê chân hoặc tay, mất kiểm soát ở chân, rối loạn tiểu tiện.
- Viêm xương khớp: Theo thời gian, sụn bảo vệ xương khớp có thể bị hao mòn gây viêm xương khớp. Nếu sụn xương bị hao mòn hoàn toàn thì các xương cọ xát vào nhau gây áp lực cho dây thần kinh cột sống gây ngứa tan, tê bì ở tay và chân, đau nhức lưng trên.
- Nhiễm trùng cột sống: Khi cột sống bị nhiễm trùng sẽ tập hợp vi trùng, mủ ở giữa tủy sống, xương cột sống gây ra những cơn đau lưng trên. Sau một thời gian có thể dẫn đến tình trạng áp xe, sưng lên gây đau đớn và những biến chứng nghiêm trọng khác.
- Ung thư phổi: Đau lưng trên có thể là biểu hiện của căn bệnh ung thư phổi, mặc dù tình trạng này rất hiếm. Theo số liệu thống kê, có đến 30 – 40% trường hợp ung thư phổi di căn đến xương gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
Đau lưng dưới
Đau lưng dưới phần lớn là do bị căng cơ, bong gân, chuyển động bất ngờ khi nâng vật nặng. Bên cạnh đó, đau lưng dưới hay đau thắt lưng còn cho biết cơ thể bạn có thể đang mắc một trong những căn bệnh tiềm ẩn sau:
- Đĩa đệm bị chấn thương: Đĩa đệm ở vùng thắt lưng rất dễ bị tổn thương và nguy cơ cao hơn theo độ tuổi. Đĩa đệm bị chấn thương có thể xảy ra khi nâng một vật nặng đột ngột khiến cơ ở lưng bị căng quá mức. Lâu dần, chấn thương có thể dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm gây ra những cơn đau thắt lưng và các dấu hiệu liên quan khác.
- Đau dây thần kinh tọa: Xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa nối cột sống với chân. Vì thế, khi bị đau thần kinh tọa những cơn đau nhức vùng lưng dưới sẽ lan dần xuống hông, chân và bàn chân. Người bệnh sẽ có cảm giác bị bỏng rát như kiến cắn, kim châm.
- Hẹp ống sống: Tình trạng này xảy ra khi dây thần kinh cột sống bị thu hẹp khiến cho tủy sống, các dây thần kinh cột sống bị áp lực. Khi đó, bạn sẽ gặp các dấu hiệu như đau lưng dưới, tê chân, yếu cơ, bị chuột rút…
- Cột sống bị cong bất thường: Cong vẹo cột sống, ưỡn cột sống, gù cột sống… có thể gây đau lưng dưới. Cột sống bị cong bất thường gây đau nhức lưng, sai tư thế, áp lực lên đốt sống, dây chằng, cơ bắp và gân.
- Đau cơ xơ hóa: Đây là tình trạng mãn tính, gây ra một số triệu chứng như đau thắt lưng, đau xương cơ xương, mệt mỏi, bị rối loạn giấc ngủ, khả năng nhận thức
- Viêm cột sống dính khớp: Các khớp ở giữa xương cột sống bị viêm nhiễm gây những cơn đau đớn mãn tính, thậm chí gây tàn tật, biến dạng cột sống. Viêm cột sống dính khớp phần lớn ảnh hưởng đến cột sống, nhất là cột sống thắt lưng nhưng cũng có thể gây đau vai, hông, đầu gối.
- Lạc nội mạc tử cung: Căn bệnh này có các triệu chứng điển hình như đau lưng dưới, đau vùng chậu, kèm theo các dấu hiệu khác như đau bụng trước sau kỳ kinh, đau trong ngày hành kinh, chảy máu kinh nhiều, đau khi quan hệ, âm đạo khô rát, đau khó chịu khi đại tiện, chuột rút trước 1 – 2 tuần quanh kỳ kinh
- U nang buồng trứng: Đa số u nang không gây đau và những triệu chứng cụ thể nhưng khi u nang phát triển có thể gây ra các triệu chứng: đau lưng dưới hoặc đùi, buồn nôn, nôn mửa, căng tức ngực, đau khi quan hệ, đau khi đại tiện, chướng bụng, sưng tấy bụng.
Đau lưng bên trái
Các vị trí đau lưng ở bên trái có thể do bị căng cơ, sai tư thế, viêm khớp, lạm dụng. Đôi khi, đau lưng bên trái có thể do nguyên nhân nghiêm trọng, đe dọa tính mạng như:
- Viêm tụy: Là tình trạng tuyến tụy bị viêm. Khi đó, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như đau bụng, sốt, chướng bụng, buồn nôn, nôn. Khi bệnh tiến triển mãn tính thì sẽ có các triệu chứng sút cân không rõ nguyên nhân, tiêu chảy, phân nhầy có mùi hôi, đau bụng lan sang đau lưng trên bên trái, đau nặng hơn khi ăn.
- Đau tim: Xảy ra khi máu không đến được tim và bơm đi khắp cơ thể. Đau tim có triệu chứng điển hình là đau ngực, cơn đau có thể lan đến cổ, lưng trên và hàm.
- Sỏi thận: Căn bệnh này có thể gây đau lưng trên bên trái khi sỏi rời khỏi cơ thể, cơn đau có thể lan đến lưng trên hoặc háng.
- Lạc nội mạc tử cung: Các tế bào nội mạc phát triển bên ngoài tử cung sẽ gây ra lạc nội mạc tử cung. Người bệnh thường có các triệu chứng đau bụng kinh dữ dỗi, đau lưng dưới bên trái, phải, đau khi đi tiểu, khi có kinh, đau vùng chậu, âm đạo khô hạn, đầy hơi, chu kì kinh kéo dài, lượng máu kinh nhiều.
- U xơ tử cung: Thường lành tính và có một số dấu hiệu nhận biết như: Đau lưng dưới bên trái, chướng bụng dưới, đau và ra máu nhiều trong kỳ kinh, đi tiểu nhiều và đau khi quan hệ.
- Viêm loét đại tràng: Tình trạng này gây viêm loét nhỏ ở niêm mạc đại tràng, có thể nghiêm trọng hơn hoặc vết loét rộng hơn ảnh hưởng đến toàn bị đại tràng. Triệu chứng viêm loét đại tràng phổ biến như đau lưng, sút cân, sốt, tiêu chảy, phân có máu, suy dinh dưỡng. Đôi khi, người bệnh cũng gặp các dấu hiệu khác như đau lưng dưới bên trái, viêm mắt, sưng đau khớp, buồn nôn, những vấn đề về da, viêm mắt.
Đau lưng bên phải
Các vị trí đau lưng phải có thể do bị căng cơ, chấn thương, viêm khớp hoặc lạm dụng. Đây cũng có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nghiêm trọng, cụ thể như:
- Viêm ruột thừa: Xảy ra khi ruột thừa bị viêm do nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn. Khi đó, người bệnh sẽ bị đau bụng dữ dội ở bên phải, cơn đau có thể lan sang bên phải lưng trên. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, chướng bụng, đầy hơi, ăn không ngon, sưng bụng.
- Nhiễm trùng thận: Nguyên nhân do vi khuẩn hoặc vi khuẩn ảnh hưởng đường tiết niệu gây ra các triệu chứng buồn nôn, nôn, đau lưng trên bên phải, đau cả hai bên lưng, nước tiểu sẫm màu, có máu, mùi hôi, đi tiểu nhiều, nóng rát khi đi tiểu, ớn lạnh, sốt.
- Viêm vùng chậu: Đây là bệnh nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục như chlamydia, bệnh lậu. Triệu chứng thường gặp đau bụng dưới, đau lưng bên phải, đau trước và sau khi quan hệ, sốt, ớn lạnh, đau khi đi tiểu, buồn nôn, nôn, tiết dịch âm đạo có mùi hôi hoặc tiết bất thường
Các vị trí đau lưng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, người bệnh cần xác định nguyên nhân để có kế hoạch điều trị phù hợp.
Cách điều trị các vị trí đau lưng
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau nhức lưng mà có biện pháp điều trị phù hợp. Có thể điều trị tại nhà, điều trị y tế hoặc điều trị chuyên môn cụ thể như sau:
Chữa trị tại nhà
Cơn đau nhức lưng có thể được cải thiện khi áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà như: Nghỉ ngơi, chướng nóng, sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn… Người bệnh cũng cần phải chuyển động nhẹ nhàng nhằm ngăn ngừa tình trạng bị cứng khớp hoặc yếu cơ.
Điều trị y tế
Khi áp dụng những biện pháp điều trị giảm đau lưng tại nhà nhưng những cơn đau nhức không thuyên giảm thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ. Biện pháp điều trị y tế có thể được bác sĩ đề nghị, bao gồm:
- Dùng thuốc giảm đau kê đơn, hoặc thuốc giảm đau hây nghiện trong thời gian ngắn để giảm những cơn đau nhức lưng nghiêm trọng
- Dùng thuốc chống trầm cảm theo toa như amitriptyline
- Tiêm cortisone màng cứng hoặc quanh tủy sống chống viêm, giảm đau
- Vật lý trị liệu: Chườm lạnh, chườm nóng, kích điện qua da kích thích mô mềm ở lưng giảm đau nhức, sau đó người bệnh được hướng dẫn tập luyện một số bài tập để giảm đau tăng cường sức khỏe cột sống
Điều trị chuyên môn
Các vị trí đau lưng có thể cho biết những nguyên nhân nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Vì thế, khi có nghi ngờ, đau lưng do bệnh lý tiềm ẩn nào đó người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để có kế hoạch điều trị phù hợp. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật.
Trên đây là các vị trí đau lưng phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Xác định được nguyên nhân là biện pháp tốt nhất để giảm đau nhức, tránh những rủi ro nghiêm trọng xảy ra. Do đó, khi những cơn đau nhức lưng xuất hiện, kéo dài dù đã áp dụng biện pháp điều trị tại nhà, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.