Đau cách hồi là gì? Biểu hiện của bệnh gì? Cách điều trị

Đau cách hồi là thuật ngữ khá mới lạ với nhiều người nhưng thực chất nó là chứng bệnh đã xuất hiện từ lâu trong y học. Đây là cảm giác đau xuất hiện ở từng nhóm cơ và xảy ra ngắt quãng trong quá trình vận động, sinh hoạt. Để hiểu rõ hơn về chứng đau cách hồi và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả, bạn đọc đừng bỏ lỡ thông tin chia sẻ dưới đây.

Đau cách hồi là gì?

Đau cách hồi hay còn gọi là tình trạng đi khập khiễng cách hồi. Đây là cơn đau xảy ra khi lượng máu nuôi dưỡng tứ chi bị giảm sút gây ra tình trạng thiếu máu. Gây ra các cơn đau thường xảy ra khi người bệnh vận động, đi lại.

Thông thường, triệu chứng đau cách hồi thường xảy ra ở vùng cơ bắp chân. Tuy nhiên vùng đùi, mông và bàn chân cũng có thể gặp phải cảm giác khó chịu này. Ban đầu cơn đau chỉ xuất hiện khi người bệnh vận động. Khi bệnh diễn tiến nghiêm trọng cơn đau có thể xảy ra ngay cả khi đang nghỉ ngơi.

Triệu chứng đau cách hồi

Một trong những triệu chứng điển hình nhất của cơn đau cách hồi hay đau khập khiễng cách hồi là cảm giác đau nhức ở vùng bắp chân, mông, đùi và bàn chân. Tùy theo diễn tiến bệnh ở mỗi người mà tính chất, cường độ cơn đau sẽ có sự khác nhau nhất định.

đau cách hồi là gì

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng đi kèm như:

  • Cảm giác nóng và ngứa ran dưới da
  • Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức
  • Bàn chân lạnh vào ban đêm
  • Đau nhức ở hai bàn chân, rụng tóc,….
  • Một số triệu chứng khác ít được đề cập

Nếu gặp phải những cơn đau bất thường với các biểu hiện nêu trên mọi người nên chủ động thăm khám y tế để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Nguyên nhân đau cách hồi

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, đa số các trường hợp đau cách hồi là do bệnh lý gây ra. Trong đó những căn bệnh được đề cập nhiều nhất là:

  • Bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu giữa 2 đốt sống liền kề. Điều này khiến cho các dây chằng, gân cơ, mô mềm xung quanh bị chèn ép. Từ đó làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến các bộ phận trên cơ thể gây ra triệu chứng đau cách hồi.

Bệnh thường xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên những đối tượng khác cũng có thể mắc phải căn bệnh này nếu có thói quen làm việc, sinh hoạt không khoa học.

  • Bệnh hẹp ống sống

Là bệnh lý xảy ra khi lòng ống sống bị thu hẹp lại khiến các dây thần kinh và tủy sống trong lòng ống sống bị chèn ép. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động phản xạ của hệ thần kinh kèm theo cảm giác đau cách hồi, đau nhức lưng, cơ thể mệt mỏi, tầm vận động ngày càng bị hạn chế,….

Gai cột sống cũng là căn bệnh thường gặp về xương khớp gây ra triệu chứng đau cách hồi. Đây là tình trạng canxi bị lắng đọng tại cột sống hoặc khớp xương và hình thành nên các gai xương giả chèn ép lên tủy sống, dây thần kinh. Từ đó gây ra sự rối loạn phản xạ, đau nhức xương khớp, việc vận động, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.

  • Bệnh động mạch ngoại vi

Bệnh động mạch ngoại vi thường là hệ quả của tình trạng xơ vữa động mạch. Lúc này lòng mạch xuất hiện các mảng bám, mảnh vỡ hoặc các dị vật khác khiến lòng động mạch bị thu hẹp lại. Điều này khiến cho lưu lượng máu tuần hoàn qua động mạch bị giảm sút theo mức độ bệnh. Các bó cơ không được bão hòa oxy để thực hiện chức năng co cơ. Dẫn đến cơn đau cách hồi kèm theo các triệu chứng khác như: Yếu cơ, tê liệt chi tạm thời, rối loạn chức năng vận động,…

Cách điều trị đau cách hồi

Tùy vào nguyên nhân bệnh lý cũng như mức độ tổn thương của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng cách phương pháp khác nhau.

Cụ thể như sau:

Áp dụng các bài tập

Luyện tập, vận động thể chất là giải pháp điều trị ban đầu cho người bị đau cách hồi, đi khập khiễng cách hồi mức độ nhẹ. Mỗi người sẽ được tư vấn và hướng dẫn thực hiện một chế độ tập luyện khác nhau.

Kế hoạch tập luyện cho người bệnh bao gồm: Các bài tập có thể áp dụng, cường độ tập, thời gian tập/ lần và tần suất tập/ tuần. Trong đó bài tập được áp dụng phổ biến nhất là đi bộ. Thời gian đi bộ từ 30 phút đến 1 giờ đồng hồ. Trung bình 1 tuần người bệnh tập luyện 3 – 4 buổi và thực hiện liên tục trong ít nhất 3 – 6 tháng. Trong thời gian này người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa theo dõi sát sao về hiệu quả tập luyện và phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp xử lý kịp thời.

Thời gian đầu tập đi bộ, người bệnh sẽ tập luyện với thời gian ngắn từ 5 – 10 phút sau đó mới tăng dần cường độ để đạt được kết quả tốt mà không gây tác tác động tiêu cực cho sức khỏe.

Sử dụng thuốc

Thuốc Tây thường được sử dụng trong điều trị đau cách hồi là thuốc cilostazol. Loại thuốc này được sử dụng với mục đích giảm đau cho người bệnh khi vận động mà không gặp phải cảm giác khó chịu. Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thêm thuốc statins (nhằm mục đích kiểm soát mỡ máu) và thuốc kiểm soát huyết áp, tiểu đường,…

Can thiệp ngoại khoa

Can thiệp ngoại khoa là phương pháp điều trị phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp đau cách hồi mức độ nặng không có dấu hiệu phục hồi khi áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn.

Lúc này bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị phẫu thuật bằng kỹ thuật tái thông mạch từ đoạn mạch của cơ thể để nối qua đoạn mạch bị thu hẹp. Khi đó dòng máu sẽ chảy qua một cách bình thường để thực hiện chức năng cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Phương pháp thường được chỉ định với các trường hợp có sức khỏe tốt, độ tuổi dưới 70, không mắc bệnh tiểu đường và đoạn mạch được tái thông phải có khả năng lưu thông tốt. Sau phẫu thuật người bệnh cần sử dụng thêm các loại thuốc chống đông hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu để phòng ngừa tình trạng tắc cầu nối động mạch.

Đau cách hồi là triệu chứng xảy ra khá phổ biến ở nhiều đối tượng cảnh báo nhiều căn bệnh khác nhau. Do đó mọi người nên trang bị cho mình những thông tin cơ bản về tình trạng này để có biện pháp phòng ngừa, khắc phục hiệu quả.

0983340246