Vi khuẩn HP là tác nhân chính gây ra các căn bệnh về dạ dày. Tuy nhiên, đặc điểm của loại vi khuẩn này là gì, triệu chứng khi nhiễm khuẩn HP ra sao thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng lý giải về vấn đề này thông qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
Vi khuẩn HP là gì?
Loại vi khuẩn này là tác nhân gây nên các bệnh lý như viêm loét, trào ngược dạ dày, đau dạ dày… Để tồn tại và phát triển, vi khuẩn sẽ tiết ra một loại enzyme có khả năng cân bằng nồng độ axit có trong dạ dày.
Những người bị nhiễm loại vi khuẩn này ít khi gặp phải những triệu chứng, dấu hiệu lâm sàng. Có đến 10 đến 20% số người nhiễm khuẩn HP có nguy cơ biến chứng thành loét tá tràng và dạ dày. Ngoài ra, việc nhiễm vi khuẩn cũng chính là nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ chiếm từ 1 đến 2%.
Vi khuẩn HP thường có hình dạng cong hình chữ S. Ở đầu vi khuẩn có tới 4 đến 6 lông mảnh và nhỏ. Những lông này sẽ giúp vi khuẩn dễ dàng di chuyển trong lớp niêm mạc và thành dạ dày. Khuẩn HP thường sinh sống chủ yếu ở hang vị. Ngoài ra chúng còn tồn tại ở thân vị, vùng dị sản ở trong tá tràng.
Một số nguyên nhân dẫn đến sự lây nhiễm vi khuẩn HP:
- Do tiếp xúc với người bệnh thông qua tuyến nước bọt.
- Do ăn uống mất vệ sinh, không rửa tay sau khi vừa đi vệ sinh.
- Do dụng cụ xét nghiệm dạ dày không đảm bảo vệ sinh, tạo điều kiện cho khuẩn HP có khả năng lây truyền.
Vi khuẩn hp có tự hết không?
Theo các chuyên gia tiêu hóa hàng đầu cho biết, vi khuẩn HP không thể tự hết được. Ngược loại, loại vi khuẩn này lại rất phổ biến, dễ dàng bị tái nhiễm, khó có thể tiêu diệt được và gây hại cho sức khỏe của con người.
Nguyên nhân vi khuẩn HP không thể tự hết do: Môi trường dạ dày là môi trường sống thuận lợi của loại vi khuẩn này. Bên cạnh đó, vi khuẩn HP sống trong môi trường ở đường ruột, khoang miệng, hốc xoang, mảng bám chân răng cũng rất lâu nên tạo điều kiện thuận lợi để chúng hoành hành.
Riêng trong môi trường đất, không khí và nước vi khuẩn HP khá yếu ớt và tuổi thọ sống ngắn chỉ khoảng 1 – 4 tiếng trong thời gian tìm vật chủ ký sinh.
Như vậy, có thể khẳng định vi khuẩn HP không thể tự hết được nên khi nghi ngờ bị nhiễm vi khuẩn HP, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện thăm khám để có biện pháp điều trị phù hợp nhất.
Vi khuẩn HP có chữa được không?
Đây là câu hỏi thắc mắc của khá nhiều người. Theo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia, việc chữa trị khuẩn HP là điều không phải là dễ dàng. Kết quả điều trị thường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm cả phương pháp điều trị và các biện pháp phòng ngừa sau khi chữa bệnh. Ngoài ra, tình trạng bệnh lý và sức khỏe hiện tại của người bệnh cũng là những yếu tố giữ vai trò quan trọng.
Mặc dù vậy, vi khuẩn HP có thể được chữa khỏi nếu như người bệnh có phác đồ điều trị hiệu quả và có chế độ chăm sóc tốt. Đồng thời, nếu như bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời thì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi.
Khi phát hiện mình có những dấu hiệu của nhiễm khuẩn HP, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Các bước để xét nghiệm và điều trị bao gồm như sau:
- Người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định kiểm tra một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, nội soi dạ dày – tá tràng, kiểm tra nồng độ của ure…
- Dựa trên kết quả kiểm tra, các bác sĩ sẽ xác định được rằng bạn có nhiễm vi khuẩn HP hay không.
- Để đặc trị khuẩn HP, các loại thuốc hay được dùng là thuốc kháng sinh và thuốc có công dụng kháng axit trong dạ dày.
Song song với việc áp dụng các phương pháp điều trị chuyên khoa, bệnh nhân cần phải rèn luyện chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho hợp lý. Có như vậy thì khả năng khỏi bệnh mới cao.
Vi khuẩn HP sinh ra từ đâu?
Thông thường, vi khuẩn được lây truyền thông qua những con đường như sau:
- Qua tuyến nước bọt: Khuẩn HP tồn tại và phát triển trong các khoang miệng và tuyến nước bọt. Khi người khỏe mạnh dùng chung đồ dùng cá nhân với người nhiễm khuẩn HP thì khả năng lây nhiễm loại vi khuẩn này sẽ rất cao. Ngoài ra, những hoạt động như hôn môi, mớm thức ăn… cũng là điều kiện để khuẩn HP có thể dễ dàng bị lây lan.
- Qua đường phân: Phân cũng chính là nơi mà vi khuẩn HP và các loại vi khuẩn khác trú ngụ. Nếu như sau khi đi vệ sinh, bạn không rửa tay thật kỹ với xà phòng sát khuẩn thì khả năng lây nhiễm khuẩn HP từ phân sẽ rất cao.
- Qua các dụng cụ xét nghiệm: Các dụng cụ y tế nếu không được làm sạch và kháng khuẩn sau khi dùng cho người đã nhiễm khuẩn HP thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lây sang người lành.
Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP
Khi bị nhiễm vi khuẩn này, người bệnh sẽ có những dấu hiệu điển hình như sau:
- Luôn xuất hiện các cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội. Các cơn đau thường kéo dài trong nhiều giờ, kèm theo đó là cảm giác chướng bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ hơi.
- Buổi sáng thường xuất hiện triệu chứng nôn khan.
- Người nhiễm vi khuẩn HP phân có màu sắc khác lạ: Phân xuất hiện các tia máu, có màu đen.
- Thường xuyên buồn nôn, chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Bị nôn ra máu, trong các bãi nôn thường xuất hiện màu đen đặc giống như màu của cà phê.
Các triệu chứng của nhiễm vi khuẩn này thường tiến triển rất âm thầm. Chính vì vậy, khi bắt đầu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu trên, bạn cần phải kịp thời thăm khám và xét nghiệm khuẩn HP để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Bạn tuyệt đối không được chủ quan bởi nếu tình trạng bệnh kéo dài, cơ thể sẽ gặp phải nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Vi khuẩn HP chính là tác nhân gây nên các bệnh lý như viêm loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết dạ dày, đau dạ dày, hẹp môn vị, thủng dạ dày và biến chứng nặng nhất đó chính là ung thư dạ dày. Một khi đã mắc phải căn bệnh ung thư dạ dày, bạn sẽ ít có khả năng được chữa khỏi. Chưa kể, chi phí để điều trị ung thư dạ dày cũng không phải là con số nhỏ.
Cách điều trị vi khuẩn HP
Sử dụng các loại thuốc Tây
Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý và kết quả khi xét nghiệm mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau. Một số loại thuốc tây hay được dùng để đặc trị bệnh đó là:
- Thuốc kháng sinh: Tiêu biểu như Tinidazol, Amoxicillin, Metronidazol…
- Nhóm thuốc ức chế protein: Rabeprazole, Lansoprazole, Omeprazole…
- Thuốc kháng tiết H2: Nizatidine, Famotidine, Ranitidine…
- Thuốc kháng lại axit: NAHCO3, CACO3…
- Thuốc bảo vệ thành niêm mạc: Prostaglandin, Sucralfate
Mặc dù thuốc Tây trị vi khuẩn HP đem đến hiệu quả điều trị tức thời và nhanh chóng nhưng những tác dụng phụ của chúng không phải là nhỏ. Một số tác dụng phụ mà cơ thể có thể gặp phải khi lạm dụng quá nhiều thuốc tây trị nhiễm khuẩn HP đó là vị giác bị rối loạn, đi ngoài, tiêu chảy, phân có màu đen.
Ngoài ra, khi dùng thuốc Tây, bạn chú ý không nên sử dụng đồ uống có nhiều cồn và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng của mặt trời.
Sử dụng các bài thuốc nam điều trị vi khuẩn HP
- Chè dây : Hoạt chất Tanin và Flavonoid có trong loại cây này có tác dụng ức chế hoạt động của khuẩn HP. Ngoài ra chúng còn có khả năng kháng viêm và ngăn ngừa các vết loét dạ dày mở rộng hơn. Thường xuyên sử dụng nước uống từ chè dây, bạn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.
- Lá mơ: Các thành phần có trong lá mơ đã được nghiên cứu và chứng minh là có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Bài thuốc từ lá mơ cũng thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần giã nát lá mơ, bỏ phần bã và giữ phần nước để uống là đã có ngay cho mình một vị thuốc tự nhiên giúp diệt trừ vi khuẩn HP.
- Cây dạ cẩm: Loại cây này không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể mà còn có khả năng ngăn chặn sự trú ngụ của vi khuẩn ở trong thành dạ dày. Thời điểm dùng nước sắc của cây dạ cẩm thích hợp nhất là khi bị đau dạ dày và trước bữa ăn.
Rèn luyện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý trị vi khuẩn HP
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây giàu dưỡng chất trong chế độ ăn uống hàng ngày.
- Loại bỏ các món ăn, gia vị, đồ ăn cay nóng, nhiều axit ra khỏi thực đơn.
- Ăn uống sinh hoạt điều độ, không nằm luôn sau khi ăn xong, không ăn quá nhiều trước khi đi ngủ.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Đồng thời cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay cẩn thận sau khi đi vệ sinh.
Vi khuẩn HP điều trị bao lâu?
Thông thường, điều trị vi khuẩn HP trong thời gian ít nhất 2 tuần và điều trị duy trì có thể lên đến 4 – 8 tuần sau có thể khỏi hoàn toàn.
Trên đây là những thông tin cần biết về vi khuẩn HP cũng như cách để điều trị loại vi khuẩn này. Hy vọng bạn sẽ sớm chọn lựa cho mình một phương pháp điều trị phù hợp để căn bệnh không có cơ hội tiến triển ngày một trầm trọng hơn.
Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường