Vi Khuẩn HP Có Lây Không? Cơ Chế Và Lây Qua Đường Nào?

Vi khuẩn HP có lây không, lây qua đường nào và cơ chế lây truyền? Đây là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người. Nhiễm vi khuẩn này thường xảy ra ở rất nhiều độ tuổi khác nhau. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời và triệt để sẽ gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Vi khuẩn HP có lây không?

Vi khuẩn này được biết chính là một loại xoắn khuẩn. Chúng thường trú ngụ và sinh sôi ở trong dạ dày của con người. Để có thể tồn tại được trong một môi trường có tính axit cao, chúng sẽ tiết ra một loại enzym có tên là Urease. Mục đích là để giúp cân bằng và giảm nồng độ PH có trong dịch vị.

Các bệnh lý về dạ dày như viêm loét, trào ngược dạ dày, đau dạ dày, xuất huyết dạ dày xảy ra là do hoạt động của vi khuẩn này. Không chỉ vậy, vi khuẩn còn có khả năng làm tăng sự kích thích ở các tế bào, khiến bệnh có nguy cơ tiến triển sang giai đoạn ác tính và cuối cùng là dẫn đến căn bệnh ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP có lây không

Vi khuẩn HP hoàn toàn có khả năng lây từ người sang người thông qua đường tiêu hóa, đường dạ dày và đường phân. Sau đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đã nhiễm vi khuẩn gây trào ngược, viêm loét dạ dày.

  • Thường xuyên có cảm giác buồn nôn.
  • Xuất hiện những cơn đau dạ dày cấp tính.
  • Luôn có cảm giác chướng bụng, khó tiêu và đầy hơi.
  • Bị trào ngược axit dạ dày, thực quản.
  • Hệ tiêu hóa bị rối loạn, bị táo bón, tiêu chảy…

Những dấu hiệu khi người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP thường khá giống so với chứng viêm loét tá tràng – dạ dày. Để bệnh không có nguy cơ tiến triển nặng hơn, bạn cần phải đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Vi khuẩn HP lây qua đường nào?

Thông thường, vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa qua 3 con đường chủ yếu đó là:

Qua tuyến nước bọt

Vi khuẩn vốn được sinh sôi và trú ngụ trong phần dịch của dạ dày và trong nước bọt của người mắc bệnh. Nếu người đang khỏe mạnh mà dùng chung bát đũa hay dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh thì sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn HP.

Lây qua đường dạ dày

Trong quá trình làm các xét nghiệm và lấy mẫu dịch vị, nếu các bác sĩ không sát khuẩn thật kỹ các dụng cụ y tế thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh cho người lành.

Vi khuẩn lây qua đường phân

Phân cũng là nơi mà vi khuẩn thường trú ngụ. Sau khi đi vệ sinh, nếu người bệnh không rửa tay sạch sẽ và sát khuẩn bằng xà phòng, khả năng lây lan và phát tán của vi khuẩn HP ra bên ngoài sẽ rất nhanh.

Lây qua đường khác

Không chỉ vậy, vi khuẩn HP còn có khả năng lây qua những con đường khác mà muỗi, ruồi, gián chính là nguồn lây trung gian. Chính vì vậy, bạn nên che chắn và đậy thức ăn thật kín sau khi ăn xong. Thêm vào đó, bạn cần phải mua những loại thực phẩm đảm bảo vệ sinh và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Vi khuẩn HP lây qua đường nào

Cơ chế lây truyền của vi khuẩn HP

Theo như phần thông tin phía trên cho biết thì vi khuẩn này rất dễ dàng lây truyền qua tuyến nước bọt, đường phân và lây từ dụng cụ xét nghiệm với người nhiễm bệnh.

Khi đi vào dạ dày, chúng sẽ tiết ra một loại enzyme có khả năng phá hủy lớp niêm mạc và thành dạ dày. Từ đó tạo điều kiện cho acid của dạ dày tràn ra, xâm nhập và gây tổn thương đến dạ dày – tá tràng.

Không chỉ vậy, độc tố ở vi khuẩn HP còn khiến cho lớp tế bào bị hoại tử. Đây chính là điều kiện để axit trong dịch vị xâm nhập và gây nên tình trạng viêm loét dạ dày.

Cách điều trị nhiễm vi khuẩn HP

Để điều trị tình trạng nhiễm vi khuẩn này, người bệnh có thể áp dụng một trong số các phương pháp sau:

Sử dụng thuốc tây

Tùy theo tình trạng bệnh cũng như cơ địa của từng người mà các bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân những loại thuốc điều trị phù hợp. Một số loại thuốc kháng sinh hay được các bác sĩ sử dụng cho bệnh nhân gồm thuốc Tetracyclin, Amoxicillin, Clarithromycin…

Đa số thuốc kháng sinh sẽ đem đến nhiều tác dụng phụ khác nhau. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ . Bạn tuyệt đối không nên tăng giảm liều uống, sử dụng thuốc một cách bừa bãi bởi có thể gây nên nhiều tác dụng phụ đối với cơ thể.

Ngoài thuốc kháng sinh, các bác sĩ sẽ kê thêm thuốc tráng men dạ dày, thuốc làm giảm dịch tiết của axit của dạ dày.

Điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc Tây y không được khuyến nghị sử dụng trong một thời gian dài bởi chúng có thể gây nên một số tác dụng phụ đến cơ thể. Từ đó, người bệnh dễ bị chóng mặt, cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Thậm chí còn gây ra tình trạng kháng thuốc.

Cách điều trị nhiễm vi khuẩn HP

Sử dụng các loại thuốc Đông y

Thuốc Đông y điều trị nhiễm vi khuẩn HP thường có ưu điểm là khá an toàn và lành tính, không chứa thành phần tân dược gây hại cho cơ thể. Những bài thuốc này đã được lưu truyền từ ngàn đời và được cha ông ta để lại cho thế hệ sau. Một số vị thuốc quen thuộc phải kể đến như cam thảo, bạch thược, ô tặc cốt…

Ngoài thuốc Đông y thì nhiều người cũng thường hay sử dụng các mẹo chữa bệnh từ các vị thuốc tự nhiên như gừng, nghệ, mật ong, lá khôi, chè dây… Tuy nhiên, để thấy được hiệu quả rõ rệt thì người bệnh cần phải có sự kiên trì.

>> Xem ngay: Cách chữa vi khuẩn hp bằng thuốc nam dân gian đơn giản tại nhà

Phòng ngừa bị lây nhiễm vi khuẩn HP

  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, không ăn uống chung với người đang bị bệnh.
  • Đậy kín thức ăn sau khi sử dụng. Đồng thời cần tiêu diệt ruồi, muỗi, gián…
  • Ăn chín, uống sôi, hạn chế sử dụng thực phẩm sống.
  • Khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh, cần điều trị kịp thời và triệt để, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn.

Trên đây là những lý giải về vấn đề vi khuẩn HP có lây không, lây qua đường nào và cơ chế lây truyền. Mỗi chúng ta cần có ý thức chủ động phòng ngừa bệnh lý, đồng thời cần ngăn chặn dấu hiệu ban đầu khi bị nhiễm khuẩn HP. Có như vậy thì bệnh không có nguy cơ tiến triển và gây nên nhiều vấn đề nguy hiểm đối với sức khỏe.

0983340246