Viêm khớp nhiễm trùng nhiễm khuẩn sinh mủ là căn bệnh phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng vận động. Vậy, khi mắc bệnh gây nhiễm khuẩn sinh mủ phải làm sao cho nhanh khỏi mà không để lại biến chứng?
Viêm khớp nhiễm trùng là gì?
Viêm khớp nhiễm trùng là hiện tượng một hoặc nhiều khớp bị tấn công bởi các loại vi trùng. Cơ chế được cho là các loại vi trùng như virus, vi khuẩn, nấm tấn công vào các vết thương hở miệng. Lúc này, lớp niêm mạc tại vùng tổn thương da không có khả năng sản sinh ra các kháng thể ngăn cản sự xâm nhập của vi trùng. Do vậy, chúng dễ dàng xâm nhập vào hoạt dịch khớp là chất bôi trơn gây bất hoạt hay viêm vùng khớp, tổn thương sụn.
Ngoài ra tình trạng viêm khớp nhiễm trùng còn là do các nhóm vi trùng này còn có thể xâm nhập vào các vùng khớp thông qua tiêm thuốc, vết mổ, phẫu thuật gần vùng khớp. Đôi khi nhóm vi trùng cũng có thể lây qua quan hệ tình dục ví dụ như vi khuẩn lậu. Bệnh thường gặp ở vùng khớp gối hoặc có thể xảy ra ở bả vai hoặc vùng hông.
Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng có một số trường hợp nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn như: Viêm đau khớp bả vai, viêm vùng khớp gối, bệnh đái tháo đường, thấp khớp hoặc một số người thường xuyên sử dụng ma túy, chất kích thích,… Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường có triệu chứng sốt cao, run, lạnh, kèm theo vùng khớp đỏ, sưng, nóng, ấm. Bệnh thường tiến triển rất nhanh gây phá hủy vùng xương sụn sau đó nhiễm trùng tổn thương da.
Thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán viêm khớp nhiễm trùng bằng cách chọc hút dịch hoạt để xác định các loại vi trùng từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Do đó, bạn cần đi khám để được điều trị bệnh kịp thời tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ là bệnh gì?
Viêm đau khớp nhiễm khuẩn sinh mủ là tình trạng vùng khớp bị viêm do tác nhân gây ra là vi khuẩn. Bệnh thường xảy ra khi cơ thể đã có tổn thương khác trước đó. Theo đó, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường máu hoặc các vết thương hở, ổ nhiễm khuẩn gần khớp gây ra tình trạng viêm lâu dần sinh mủ.
Nguyên nhân gây bệnh thường do các loại vi khuẩn có khả năng tồn tại trên da:
- Vi khuẩn tụ cầu: Đây là nhóm vi khuẩn gây viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ phổ biến và hay gặp nhất. Trong đó vi khuẩn có tên là Staphylococcus aureus là thủ phạm chính gây ra bệnh, chúng thường tồn tại trên da người. Khi vùng da bị nhiễm trùng, nhóm vi khuẩn này sẽ tấn công vào da và máu sau đó xâm nhập tới vùng khớp gây viêm nhiễm và mưng mủ. Hiện nay, việc điều trị loại vi khuẩn tụ cầu này còn gặp khó khăn do thuốc kháng sinh còn nhiều hạn chế.
- Nhóm cầu khuẩn: Liên cầu, mô não cầu, lậu cầu,…Nhóm vi khuẩn này ít gặp hơn so với vi khuẩn tụ cầu.
- Nhóm trực khuẩn: Coli, Pfeiffer, giang mai, thương hàn,…Nhóm này có thể gây viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ nhưng hiện nay các trường hợp bệnh liên quan đến vi khuẩn này hiếm gặp.
Bệnh thường chia thành hai giai đoạn kéo dài với các triệu chứng điển hình cụ thể như sau:
- Giai đoạn khởi phát: Bệnh thường kéo dài 3 đến 14 ngày với xuất hiện các triệu chứng đau, sưng, nóng đỏ nhiều tại vùng khớp, vùng sụn. Người bệnh có thể kèm theo hiện tượng sốt cao, lạnh run, mệt mỏi, chán ăn. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ bệnh có diễn biến nặng có thể gây nôn ói ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
- Giai đoạn muộn của viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ: Tại vị trí vùng khớp đau rát, nóng đỏ sẽ xuất hiện mủ và có hiện tượng vết mủ lan rộng. Người bệnh cảm thấy đau liên tục gây khó khăn trong quá trình đi lại.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể nổi hạch tại vùng bẹn, bị teo cơ do hạn chế vận động. Vì vậy, để hạn chế tình trạng nhiễm trùng khớp, người bệnh cần phải được thăm khám bác sĩ kịp thời cũng như có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ khoa học.
Ngoài ra, căn bệnh viêm khớp vảy nến cũng là một trong những căn bệnh ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe mà bạn cũng cần phải hết sức chú ý!!!
Bị viêm khớp nhiễm trùng phải làm sao?
Khi gặp tình trạng nhiễm trùng do viêm xương khớp phải làm sao là câu hỏi mà hầu hết bệnh nhân đều lo lắng và muốn tìm ra phương pháp chữa trị. Trước hết chúng tôi khuyên người bệnh nên kết hợp giữa phòng ngừa và điều trị theo tư vấn của bác sĩ nhằm chữa trị khỏi bệnh không để lại biến chứng.
Phòng bệnh viêm khớp nhiễm trùng
- Cần hạn chế tối đa các chấn thương xương khớp, tổn thương vùng da.
- Không nên sử dụng các chất kích thích như ma túy, rượu, cafe,…
- Tránh lạm dụng thuốc có chức năng gây suy giảm miễn dịch trong thời gian dài.
- Điều trị dứt điểm các bệnh nền như đái tháo đường, viêm xương khớp,…
- An toàn trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật để hạn chế các lây nhiễm, nhiễm trùng tổn thương vùng da, xương khớp.
- Vệ sinh sạch sẽ các vết thương hở gần khớp để tránh các loại vi trùng xâm nhập gây tổn thương vùng khớp.
Điều trị viêm khớp nhiễm trùng theo phác đồ của bác sĩ
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh. Các bác sĩ thường lựa chọn theo các phác đồ điều trị riêng đối với từng bệnh nhân bởi nó phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh.
- Sử dụng kháng sinh
Thực tế, có 90% người mắc bệnh có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh. Ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch nhằm mục đích thuốc đến vùng khớp làm bất hoạt các loại vi trùng. Đồng thời, người bệnh cũng được kê thuốc kháng sinh để uống. Theo đó, bệnh viêm khớp nhiễm trùng có thể sẽ khỏi trong khoảng từ ba đến bảy tuần nếu điều trị liên tục bằng thuốc.
Tuy vậy, khi sử dụng nhiều thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể của người bệnh với các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng toàn thân. Khi có các dấu hiệu này, người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc và tham vấn ngay ý kiến của bác sĩ.
- Tháo hoạt dịch vùng khớp
Hiện nay, tháo hoạt dịch vùng khớp được các bác sĩ ưu tiên sử dụng nhằm mục đích lấy mẫu vi khuẩn, vi trùng để kiểm tra để giúp điều trị bệnh viêm khớp nhiễm trùng được hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, khi tháo dịch tại vùng khớp bị nhiễm trùng sẽ giúp loại bỏ được vi khuẩn gây bệnh, hạn chế những áp lực lên vùng khớp. Để tháo hoạt dịch vùng khớp các bác sĩ tiến hành bằng cách nội soi khớp.
Một ống của máy được nối với máy ảnh video, đầu còn lại được bác sĩ đặt bên trong khớp thông qua vết rạch. Lúc này, ống hút sẽ thực hiện chức năng của nó là hút sạch các dịch khớp bị nhiễm ra ngoài.
Đặc biệt, bác sĩ cũng có thể sử dụng kim để loại bỏ dịch ra khỏi khớp nhiễm cũng là phương pháp điều trị viêm khớp nhiễm trùng hiệu quả. Phương pháp này được sử dụng hàng ngày cho đến khi không tìm thấy các loại vi khuẩn tồn tại bên trong khớp. Khi tình trạng bệnh dần hồi phục, người bệnh có thể được khuyên di chuyển vận động nhẹ nhàng để hạn chế cứng cơ, yếu cơ, giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể.
Việc phòng và điều trị bệnh là điều cần thiết. Nên bạn cũng cần phải có kiến thức về căn bệnh này. Ngoài ra, bệnh viêm khớp phản ứng cũng là một trong những bệnh mà bạn cần quan tâm.
Trên đây là một số cách phòng ngừa và điều trị bệnh được các bác sĩ lựa chọn trong điều trị. Tuy nhiên để được điều trị dứt điểm người bệnh nên đến khám trực tiếp từ bác sĩ.
Tóm lại, khi mắc bệnh viêm khớp nhiễm trùng nhiễm khuẩn sinh mủ người bệnh không cần quá lo lắng mà thay vào đó cần lựa chọn các bác sĩ chuyên khoa xương khớp để khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Với bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để giải đáp một số thắc mắc liên quan tới bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.