Gan nhiễm mỡ nhẹ có nguy hiểm không? Cách ngăn chặn bệnh hiệu quả

Gan nhiễm mỡ nhẹ là gì? Phải làm sao để phân biệt được bệnh thể nhẹ với các thể khác? Đây là một trong bệnh lý về gan đang rất hay gặp trong thời gian gần đây. Trong đó, bệnh được chia ra thành nhiều giai đoạn khác nhau trong đó gan bị nhiễm mỡ nhẹ được nằm ở cấp độ 1, là thời gian đầu tiên lúc bệnh mới xuất hiện. Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu thêm một số thông tin bổ ích nhằm giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.

Gan nhiễm mỡ nhẹ có nguy hiểm không?

Gan là cơ quan nội tạng được xem là lớn nhất trong cơ thể mỗi người, chúng đảm nhận vai trò chuyển hoá từ các chất độc thành các chất ít hoặc không độc rồi đào thải ra bên ngoài. Đồng thời chúng cũng là nơi tổng hợp nên protein huyết tương, dự trữ các glycogen, sản xuất dịch mật và có vị trí quan trọng đối với hoạt động của hệ tiêu hoá. Chính bởi vậy mà việc bảo vệ sức khỏe lá gan cũng chính là bảo vệ sức khỏe cho mỗi người.

Theo sinh lý bình thường của cơ thể người, nếu lượng mỡ trong gan đạt từ 3-5% được đánh giá là một lá gan đang khoẻ mạnh. Còn nếu các trường hợp xét nghiệm chỉ số mỡ tại gan đạt trên 5% chứng tỏ bạn đang bị bệnh.

Gan nhiễm mỡ nhẹ

Tuỳ thuộc vào lượng  mỡ được tích tụ mà các bác sĩ sẽ chia bệnh thành 3 giai đoạn tổn thương kháu nhau, bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Hay còn gọi là gan nhiễm mỡ nhẹ, có quy định lượng mỡ tích tụ là trên 5% trọng lượng của gan. Thông thường, ở giai đoạn này người bệnh không có dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng nên khả năng nhận biết là rất khó khăn.
  • Giai đoạn 2: Được tiến triển từ giai đoạn 1, hay còn gọi là bệnh ở giai đoạn trung bình với tỷ lệ mỡ đạt từ 10-25% trọng lượng của gan.
  • Giai đoạn 3: Mức độ này được đánh giá là vô cùng nghiêm trọng, có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời với tỷ lệ mỡ đạt trên 30% trọng lượng gan.

Gan nhiễm mỡ nhẹ là như thế nào?

Bệnh ở giai đoạn này được đánh giá là cấp độ đầu tiên của bệnh. Ở thể này, các kiểm tra sẽ chi phát hiện được một lượng rất nhỏ là mỡ tích tụ ở gan, không ảnh hưởng gì đến các mô tế bào hay chức năng của gan.

Ở giai đoạn nhẹ, gan thường chưa xuất hiện nhiều tổn thương, bởi vậy mà đa số người bệnh bị mơ hồ, không thể phát hiện hay nhận biết rõ ràng bệnh. Thông thường, bệnh nhân chỉ nhận ra trong lúc đi khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm hoặc siêu âm gan. Thế nhưng bên cạnh đó, người bệnh vẫn phần nào có thể chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ thể nhẹ dựa theo các biểu hiện lâm sàng sau:

  • Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, lười vận động hoặc vận động một cách vô cùng khó khăn. Điều này là do chức năng của gan đang bị suy yếu dẫn đến làm chậm quá trình chuyển hoá và tạo nguồn năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
  • Cảm giác buồn nôn và nôn: Một khi lá gan của bạn xuất hiện tổn thương dù chỉ là nhẹ nhất thì chúng sẽ kích thích nhằm báo hiệu tình trạng nguy hiểm bằng triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, nôn, cùng với đó là tâm lý mệt mỏi, không muốn ăn uống, khó tiêu hoá, đi tiểu nước có màu vàng đậm như nước chè, đại tiện phân màu xám,…
  • Hiện tượng đau tức nhẹ vùng hạ sườn phía bên phải.
  • Tiếp đó là bệnh nhân thường xuất hiện tình trạng vàng mắt, vàng da nhẹ do nồng độ chất bilirubin có trong máu bị tăng cao.

Tuy bệnh gan nhiễm mỡ ở thể nhẹ thường chưa ảnh hướng nhiều đến tính mạng. Thế nhưng nếu như chúng không được kịp thời ngăn chặn và điều trị thì khả năng cao là bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, tăng dần lên thành cấp độ 2, 3 hoặc thậm chí là các bệnh về gan khác như xơ gan, ung thư gan. Lúc này, người bệnh sẽ có đặc điểm nhận biết rõ rệt của chứng suy gan chẳng hạn như:

  • Cân nặng bị sụt giảm một cách nghiêm trọng.
  • Ăn uống không còn cảm thấy ngon miệng.
  • Cơ thể dễ bị chảy máu dù chỉ là các chấn thương hay va chạm rất nhỏ.
  • Có triệu chứng run tay.
  • Xuất hiện tình trạng máu bị khó đông, khó cầm máu.
  • Tay chân bị ngứa ngáy khó chịu và lan rộng khắp toàn cơ thể.
  • Suy giảm trí nhớ, hay quên.
  • Suy giảm các ham muốn và nhu cầu về sinh lý và tình dục.

Bởi bệnh gan nhiễm mỡ thể nhẹ thường chỉ có các dấu hiệu mơ hồ không mang tính đặc trưng, vậy người bệnh và bác sĩ có thể dựa vào các kỹ thuật cận lâm sàng hiện đại như xét nghiệm máu, men gan, siêu âm vùng gan, chụp cắt lớp CT,… để chẩn đoán sớm bệnh, mang ý nghĩa quyết định cho việc điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm: Gan nhiễm mỡ do rượu bia nguy hiểm tới mức nào? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Khi bị gan nhiễm mỡ nhẹ phải làm sao?

Có thể nói, chế độ ăn uống thiếu khoa học, cùng với đó là thói quen sinh hoạt không hợp lý, uống nhiều rượu bia chính là thủ phạm gây nên bệnh gan mỡ ở thể nhẹ. Bởi vậy mà việc sắp xếp sinh hoạt hợp lý, cân bằng chế độ ăn uống được cho là giải pháp điều trị bệnh phù hợp mà hiệu quả ngay từ đầu. Đồng thời chúng cũng tiết kiệm cho người bệnh một khoản chi phí chữa trị không nhỏ.

Khi bị gan nhiễm mỡ nhẹ phải làm sao?

Và hơn hết, một thực đơn ăn uống lành mạnh và sinh hoạt khoa học còn đem lại cho bạn một cơ thể mạnh khỏe, nâng cao sức đề kháng nhằm đẩy lùi bệnh tật. Chính vì vậy, khi được chẩn đoán mắc gan nhiễm mỡ giai đoạn nhẹ, bạn cần:

Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý:

  • Phân bố và sắp xếp sao cho thời gian nghỉ ngơi thư giãn và thời gian làm việc phải cân bằng, phù hợp.
  • Hạn chế các căng thẳng trong công việc hay cuộc sống gây ra tình trạng mệt mỏi, stress, suy nhược cơ thể.
  • Thường xuyên tham khảo và kiên trì tập luyện các bài thể dục thể thao tối thiểu từ 25-30 phút mỗi ngày nhằm tăng cường hoạt động của các cơ quan, tăng sự thải độc.
  • Duy trì trọng lượng của cơ thể ở mức cân đối, hạn chế tình trạng ăn uống mất kiểm soát dẫn đến thừa cân, béo phì.
  • Tuân thủ quy định và lời tư vấn về việc cần khám sức khỏe định kỳ tối thiểu ít nhất là 6 tháng/một lần.

Chế độ ăn uống cho người bệnh gan nhiễm mỡ nhẹ

  • Cần bổ sung các vitamin, khoáng chất, chất xơ, omega 3,… có ở các loại thực phẩm gồm trái cây tươi, các loại đậu, rau xanh,…
  • Tránh ăn các nhóm đồ ăn có chứa nhiều phân tử cacbohydrat từ đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp có chứa chất bảo quản, dầu mỡ từ động vật,…
  • Hạn chế thức ăn chiên rán bằng nhiều dầu mỡ, đồ chiên đi chiên lại nhiều lần, các đồ ăn cay nóng.
  • Tuyệt đối nói không với bia rượu, các chất kích thích hay đồ uống chứa cồn.

Sử dụng các loại thuốc, thảo dược và thực phẩm hỗ trợ điều trị

Ngoài những biện pháp điều trị gan nhiễm mỡ nhẹ kể trên, người bệnh còn được các bác sĩ khuyên dùng kết hợp với các loại thuốc nam, các bài thuốc đông y có nguồn gốc từ thiên nhiên vừa an toàn, tiết kiệm lại vừa giúp bạnh cân bằng lại chỉ số mỡ có trong gan mà ít gây ra tác dụng phụ. Đồng thời giúp làm mát lá gan, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về gan khác như xơ gan, viêm gan, các bệnh tim mạch,…

Có thể kể đến các cây thuốc nổi bật như diệp hạ châu, cà gai leo, hoa atiso, nhân trần, lá cây xạ đen, giảo cổ lam, hoàng bá,…

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về bệnh lý gan nhiễm mỡ nhẹ mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc, góp phần giải đáp các thắc mắc của bạn về bản chất và các triệu chứng nhận biết điển hình của bệnh. Ngoài ra, bạn nên chủ động đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn chi tiết hơn. Chúc bạn mau khỏi bệnh!

0983340246