Gan nhiễm mỡ là gì? Có chữa khỏi không? Nguyên nhân triệu chứng

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý phổ biến trong thời gian gần đây, chúng được xem là một trong số các tác nhân chính gây nên xơ gan, ung thư gan. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa căn bệnh trên, mời bạn tham khảo bài viết chi tiết của chúng tôi dưới đây.

Gan nhiễm mỡ là gì? Có mấy cấp độ

Gan là cơ quan nội tạng lớn thứ hai trong cơ thể con người. Chúng đảm nhiệm chức năng xử lý, lọc máu và đào thải tất cả các độc tố có trong người bằng cơ chế chuyển hoá thành các chất ít độc hoặc không độc, tư đó dễ dàng thải ra ngoài hơn. Một khi gan xảy ra vấn đề hay chứa lượng mỡ vượt quá thì chúng sẽ có nguy cơ cao bị thương tổn và phát sinh nên bệnh lý về gan, đặc biệt là bệnh gan nhiễm mỡ.

Bệnh lý này được tạo ra do lượng mỡ thừa không thể đào thải ra ngoài cơ thể hoặc chuyển hoá, chúng tích tụ tại gan khiến gan bị suy yếu và giảm chức năng. Thông thường nếu nồng độ mỡ trong gan của bạn xét nghiệm ở mức trên 5% thì có nghĩa là bạn đang bắt đầu mắc phải chứng bệnh này.

gan nhiễm mỡ

Tuỳ vào tỷ lệ mỡ có trong gan mà người ta chia thành các cấp độ khác nhau, cụ thể như sau:

  • Cấp độ 1: Tỷ lệ mỡ trong gan chiếm từ 5-10%. Đây là thể nhẹ và ít có nguy hiểm. Giai đoạn này nếu được phát hiện kịp thời thì khả năng chữa trị khỏi là rất cao.
  • Cấp độ 2: Tỷ lệ mỡ trong gan chiếm từ 10-25%, chúng được cho là tiến triển của giai đoạn 1 nhưng có phần nghiêm trọng hơn. Lúc này mỡ và chất béo bắt đầu có dấu hiệu tích tụ nhiều tại cơ hoành và nhu mô gan. Không những vậy, các đường bờ tĩnh mạch của người bệnh cũng bị giảm đi đáng kể và rất khó để xác định. Hiện gan nhiễm mỡ ở cấp độ 2 chưa có biện pháp chữa trị cụ thể và có nguy cơ rất cao tiến tới giai đoạn 3.
  • Cấp độ 3: Tỷ lệ mỡ trong gan chiếm từ 25-30%. Đây được xem là cấp độ bệnh nguy hiểm nhất, nếu không tiến hành điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị tử vong.

Nguyên nhân gan nhiễm mỡ

Trước khi tìm hiểu các triệu chứng đặc trưng của bệnh, chúng ta hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân gây bệnh phổ hiến, cụ thể gồm:

  • Người nghiện rượu bia hoặc sử dụng trong thời gian dài do công việc, tiếp khách,… là nguyên nhân chính gây ra bệnh.
  • Người bị tăng cân, thừa cân, béo phì.
  • Đái tháo đường.
  • Các rối loạn trong di truyền liên quan đến các acid béo tại ty thể.
  • Lipid trong máu tăng.
  • Các hội chứng rối loạn do suy giảm hệ miễn dịch, viêm ruột.
  • Các bệnh lý về gan khác.
  • Gan nhiễm mỡ do thiếu hụt protein.

Ngoài ra, còn phải kể đến các căn nguyên gây bệnh cấp tính như:

  • Bệnh lý ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
  • Do nhiễm các loại chất độc ở dạng hợp chất.
  • Do hội chứng Reye.
  • Do chứng ói mửa Jamaican.
  • Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh có tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến chức năng gan thận.

Triệu chứng gan nhiễm mỡ cần chú ý

Bạn cần phân biệt rõ dấu hiệu bị bệnh ở từng giai đoạn để xác định tình trạng của bản thân.

  • Cấp độ 1: Đa số các trường hợp bị bệnh ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng hoặc dấu hiệu rõ ràng gì. Bạn chỉ có thể phát hiện khi đi khám và làm siêu âm, xét nghiệm máu.
  • Cấp độ 2: Bệnh nhân đã bắt đầu có các biểu hiện như ăn uống không ngon miệng, thường bị đầy bụng, khó tiêu, cơ thể thường thấy mỏi mệt, buồn nôn. Tuy nhiên chúng xảy ra mơ hồ và không mang tính đặc trưng khiến nhiều người bệnh chủ quan.
  • Cấp độ 3: Ở cấp độ 3, bệnh bắt đầu tiến triển và xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như vàng mắt, vàng da, đau tức vùng hạ sườn, nước tiểu màu vàng đậm, sút cân nhanh chóng,…

Ngoài ra, nếu bệnh không điều trị đúng cách, kịp thời sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm mà bạn có thể gặp như xơ gan, ung thư gan, viêm gan.

Gan nhiễm mỡ có chữa được không?

Có thể nói, bệnh lý này ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của cơ thể. Vậy liệu bệnh có thể chữa khỏi được không? Đừng lo vì câu trả lời là hoàn toàn có thể điều trị và kiểm soát. Thế nhưng muốn đạt hiệu quả điều trị tốt thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cơ địa, thể trạng đối tượng, thời gian phát hiện, mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng như mức độ tuân thủ phác đồ điều trị của từng trường hợp.

Thông thường, đối với người phát hiện bệnh sớm, kết hợp điều trị tại viện và tại nhà thì tỷ lệ khỏi bệnh sẽ cao hơn những trường hợp tự ý chữa bệnh không theo phác đồ. Nghiêm trọng hơn là rất có thể người bệnh sẽ gặp phái tác dụng phụ hoặc biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Cách phòng tránh gan nhiễm mỡ hiệu quả

Chủ động phòng bệnh là giải pháp hàng đầu, là lá chắn giúp bạn không phải “sống chung” cùng căn bệnh này. Hãy tuân thủ theo một số lời khuyên từ chuyên gia như sau:

  • Tập luyện thể thao hàng ngày và duy trì trọng lượng cơ thể: Theo số liệu được thống kê thì tỷ lệ người bị thừa cân béo phì bị mắc bệnh chiếm đến hơn 75%. Với những người lười vận động và tập thể thao, hàm lượng chất béo tồn tại trong cơ thể không chuyển hoá được mà sẽ tích tụ tại gan, làm tăng nguy cơ bị bệnh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý trong quá trình luyện tập, nên lựa chọn các động tác phù hợp, bắt đầu vận động dần dần từ nhẹ đến nặng, duy trì khoảng 15-30 phút mỗi ngày.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học: Để phòng chống bệnh gan nhiễm mỡ, bạn cần thiết lập cho bản thân một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, lành mạnh và khoa học. Nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi nhằm tăng cường đào thải độc tố, nâng cao sức đề kháng. Đồng thời, tránh ăn các loại đồ ăn cay nóng, đồ ngọt, nhiều chất béo hay nội tạng của động vật.
  • Hạn chế dùng bia rượu: Rượu bia khi đi vào cơ thể sẽ làm hạn chế quá trình oxy hóa các acid béo ngoài gan, hạn chế tổng hợp chất lipoprotein, khiến mỡ tại gan không thể đào thải, làm chức năng gan bị suy giảm. Không chỉ vậy, việc sử dụng bia rượu còn làm tăng acid glucose photphat, cacbohidrat và tăng quá trình huy động lượng mỡ từ các mô dự trữ. Điều này dẫn tới chứng tăng hình thành triglycerid và este của acid béo, gây nên bệnh gan nhiễm mỡ mạn tính hoặc cấp tính.
  • Không ăn các thực phẩm tạo từ các chất béo đồng phân có trong đồ ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp, bơ đậu phộng, khoai tây chiên,… bởi chúng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Người có tiền sử bị đái tháo đường hoặc có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh cần hạn chế và kiểm soát nồng độ đường ở trong máu, theo dõi sức khỏe thường xuyên để tránh bị suy gan, xơ gan.
  • Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh cáu giận hay căng thẳng làm tăng khả năng bị bệnh lý gan nhiễm mỡ. Đồng thời, cần sắp xếp sao cho thời gian làm việc và nghỉ ngơi được cân bằng hợp lý.
  • Chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế để phát hiện và tầm soát các bệnh về gan, viêm gan A, B, C,…

Hy vọng rằng với những thông tin bổ ích mà chúng tôi cung cấp ở bài đọc sẽ phần nào giúp bạn hiểu và có một cái nhìn tổng quan nhất về bệnh lý gan nhiễm mỡ. Đồng thời, người bệnh nên chủ động khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần nhằm phòng ngừa bệnh kịp thời. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

0983340246