Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Uống Sữa Gì? Có Nên Uống Glucosamine

Thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì, có nên uống glucosamine không là vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Bài viết dưới đây xin được chia sẻ cùng với bạn đọc một số thông tin hữu ích xoay xung quanh chủ đề này.

Thoát vị đĩa đệm có nên uống sữa không?

Mỗi người có ba mươi ba đốt xương sống và nằm giữa chúng là các đĩa đệm. Một khi chúng chịu tác động do tổn thương lao động hoặc do tuổi tác, phần nhân nhầy sẽ rò rỉ ra ngoài lớp bảo vệ rồi chèn ép lên dây thần kinh và gây ra đau.

Bên cạnh các biện pháp điều trị, một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể tăng tốc độ phục hồi ở những bệnh nhân bị trượt đĩa đệm. Câu hỏi đặt ra lúc này là người bị thoát vị đĩa đệm có nên uống sữa không. Các bác sĩ nói rằng đĩa đệm vốn cấu tạo từ sụn và dịch lỏng trong phần nhân, nó vốn hoàn toàn không liên hệ với canxi, thành phần cấu tạo nên xương.

Thoát vị đĩa đệm có nên uống sữa không ?

Chính vì thế, việc uống sữa không giúp ích quá nhiều cho người bệnh thoát vị nhưng sữa lại đem lại lợi ích cho sức khỏe tổng thể của hệ xương và cột sống. Bởi vì trong sữa chứa rất nhiều thành phần khoáng chất và vitamin:

  • Canxi: Xây dựng sức khỏe, duy trì trọng lượng xương và răng.
  • Protein: Cung cấp năng lượng và giúp sửa chữa mô cơ.
  • Kali, photpho: Bộ đôi vàng giúp duy trì huyết áp và làm xương chắc khỏe.
  • Vitamin D: Tổng hợp canxi duy trì cho xương.
  • Vitamin B12: Giúp sản sinh tế bào hồng cầu và duy trì mô dây thần kinh khỏe mạnh.
  • Vitamin A: Tăng cường hệ miễn dịch.

Thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì?

Có nhiều loại sữa mà người bệnh thoát vị nên thêm vào thực đơn hàng ngày của mình, chúng bao gồm:

Sữa không chất béo (free fat milk)

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng việc tiêu thụ sữa không chất béo mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe hơn sữa nguyên chất hoặc sữa ít béo. Bởi vì nó đã được loại bỏ các chất béo bão hòa, phần lớn cholesterol và một số calo khiến cơ thể dễ tăng cân.

Đối với những người thoát vị đĩa đệm, sữa không béo giúp tăng cường tối ưu sức khỏe nhờ vào:

  1. Protein: Sữa không béo là một nguồn cung cấp protein chất lượng cao dồi dào. Nó bao gồm casein và whey, những protein chứa tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể. Con người cần loại protein kể trên để xây dựng cơ bắp và duy trì trọng lượng của xương. Không chỉ vậy, các protein của sữa không béo còn tăng cường hệ miễn dịch và hệ tuần hoàn, giúp tổng hợp hormone cùng enzyme. Sữa không béo còn có thể coi như chất bổ sung năng lượng nếu chế độ ăn của bạn quá ít carbohydrate.
  2. Khoáng chất: Sữa không béo chứa nhiều canxi và photpho hơn sữa nguyên chất, 8 onces sữa không béo cung cấp đến 25%-30% nhu cầu hàng ngày về khoáng chất của bạn. Bên cạnh đó, sữa không béo cũng có tỷ lệ kali, kẽm và magie dồi dào hơn.
  3. Vitamin: Do sữa không béo phải trải qua giai đoạn tách chiết dễ làm mất một phần dinh dưỡng, vì thế chúng được tăng cường vitamin A và vitamin D từ bên ngoài. Vì thế, nó trở thành một nguồn cung cấp vitamin tuyệt vời. Không những thế, trong sữa không béo còn có rất nhiều riboflavin và vitamin B12 còn lượng thiamin, niacin, folate ít hơn sữa thông thường.

Bị thoát vị đĩa đệm nên uống sữa đậu nành không đường

Đây là một loại sữa hạt rất quen thuộc, đồng thời nó cũng là sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn bị dị ứng với sữa động vật, không dung nạp lactose hoặc không thích sữa.

Những bệnh nhân đang đối phó với căn bệnh này có thể sử dụng sữa đậu nành không đường bởi những lợi ích sức khỏe mà nó đem lại:

  1. Protein trong sữa đậu nành: Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết protein có ở sữa đậu nành giúp làm giảm mức độ LDL cholesterol trong máu của bạn. Không những vậy, loại protein thực vật trong đậu nành có chứa đến chín loại axit amin thiết yếu cho cơ thể. Một ly sữa đậu nguyên chất không có đường cung cấp đến 7 grams protein cho bạn.
  2. Riboflavin và vitamin B12: Sữa đậu nành giúp bạn tiêu thụ vitamin B-complex, đồng thời cung cấp dồi dào riboflavin, vitamin B2 cùng vitamin B12. đây đều là các chất làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu, giữ cho dây thần kinh khỏe mạnh. Một cốc sữa đậu nành không đường cung cấp cho bạn 3 microgam vitamin B12 và làm tăng riboflavin trong cơ thể thêm 0,5 miligam.

XEM THÊM Thoát vị đĩa đệm có di truyền không, có lây cho người khác không?

Thoát vị đĩa đệm có nên uống glucosamine không?

Đối với những người có các vấn đề về xương khớp, glucosamine đã trở thành một cái tên quen thuộc bởi nó có tác dụng hỗ trợ tái tạo và tăng tốc độ phục hồi của bệnh. Glucosamine vốn tồn tại tự nhiên trong dịch khớp và dịch nhân đĩa đệm của con người. Vì thế, những người bị thoát vị có thể sử dụng glucosamine như một thực phẩm chức năng cải thiện các triệu chứng.

Thực phẩm chức năng có chứa glucosamine hiện nay đa phần có chiết xuất từ vỏ cua, tôm và tôm hùm càng. Nó hỗ trợ bôi trơn khớp cũng như duy trì và sửa chữa mô sụn. Thông thường liều dùng của glucosamine là 1500 miligam mỗi ngày và hay được khuyên dùng để cải thiện cơn đau do bệnh gây ra.

Khi bạn sử dụng glucosamine như một sản phẩm hỗ trợ, đừng quên uống nó với thật nhiều nước. Bên cạnh lý do an toàn cho dạ dày, nước cũng là một trợ thủ đắc lực cho những người đang bị bệnh.

Mặt trong của đĩa chiếm 88% là nước, vì thế cung cấp đủ chất lỏng giúp nó không bị khô, dẹt hoặc nứt. Ngoài ra, nước cung cấp dinh dưỡng và loại bỏ chất thải từ sụn cũng như đĩa đệm cột sống.

Tuy rằng glucosamine mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời như vậy nhưng nó không phải là cách chữa thoát vị đĩa đệm dứt điểm căn bệnh này. Bạn cũng cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc và thận trọng nếu có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Glucosamine cũng không phù hợp với những người đang sử dụng các loại thuốc giảm đau không chứa steroid hoặc thuốc chống loãng máu.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc về chủ đề thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì, có nên uống glucosamine không. Sức khỏe xương khớp là cốt lõi của chất lượng cuộc sống, bạn hãy luôn dành cho bản thân sự quan tâm cần thiết nhất.

0983340246