Nội soi bàng quang có đau không? Quy trình thực hiện như nào

Nội soi bàng quang hiện đang là một trong những biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm mục đích chẩn đoán, chữa trị bệnh về đường tiết niệu phổ biến ngày nay. Phương pháp trên không chỉ hỗ trợ hiệu quả trong việc kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh mà còn phần nào giúp các bác sĩ đưa ra được hướng điều trị đúng đắn, kịp thời nhất. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, mời bạn đọc cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

Nội soi bàng quang được thực hiện khi nào?

Đây là một thủ thuật y tế giúp hỗ trợ các bác sĩ trong quá trình khảo sát, thăm khám đường tiết niệu dưới thông qua một thiết bị nội soi nhỏ, trong đó bao gồm cả phần bàng quang và niệu đạo. Biện pháp trên có sử dụng một ống kính nhỏ, luồn vào bên trong bàng quang thông qua vùng niệu đạo. Chính nhờ vậy mà các bác sĩ đã có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh trực tiếp từ ống hoặc một cách khác là nhìn qua hình ảnh được chiếu lên màn hình ti vi, máy tính phần mà mình soi được.

nội soi bàng quang

Có thể thấy, phần ống nội soi chỉ là một thao tác hỗ trợ giúp đưa các thiết bị có kích thước phù hợp từ môi trường bên ngoài vào trong bàng quang, chẳng hạn như soi các vết loét hoặc bấm tế bào niêm mạc đem sinh thiết. Phương pháp nội soi bàng quang đã được ứng dụng nhằm loại bỏ hoặc ngăn chặn các viên sỏi, các mô phát triển bất thường, giúp bệnh nhân có cơ hội điều trị bệnh mà không cần phải thực hiện các biện pháp phẫu thuật, mổ phức tạp hơn.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của một bệnh nhân khác nhau mà thời gian tiến hành thực hiện thủ thuật nội soi là không giống nhau. Trung bình thời lượng của một cuộc nội soi rơi vào khoảng từ 10 đến 15 phút cho một ca bệnh đơn giản, ở mức nhẹ. Nội soi bàng quang là biện pháp hiện đại, nói không với các loại thuốc gây mê, chỉ cần sử dụng gel hoặc thuốc tiêm gây tê tại chỗ. Bởi vậy mà chỉ từ 30 đến 60 phút sau quá trình nội soi là người bệnh đã có thể ra về.

Nội soi bàng quan được chỉ định khi nào?

Tuy rằng phương pháp nội soi bàng quang mang lại khá nhiều ưu điểm vượt trội, giúp ích rất nhiều cho người bệnh. Thế nhưng liệu có phải ai cũng có thể áp dụng được phương pháp trên? Câu trả lời là không, bởi nội soi tại bàng quang chỉ được dùng trong hai trường hợp sau:

Nội soi giúp chẩn đoán bệnh lý tại bàng quang và một số cơ quan lân cận

  • Tiểu tiện ra máu
  • Hội chứng rối loạn đường tiểu dưới
  • U ác tính
  • Hỗ trợ xác định chứng niệu quản bể thận ngược dòng
  • Giúp lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm
  • Một số chỉ định khác: Có thể kể đến như nội soi bàng quang nhằm phát hiện chấn thương, các tế bào lạ, dấu hiệu vô tinh tắc nghẽn, xuất tinh kèm máu, trào ngược bàng quang, nang niệu quản, nghi lao phần niệu sinh dục, hẹp niệu đạo, sỏi bàng quang, dị vật bàng quang,…

Nội soi giúp điều trị các bệnh lý tại bàng quang

  • Loại bỏ dị vật hoặc sỏi tại bàng quang
  • Cắt bro các khối u bàng quang hoặc polyp ở bàng quang
  • Nội soi giúp đặt ống thông tiểu
  • Nội soi giúp điều trị u xơ, viêm tuyến tiền liệt.

Các quy trình thực hiện nội soi bàng quang

Công tác chuẩn bị

Trước khi tiến hành thủ thuật nội soi, bệnh nhân cần thực hiện các yêu cầu sau:

  • Để nội soi được dễ dàng, bạn không được ăn uống từ đam hôm trước.
  • Trước khi nội soi, cần tiến hành lấy và xét nghiệm mẫu nước tiểu.
  • Đối với các quy trình chỉ thực hiện gây tê tại chỗ thì người bệnh không cần bắt buộc phải nhịn ăn.
  • Thuốc kháng sinh có thể được bác sĩ chỉ định cho một số trường hợp trước khi thực hiện nội soi.
  • Bệnh nhân cần thông báo cụ thể nếu hiện đang dùng các loại thuốc chống đông máu hoặc thuốc loãng máu như ibuprofen, aspirin, warfarin,…

nội soi bàng quang 2

Tiến hành nội soi

  • Sau khi hoàn thành thủ tục, mặc đồ phẫu thuật, bệnh nhân được cho nằm trên giường ở tư thế ngửa, niệu đạo và vùng xung quanh đã được rửa, vệ sinh sạch sẽ. Tiếp đó, lỗ niệu đạo sẽ được bôi một lớp gel nhằm giúp cho ống nội soi đi vào dễ hơn, hạn chế làm tổn thương tới đường tiết niệu, giảm tình trạng đau nhức cho bệnh nhân.
  • Bác sĩ từ từ đưa ống nội soi đi vào bên trong bàng quang qua thông qua đường niệu đạo. Nước sát khuẩn sẽ đồng thời được bơm vào qua đường phụ trong ống nội soi giúp làm đầy phần bàng quang, từ đó bác sĩ sẽ dễ dàng quan sát hơn.
  • Việc nội soi bàng quang nhằm thăm khám, kiểm tra bàng quang thường chỉ diễn ra trong khoảng từ 5-10 phút. Còn đối với các thủ thuật ngoại khoa khác như bấm mô sinh thiết tế bào thì có thể thời gian sẽ lâu hơn, tuỳ vào từng trường hợp.
  • Tiếp đó, ống nội soi sẽ được kéo ra từ từ. Mẫu bệnh phẩm sau giải phẫu sẽ được đem đi làm xét nghiệm, kết quả thường phải đợi từ 5-7 ngày.
  • Ngoài ra, việc dùng thuốc gây mê sẽ thường áp dụng đối với người bệnh nội soi bằng ống cứng. Bên cạnh đó, phương pháp gây tê vùng tuỷ sống cũng có thế được dùng.

Chăm sóc sau nội soi

Như đã biết thì sau khi thực hiện nội soi bàng quang, hầu hết người bệnh đều có thể hồi phục sau từ 4-10 tiếng và ra về ngay trong ngày. Tuy vậy, bạn vẫn cần chú ý những điều sau:

  • Bệnh nhân cần bổ sung nhiều nước để việc tiểu tiện được nhiều hơn.
  • Nên nghỉ ngơi thường xuyên, tránh hoạt động nặng, nhất là các đối tượng thực hiện nội soi kết hợp gây mê.
  • Tuyệt đối không làm các công việc phải ngồi nhiều, có độ rung mạnh như lái xe, lái máy móc,…
  • Không uống rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá. Điều này có thể khiến bạn đi đau nhiều hơn, dễ sinh ra tình trạng viêm đường tiết niệu.
  • Với các bệnh nhân nội soi bấm tế bào bàng quang sinh thiết, nên tránh các công việc quá nặng nhọc ít nhất khoảng 1-2 tuần sau, tùy vào thể trạng mỗi người để cơ thể được hồi phục.
  • Ngoài ra, còn phải kể đến vấn đề “chăn gối”, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian quan hệ tình dục hợp lý nhất.

Một số tác dụng phụ khi thực hiện nội soi bàng quang

Đối với các trường hợp nội soi bàng quang thông thường thì người bệnh không gặp bất cứ biến chứng hay vấn đề nào. Tuy nhiên, khoảng thời gian 24 giờ sau nội soi, bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng đi tiểu nhiều lần, nước tiểu chuyển sang màu hồng nhạt do bị chảy máu , cùng với đó là cảm giác hơi rát, nóng nhẹ lúc tiểu tiện.

Trong một vài trường hợp, bệnh nhân có thể gặp tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu một khoảng thời gian sau nội soi với triệu chứng đau buốt lúc đi tiểu và kèm theo sốt nhẹ. Rất ít bệnh nhân bị biến chứng sau nội soi gây thủng bàng quang, tổn thương bàng quang do các dụng cụ y tế trong quá trình nội soi tạo ra.

Sau khi thực hiện thủ thuật nội soi từ 2-4 ngày mà bệnh nhân vẫn còn các triệu chứng như đau vùng hông lưng, sốt do nhiễm trùng, đau buốt, chảy máu liên tục thì bạn cần lập tực đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và cấp cứu kịp thời.

Tóm lại, nội soi bàng quang là một thủ thuật hữu ích và được áp dụng khá nhiều trong việc chẩn đoán các bệnh lý đường tiết niệu. Bên cạnh đó, trong quá trình lựa chọn thực hiện điều trị bệnh bằng phương pháp này, người bệnh cần chú ý tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ nhằm bảo đảm độ chính xác của kết quả, hạn chế tình trạng chẩn đoán nhầm, giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

0983340246